Trầu không

vị thuốc trầu không

Tên gọi

  • Tên khác: Trầu cay, lá trầu, trầu
  • Tên khoa học: Piper betle
  • Họ: thuộc họ Hồ tiêu (danh pháp khoa học: Piperaceae)

Cây thuốc Trầu không

Mô tả cây thuốc

Trầu không

Trầu không là một dây leo bám. Cành hình trụ, nhẵn, có khía dọc, bén rễ ở các mấu. Lá mọc so le, hình tim tròn, dài 1,5 – 3,5cm, phiến lá dài 10 – 13cm, rộng 4,5 – 9cm, khi soi lên thấy rất nhiều điểm chứa tinh dầu rất nhỏ. gốc đôi khi hơi lệch, đầu nhọn, hai mặt nhẵn. Mặt trên của lá màu sẫm bóng, gân nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá có bẹ kéo dài. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông ngắn, lá bắc tròn hoặc hình trái xoan. Quả mọng, tròn và có lông ở đỉnh. Toàn cây có tinh dầu thơm, cay. Mùa hoa quả vào tháng 5–8.

Đây là loài cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Do có đặc điểm của loại cây leo bám nên trồng trầu không phải có giá thể (thân cây gỗ, cây cau hay tường nhà) hoặc có giàn đỡ.

Phân bố

Có nguồn gốc từ Malaysia. Ban đầu được sử dụng để nhai sống nhằm giúp diệt khuẩn và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Hiện nay, cây trầu không đã được di thực vào Việt Nam và được sử dụng rộng rãi.

Bộ phận dùng

Thân, lá, quả trầu không được dùng làm dược liệu.

Thu hái, sơ chế

Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô, có khi tán bột, dùng dần.

Bảo quản

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

lá trầu không

Lá chứa 85% nước, 3,5% protein, khoáng chất, chất béo, chất xơ, tinh dầu, tanin và alkaloids. Bên cạnh cũng chứa một loạt vitamin A, vitamin B1, vitamin B2; các khoáng chất canxi, sắt, I ốt, phospho, kali. Hương thơm trong lá là do phenol và terpene. Hàm lượng phenol có khác nhau ở 2 loại của trầu không. Cây “đực” chứa hàm lượng phenol gấp 3 lần, thiocyanate gấp 2 lần so với cây “cái”. Hàm lượng tannin ở thân cây cao nhất. Trong lá chứa rất nhiều loại terpenoids. Lá non chứa lượng lớn enzyme diastase hơn lá già.

Tác dụng dược lý

vị thuốc trầu không
  • Tác dụng kháng khuẩn và diệt virus tốt: Lá trầu có phổ kháng khuẩn khá rộng. Trầu không có khả năng kháng lại Streptococcus pyrogen, Staphylococcus aureus, Proteus Vulgaris, E.coli, Pseudomonas aeruginosa. Hơn nữa, chiết xuất lá có tác dụng diệt khuẩn vi khuẩn đường niệu gây bệnh đường ruột như Enterocococcus faecalis, C.koseri, C.fruendi, Klebsiella pnemoniae
  • Chiết xuất từ lá trầu có khả năng tiêu diệt khối u trong thực nghiệm trên động vật.
  • Tác dụng kháng sinh mạnh đối với trực trùng coli, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và vi khuẩn subtillis.
  • Thành phần Chavicol (một dạng phenol) có tác dụng khử trùng tốt.
  • Hoạt động điều hòa miễn dịch: Nhiều rối loạn ngày nay dựa trên sự mất cân bằng của các quá trình miễn dịch. Chiết xuất trầu không có sự tăng sinh tế bào lympho, thụ thể interferon-C và sản xuất oxit nitric. Việc giảm hiệu giá kháng thể và tăng ức chế viêm cho thấy tác dụng ức chế miễn dịch.

Trầu không chữa bệnh

Tính vị, quy kinh

Tính vị: Vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc

Quy kinh: quy vào các kinh Tỳ, Vị, Phế.

Tác dụng

Khu phong tán hàn, chống ngứa, hành khí, hóa đàm, tiêu thũng, chỉ thống.

Chủ trị

Trầu không được xem như là thuốc làm săn da, làm chất kích thích, làm chất lợi nước bọt và xem như có tác dụng dự phòng chống bệnh lỵ và sốt rét. Trầu không được dùng để phòng các bệnh về phổi, đau đầu, suy nhược thần kinh, viêm nhiễm, chữa đau nhức lưng, giảm mẩn ngứa do côn trùng cắn, chàm,…

Cách dùng – liều lượng

Có thể dùng lá trầu không nhai sống, dùng ngoài hoặc sắc uống. Không có quy định về liều lượng khuyến cáo. Khi sử dụng, cần liên hệ với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Bài thuốc

  • Chữa bệnh đái rắt

Uống hỗn hợp nước cốt trầu không pha chung với sữa loãng, 1 chút đường sẽ giúp chấm dứt được tình trạng đái giắt.

  • Chữa đau đầu

Sử dụng 1 nắm lá trầu không tươi đem rửa sạch, giã nát và xoa vào thái dương hoặc đỉnh đầu sẽ làm giảm tình trạng nhức đầu.

  • Chữa suy nhược thần kinh

Chuẩn bị 1 vài lá trầu và mật ong. Dùng lá trầu rửa sạch, giã và vắt lấy nước cốt. Pha thêm 1 thìa mật ong, chia thành 2 lần dùng và uống hết trong ngày.

  • Chữa đau họng
Trầu không có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn…

Lấy lá trầu không và ít hoa quả xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu, nếu uống được thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho.

  • Làm lành vết thương

Khi bị thương, vắt nước cốt trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại. Vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.

  • Chữa các bệnh về phổi

Sử dụng lá trầu không và dầu mù tạt. Đem lá trầu không tẩm dầu mù tạt, hơ ấm và đặt lên ngực.

  • Chữa ho suyễn

Lấy 4-8g  lá trầu không đem ép lấy nước uống đều đặn.

  • Chữa tắc tia sữa

Khi đang cho con bú bị tắc tuyến sữa, hãy lấy lá trầu không tẩm một chút dầu gió sẽ kích thích sữa chảy nhanh và tuần hoàn dòng sữa tốt.

Lưu ý: Không nên áp dụng quá nhiều lần vì có thể gây viêm lợi và khó tiêu ở trẻ bú mẹ.

  • Chữa rát họng

Sử dụng lá bạc hà, húng quế, lá trầu không, mật ong và gừng. Đem các thảo dược rửa sạch và ép lấy nước. Sau đó trộn đều với mật ong và ngậm.

  • Chữa nám da mặt

Dùng 8 – 10 lá trầu không và 300ml nước. Đem trầu không đun sôi với nước và xông mặt mỗi ngày.

Nơi mua bán vị thuốc TRẦU KHÔNG đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc TRẦU KHÔNG ở đâu?

TRẦU KHÔNG là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang  không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Các vị thuốc được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.

Giá bán các vị thuốc tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang : Gọi 0344198966 để biết chi tiết

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội