Nội dung bài viết
Nguồn gốc bài thuốc Vi kinh thang :
Tác giả: Tôn Tư Mạc đời Đường (Trung Quốc)
Xuất xứ: Thiên kìm phương
Bài thuốc Vi kinh thang nguyên bản:
Thành phần:
Vi kinh (lô căn) …………………………..40g,
Qua biện (Đông qua nhân) ………………12g,
Đào nhân …………………………………12g,
Ý dĩ nhân …………………………………20g.
Cách dùng: sắc uống.

Công dụng:
Thanh Phế, hoá đờm, trục ứ, bài nùng.
Chủ trị:
Trị Phê ung (ho ra mồ thôi, đờm lẫn máu, mùi tanh, ngực đau âm ỉ đau tăng lúc ho, miệng họng khô táo, lưổi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt).
Phân tích bài thuốc Vi kinh thang:
Vi kinh (Lô căn) thanh Phế, tả nhiệt, là chủ dược;
Đông qua nhân trừ đờm, bài nùng;
Ý dĩ thanh nhiệt, lợi thấp;
Đào nhân hoạt huyết, hoá ứ.
Bài này có tác dụng thanh nhiệt, hoá đờm, trục ứ, bài nùng.
Tuy các vị thuốc có tính bình và nhạt, nhưng đối với Phế ung (áp xe phổi) có tác dụng tiêu tán.

Gia giảm Vi kinh thang:
- Nếu đã có mủ, thêm Cát cánh, Cam thảo, Xuyên bối mẫu để tăng tác dụng hoá đờm, bài nùng.
- Bệnh sởi đã mọc kèm sốt, ho đờm nhiều, có thể dùng bài này, thêm Ty qua lạc, Qua lâu bì, Tỳ bà diệp để thanh Phế nhiệt, hoá đờm.
- Đối với bệnh viêm phổi, ho suyễn, có thể kết hợp với bài ‘Ma hạnh thạch cam thang’, ‘Tả bạch tán’ hoặc ‘Bạch hổ thang’ để dùng tuỳ theo chứng bệnh.
- Dùng bài Vi kinh thang này, thêm Xuyên bối mẫu, Quất hồng, Tỳ bà diệp, Cam thảo trị ho gà.
- Nếu ho ra máu, chảy máu cam, thêm Mao căn, Ngẫu tiết;
- Nôn mửa, thêm Trúc nhự, Giả thạch.
- Đờm nhiều, thêm La bặc tử.
Ứng dụng Vi kinh thang trong thực tế:
Tác dụng trong lâm sàng:
Bài này thường dùng trị Phế ung, kết hợp với Bồ cồng anh, Kim ngân hoa, Liên kiều, Ngư tinh thảo, để thanh nhiệt giải độc.
Tài liệu tham khảo Vi kinh thang:
Vương Sĩ Hùng nói: Trong ‘Trâu Thị tục sớ’ có ghi: ‘Vi kinh hình dạng giống như Phế quản, ngọt mát, thanh Phế, lại là loại có đốt, sống trong nước, hay thông tân dịch, vì tân dịch bị ngăn cách sinh bệnh, còn hay làm cho thông hành. Ý đĩ mầu trắng, vị nhạt, khí mát, tính giáng, bẩm thụ toàn thể khí mùa thu, dưỡng Phế trong lặng. Nếu thấp nhiệt xâm nhập vào Phế, không dùng nó không được. Quy biện tức Đông qua (hạt bí đao), ở trong ruột bí, ruột dễ thối rữa mà hạt không việc gì thì trong hư bại vẫn giữ trọn vẹn sinh khí, tức là trong khí huyết ngưng bại giữ toàn sinh khí cho người, cho nên sở trường trị các chứng ung thư (mụn nhọt) kết tụ trong bụng mà tẩy máu mủ trọc đởm. Đào nhân vào phần huyết mà thông khí, hợp lại thành bài, không những là bài thuốc trị Phế ung hay, mà còn trị được chứng Phế tý nguy hiểm nữa (Ôn nhiệt kinh vĩ)

Ngoài tác dụng trên bài thuốc Vi kinh thang còn tác dụng gây mửa. Nếu bịnh ở vùng ngực trở lên, nhân thế của nó mà cho mửa để trừ bịnh tật. Trong bài không có vị thuốc nào gây mửa, do đó không thể dùng gây mửa. Nguyên nhân sự ngộ nhận lầm thuốc gây mửa vì bài thuốc có ghi chú: ‘Một thăng, một giáng, thổ ra máu mủ’. Sách ‘Kim quỹ yếu lược’ viết: ‘Sau khi uống lại thổ ra như mủ’. Đương nhiên bịnh nhọt phổi có chứng mửa ra máu mủ. Do bài thuốc tác dụng khử ứ, trừ đờm, thanh nhiệt, tiêu mủ, nên sau khi uống, ho nhổ ra đởm mủ máu nhiều hơn, đó là hiện tượng khỏi bệnh, không phải bài thuốc tác dụng gây mửa…
Bài thuốc nguyên dùng thân cây lau non và màu xanh là tốt. Mấy năm gần đây dùng rễ thay thân lau hiệu quả như nhau.
Trong bài dùng Qua biện, sách ‘Thánh huệ phương’ và Trương Thị y thông’,., đều cho là Tây qua tử. Sách ‘Cổ phương tuyển chứ’ cho là Ty qua tử, sách ‘ôn bịnh điều biện’ ghi là Đông qua tử. Cam qua tử, Ty qua tử, Đông qua tử công dụng như nhau, có thể châm chước sử dụng. Do Đông qua tử dược liệu phong phú, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, lợi thấp, trừ mủ hiệu quả, vì vậy hiện nay thường dùng Đông qua tử (Trung y vấn đối).
Lưu ý khi sử dụng Vi kinh thang:
Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng
Bối mẫu phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý
Qua lâu phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử, Ô uế, Thiên hùng, khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý
Vị thuốc ý dĩ kỵ thai khi dùng cần chú ý
Vị thuốc Đào nhân hoạt huyết kỵ thai, có thai dùng thận trọng
Mao căn là Vị thuốc lợi tiểu mạnh nên kỵ thai, có thai dùng thận trọng
Đang tiếp tục cập nhật

Tham khảo mua bán bài thuốc Vi kinh thang:
(Chương trình dành riêng cho đồng nghiệp giúp mua được bài thuốc đủ vị và chất lượng tốt)
Bài thuốc Vi kinh thang gồm các vị thuốc là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn, và được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng theo chuẩn Dược điển Việt Nam.
Giá bán Bài thuốc Vi kinh thang (Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam) tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang:gọi 0344.198.966 để báo giá.
Tùy theo thời điểm, giá bán có thể thay đổi.
Cách thức mua:
Trước khi mua khách hàng nhất thiết phải có sự tư vấn của của các bác sỹ hoặc lương y, hoặc gọi 0344.198.966 để được chúng tôi khám bệnh trước khi dùng thuốc.
Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, Chúng tôi có thể bào chế bài thuốc này thành thuốc sắc sẵn vô trùng, thuốc hoàn tán, thuốc cô đặc…