Viêm da dị ứng tiếp xúc: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

viêm da dị ứng tiếp xúc vùng cổ

Viêm da dị ứng tiếp xúc là gì?

Định nghĩa

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng, viêm nhiễm do tiếp xúc với chất gây dị ứng và một số tác nhân nhất định ngoài môi trường. Khi đó, vùng da phản ứng với chất kích thích gây mẩn đỏ, ngứa ngáy và viêm nhiễm khó chịu.

viêm da dị ứng tiếp xúc

Dịch tễ học

Tỷ lệ mắc viêm da tiếp xúc kích ứng rất khó xác định do thiếu các số liệu chính xác về dịch tễ học của bệnh.

Viêm da tiếp xúc kích ứng thường có liên quan đến nghề nghiệp.

Viêm da tiếp xúc kích ứng do các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm cũng thường gặp, tuy nhiên, rất ít trong số những bệnh nhân bị các phản ứng kích ứng loại này đi khám vì họ có thể tự điều trị bằng cách không sử dụng các loại sản phẩm đó nữa.

Nguyên nhân

Nhìn chung viêm da tiếp xúc khởi phát do da tiếp xúc với một số tác nhân gây kích ứng/dị ứng, nhất là côn trùng, chất hóa học, kim loại…

Tùy theo từng loại viêm da tiếp xúc, tác nhân gây viêm có thể khác nhau. Cụ thể là:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Tác nhân chủ yếu là kim loại như vàng, đồng, niken; hóa chất như mỹ phẩm, nước rửa bát, nước tẩy rửa; đồ dùng như giày dép, vải len, quần áo; nọc độc côn trùng (kiến ba khoang, ong, muỗi) …
  • Viêm da dị ứng tiếp xúc kích ứng: Tác nhân gây viêm chủ yếu là dung môi, xà phòng có tính kiềm, dầu hỏa, kim loại dạng lỏng, cao su, hương liệu trong hóa mỹ phẩm…
  • Viêm da tiếp xúc do ánh sáng: Các tia có hại của ánh sáng mặt trời, ánh sáng…
  • Viêm da bội nhiễm: Vi khuẩn có hại.
các nguyên nhân gây viêm da dị ứng tiếp xúc

Yếu tố nguy cơ

Cơ địa: Cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng thường ảnh hưởng đến da. Đồng thời, khi cơ địa nhạy cảm, vi khuẩn, nấm tấn công sẽ khiến lớp da dễ bị tổn thương hơn.

Di truyền: Nếu cha mẹ mắc viêm da tiếp xúc, con sinh da có tỉ lệ mắc bệnh lên đến 70%.

Sức đề kháng kém: Đây là yếu tố khiến cơ thể không chống lại được những tác nhân gây viêm da.

Chế độ ăn uống sinh hoạt: Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng và viêm da như hải sản, chất kích thích, đậu phộng…

Triệu chứng lâm sàng

Ban đầu, da nổi các đốm hoặc dải phát ban ở vùng da tiếp xúc với tác nhân kích thích.

Các nốt ban có kích thước từ vài mm đến vài cm, hơi phù nề hơn so với vùng da xung quanh.

Bề mặt vùng phát ban nổi mụn nước, bọng nước có thể kèm theo mụn mủ nhỏ sau vài giờ phát ban.

Ngứa và nóng nhẹ.

Vùng da khô lại và phục hồi sau khoảng 3 – 5  ngày.

Trường hợp viêm nặng, vùng da bị tổn thương sẽ lan rộng, kèm bọng nước, bọng mủ, trợt loét da, dễ viêm nhiễm và hoại tử da.

viêm da dị ứng tiếp xúc vùng cổ

Biến chứng

Nhiễm trùng da: Thói quen gãi, chà xát hoặc vệ sinh vùng da bị viêm kém có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Nếu xử lý không tốt, vi khuẩn sẽ lan tỏa trong các mô mềm, xương, dây chằng , khớp và đi vào tuần hoàn máu rất nguy hiểm.

Viêm da thần kinh (bệnh liken giản đơn mãn tính) là hậu quả của việc gãi/cào trên vùng da bị viêm da tiếp xúc. Khi đó vùng da bị viêm sẽ bị sừng hóa, liken hóa, ngứa ngáy dữ dội và ảnh hưởng đến thẩm mĩ.

Sẹo vĩnh viễn: Viêm da tiếp xúc có thể gây tổn thương da sâu hơn so với viêm da dị ứng. Do vậy nếu gãi, cào và chà xát trên da liên tục, sẹo thâm sẽ hình thành và vĩnh viễn không biến mất.

Cận lâm sàng

Mô bệnh học: ở thể cấp tính có xốp bào rất mạnh, phù gian bào, thâm nhiễm các lympho bào và bạch cầu ái toan vào thượng bì, bạch cầu đơn nhân và mô bào ở trung bì. Ở thể mạn tính, cùng với xốp bào là hiện tượng tăng gai làm mào liên nhú kéo dài xuống. Các nhú bì nhô cao và mở rộng, có hiện tượng dày sừng và thâm nhiễm lympho bào.

Các test da: các thử nghiệm thường dùng để phát hiện tác nhân gây bệnh như test lẩy da, test áp.

Biện pháp phòng ngừa

  • Tránh tiếp xúc với hóa chất
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng, không khí khô, lạnh
  • Tránh những loại thực phẩm dễ dị ứng, kích ứng như: Hải sản: Tôm, cá biển, ghẹ, cua, hàu…Một số loại thịt giàu đạm: Thịt gà, thịt bò. Thực phẩm muối chua: Dưa cả, dưa cải, kim chi…

Trong quá trình điều trị cần:

  • Tránh xa tác nhân gây kích ứng, dị ứng nhằm ngăn ngừa nguy cơ viêm trầm trọng hơn trong quá trình điều trị. Nhiều trường hợp bệnh khỏi hoàn toàn sau khi cách li với dị nguyên sau vài ngày mà không cần điều trị.
  • Không gãi ngứa trên vùng da bị viêm.
  • Mặc quần áo rộng rãi với chát liệu thấm hút nhằm tránh cọ sát gây vỡ mụn nước.
  • Uống nhiều nước và bôi kem dưỡng ẩm để giúp da hồi phục tốt hơn.

Tây y điều trị bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc

Phân loại

Viêm da tiếp xúc ( VDTX) dựa vào cơ chế phản ứng viêm da do tương tác giữa da và tác nhân bên ngoài, chia làm 2 loại:

+ Không miễn dịch – viêm da tiếp xúc kích ứng: chiếm 80%, gây tổn thương hầu hết với những ai tiếp xúc với chất đó.

+ Miễn dịch – viêm da tiếp xúc dị ứng: chiếm 20%, do quá mẫn chậm với các chất khác nhau, chỉ xảy ra ở những người có tiếp xúc với dị nguyên đã mẫn cảm trước đó.

Điều trị

Các loại thuốc được chỉ định gồm thuốc bôi, thuốc uống nhằm giảm tổn thương, giải quyết triệu chứng và ngăn ngừa viêm nhiễm.

  • Hồ nước: Thành phần chính là kẽm Oxyd, Glycerin và bột Talc, có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm dịu da và bảo vệ vùng da tổn thương. Thuốc được sử dụng khi viêm da mới khởi phát nhằm giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
  • Dung dịch Jarish: Thành phần gồm nước cất, Acidum boricum và Glycerum. Thuốc có tác dụng làm dịu da, làm sạch, khử trùng nhẹ, giảm hiện tượng sưng đỏ và viêm do viêm da tiếp xúc
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Được chỉ định khi tổn thương trên da đã đóng vảy và khô. Thuốc có tác dụng giảm sưng, ngứa và chống dị ứng. Cần tránh dùng thuốc bôi chứa corticoid khi da còn chảy dịch, chưa se miệng, vì thuốc có thể khiến vùng da bị viêm chậm lành.
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Một số kháng sinh tại chỗ có thể được chỉ định, trong đó có Aicd fusidic nếu bệnh nhân bị bội nhiễm.
hồ nước chữa viêm da dị ứng
  • Thuốc uống kháng histamine: Là thuốc chữa viêm da dị ứng tiếp xúc, giúp làm giảm các triệu chứng cơ năng và tổn thương thực thể, giải mẩn cảm, chống dị ứng và giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm da.
  • Thuốc corticoid đường uống: Thuốc được chỉ định ngắn hạn cho những trường hợp viêm nặng nhằm giảm viêm và chống dị ứng.
  • Thuốc kháng sinh đường uống: Nếu viêm da xảy ra trên diện rộng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng sâu, người bệnh cần sử dụng kháng sinh đường uống để phòng ngừa và tiêu diệt vi khuẩn.
thuốc kháng sinh trị viêm da dị ứng tiếp xúc

Đông y điều trị bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một loại bệnh dị ứng ngoài da khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên bên ngoài thì trên da xuất hiện những đám sẩn ngứa đỏ rất khó chịu, thường thì ở chân, tay, mặt, có khi ở cả thân mình. Đông y gọi là Ẩn chẩn, Phong chẩn gây ngứa ngáy khó chịu và có nguy cơ nhiễm khuẩn bội nhiễm.

Theo Đông y nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là do cảm thụ phong hàn hoặc phong nhiệt bên ngoài kết hợp với huyết nhiệt (bên trong) và một số thức ăn không thích hợp với cơ thể như tôm, cá…

Pháp: Sơ phong, hoạt huyết, thanh nhiệt lương huyết

Phương thuốc:

Đương quy        20g                            Xuyên khung         15g

Bạch thược        10g                            A giao                    10g

Bạch truật          15g                            Liên nhục               10g

Cà gai leo           10g                           Diệp hạ châu            5g

Kim ngân hoa     10g                           Liên kiều                 10g

Ké đầu ngựa        10g                          Phòng phong            10g

Hà thủ ô               15g                          Kê huyết đằng          15g

Sa nhân                 4g                           Đại táo                   3 quả

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

  • Châm cứu : Tác dụng hoạt huyết, trừ phong, giảm mẩn ngứa. Châm Khúc trì, Huyết hải, Tam âm giao, Túc tam lý. Kích thích vừa mạnh, vê kim liên tục 1-3 phút.
  • Cấy chỉ : Cấy chỉ các huyệt : Khúc trì, Ngoại quan, Huyết hải, Tam âm giao, Túc tam lý. Cấy chỉ có tác dụng tương tự như châm cứu và kéo dài hơn.
  • Một số vị thuốc nam:

+ Trầu không: vốn là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Lá trầu không có tính ấm, chứa nhiều dưỡng chất giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn và giảm ngứa hiệu quả.

 Lá trầu không rửa sạch, ngâm nước muối loãng trong khoảng 20 phút. Sau đó, giã nát rồi đổ thêm nước và chắt lấy nước cốt. Rửa sạch vùng da bị ngứa đỏ, thoa nước cốt lá trầu không lên da, để yên trong 10 phút. Lau hoặc rửa sạch lại da bằng nước ấm. 

lá trầu không

+ Chè xanh là thảo dược thải độc, kháng viêm, trị dị ứng ngoài da rất tốt. Khi điều trị bệnh viêm da dị ứng, người bệnh có thể áp dụng cách đun nước với lá chè để tắm rửa mỗi ngày.

+ Lá khế: có nhiều hoạt chất có lợi, có tác dụng thanh nhiệt, tăng khả năng đào thải độc tố của cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn và kháng viêm hiệu quả… được dùng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh ngoài da, mề đay, mẩn ngứa.

Lá khế tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Cho vào nồi đun với khoảng 2 lít nước sạch, đun nhỏ lửa đến khi sôi. Đổ nước ra để nguội bớt rồi ngâm rửa hoặc lấy bông gòn thấm nước lau lên vùng da bị viêm.

lá kế lá chè xanh trị viêm da dị ứng tiếp xúc