Toàn yết

bò cạp

Tên gọi

  • Tên khác: Toàn trung, Yết vĩ, Yết tử. Sái, Sái vĩ trùng, Đổ bá, Chủ bộ trùng, Tòan trùng, Phục bối trùng.
  • Tên khoa học: Buthus martensii Karsch
  • Họ: Họ Bò Cạp (danh pháp khoa học: Seorpionidae)
bọ cạp

Con bọ cạp

Mô tả

Bọ cạp hay bò cạp là giống động vật không xương sống, tám chân thuộc lớp Arachnida (động vật hình nhện). Bọ cạp được đặc trưng bởi một chiếc đuôi có móc độc. Chúng là biểu tượng văn hóa với hình tượng cung bọ cạp (hổ cáp) trong 12 cung hoàng đạo của phương Tây.

toàn yết

Phân bố

Ở nước ta có nhiều loại Bọ cạp nhưng ít ai khai thác nên vẫn phải nhập Bọ cạp của nước ngoài.

Thu bắt, sơ chế

Toàn yết được bắt vào cuối mùa xuân đến đầu mùa thu. Loại bỏ đất cát, luộc trong nước hoặc nước muối đến cứng. Lấy ra, đặt vào chỗ thoáng gió và làm khô âm can.

Bộ phận dùng

Cả con hoặc đuôi riêng, nguyên con khô, không nát, còn cả đuôi là tốt

Vị thuốc Toàn yết

Mô tả vị thuốc

Phần đầu ngực và phần bụng trước dẹt. hình trứng dài. Phần bụng sau có hình giống cái đuôi, teo lại và uốn cong. Cơ thể mẫu nguyên vẹn có chiều dài khoảng 6 cm. Phần đầu ngực có màu nâu hơi xanh lọc, phần trước phát triển nhô ra 1 đôi chân kim nhỏ, ngắn và 1 đôi chân xúc giác dạng càng cua lớn dài, rộng, phần lưng được che phủ bởi mai giống hình chiếc thang, phần bụng có 4 đôi chân đi mỗi chân có 7 đốt kèm 2 vuốt ở phần cuối. Phần bụng trước bao gồm 7 đốt. Đốt thứ 7 thẫm màu với 5 rãnh xương sống gồ lên ở trên đốt lưng. Mặt lưng có màu nâu hơi xanh lọc. Phần bụng sau có màu vàng hơi nâu, có 6 đốt, với các nếp nhăn dọc trên các đốt. Đuôi mang một ngòi chấm dạng vuốt sắc và không có cựa gai ở dưới ngòi chấm. Mùi hơi hắc, có vị mặn.

toàn yết

Bào chế

  • Theo Trung Y

Cách chế Toàn yết nhạt: đem bò cạp sống nhúng vào trong nồi nước sôi, vớt ra phơi khô…

Cách chế biến Toàn yết mặn: đem toàn yết tươi cho vào trong nước muối ngâm 6 – 8 giờ, sau lại nấu với nước muối, phơi âm Cancho khô (thường dùng).

  • Theo kinh nghiệm Việt Nam: Mua về (đã muối) bỏ đầu, phân.

Toàn yết chế bạc hà

Bảo quản

Mùa hạ dễ chảy nước, mục nát, biến chất, sinh sâu bọ vì vậy nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

  • Chứa albumin, chất béo và các chất khác chưa nghiên cứu.
  • Chứa Katsutoxin (cũng như buthotoxin), trimethylamin, taurocholic acid, betain, palmitic acid, strearic acid, cholesterol, lecithinum và các muối ammonium khác.

Tác dụng dược lý

  • Thuốc có tác dụng chống co giật yếu hơn Ngô công (Trung Dược Học).
  • Toàn yết có tác dụng hạ áp lâu dài. Nhiều tác giả cho rằng chế phẩm Toàn yết ảnh hưởng đến chức năng vận mạch của trung khu thần kinh, làm dãn mạch, trực tiếp ức chế hoạt động của tim và làm giảm tác dụng tăng áp của Adrenalin (Trung Dược Học).
  • Tác dụng kháng khuẩn: Ngô công có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với trực khuẩn lao và nấm ngoài da (Trung Dược Học).
  • Trong Bọ cạp có chất độc gọi là Katsufoxin là một chất protid có Carbon, Hydro, Oxy, Nitơ và Sulfur (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
  • Độc tính: LD50 trên súc vật thí nghiệm là 0,07-0,7mg/kg tuỳ thuộc loại súc vật thí nghiệm. Ở thỏ thí nghiệm, thuốc gây co cứng chi và liệt hô hấp (Trung Dược Học).
bò cạp

Toàn yết chữa bệnh

Tính vị, quy kinh

Tính vị: Vị mặn, hơi cay, tính bình, có độc

Quy kinh: Can.

Tác dụng

Trừ kinh phong, giải độc, tán kết.

Chủ trị

Trị trẻ em kinh phong, co giật, uốn ván, đau nhức cơ khớp, đau đầu hay đau nửa đầu, liệt mặt, tràng nhạc.

Cách dùng – liều lượng

Dùng 3 – 6 g/ngày, phối hợp trong các bài thuốc.

Nếu tán bột: Ngày dùng 0,5 – 1 g.

Kiêng kị và lưu ý

  • Kỵ nước lạnh (Bảo Khánh Bản Thảo Sở Tham).
  • Giống như trúng phong hoặc trẻ nhỏ bị mạn tỳ phong thuộc hư chứng: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
  • Không thể uống lâu vì vị cay làm cho khí bị tán đi (Bản thảo Tân Biên).
  • Chứng đới hạ mà không có phong không có nhiệt: không dùng Bản Thảo Cầu Chân).
  • Huyết hư sinh phong, phụ nữ có thai: không dùng (Trung Hoa Bản Thảo).
  • Các chứng như miệng khô khát nước và đàn bà có thai thì cấm dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Ngộ độc toàn yết và cách xử trí

  • Nhiễm độc của Bọ cạp như Rắn chủ yếu là nhiễm độc thần kinh, nhưng lượng sulfur ít nên thời gian ngắn. Triệu chứng váng đầu, hồi hộp, huyết áp tăng, có thể chảy máu, nặng hơn, huyết áp hạ đột ngột, khó thở , hôn mê, tử vong do liệt hô hấp.
  • Cấp cứu ngộ độc Toàn yết

+Huyền minh phấn 20g uống, tăng bài tiết chất độc.

+Kim ngân hoa 30g, Bán biên liên 10g, Thổ phục linh 15g, Đậu xanh 15g, Cam thảo 10g, sắc chia làm 2 lần uống.

+Atropin 0,5mg tiêm dưới da.

+Lactate calcium 0,3 – 0,6g, ngày 3 lần uống.

+Truyền dịch, điều trị triệu chứng.

Bài thuốc

vị thuốc toàn yết
  • Trị chứng trúng phong bán thân bất tọai, kinh phong co giật ở trẻ em

Bài thuốc 1: Toàn yết (bỏ đầu chân) 3g, Địa long (rửa sạch sao vàng) 3g, Cam thảo 2g, tất cả tán bột mịn trộn đều, chia 5 – 6 lần uống trong ngày với nước nóng.

Bài thuốc 2: Toàn yết 3g, Ngô công 4,5g, Câu đằng 12g, Cương tàm 6g, Chu sa 3g, Xạ hương 10mg tán bột trộn đều. Uống 3g/lần x 2 – 3 lần mỗi ngày.

Bài thuốc 3: Toàn yết 1 con (có thể dùng đến 3 con), Cương tàm 10g, Địa long 6g sắc uống. Trị kinh phong trẻ em.

Bài thuốc 4: Tiêm chính tán (Dương thịnh gia tàng phương): Toàn yết 3g, Bạch phụ tử 10g, Bạch cương tàm 10g, tán bột mịn, uống 3g mỗi lần, ngày uống 2 – 3 lần với rượu. Trị trúng phong liệt thần kinh mặt.

  • Trị viêm khớp mạn tính.

Bài thuốc 1: Toàn yết 3g, Xạ hương 60mg, tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 1,5g với rượu ấm. Có thể dùng độc vị Toàn yết mỗi lần 1 – 1,5g với rượu.

Bài thuốc 2: Toàn yết Nhũ hương tán: Chế Xuyên ô đầu 10g, Toàn yết 3g, Xuyên sơn giáp 6g, Nhũ hương 5g, Thương truật 10g, làm thuốc tán. Uống 6g/lần. Có thể dùng thuốc thang hoặc thuốc đắp ngoài.

  • Trị ung nhọt, bệnh phong:

Bài thuốc 1: Toàn yết tiêu phong tán: Toàn yết 3g, Bạch chỉ, Đẳng sâm đều 10g, tán bột mịn, mỗi lần uống 6- 10g, ngày 2 – 3 lần. Trị bệnh phong.

Bài thuốc 2: Toàn yết 3 phần, Chi tử 7 phần, cho vào dầu mè đun sôi cho sáp ong nấu thành cao đắp lên mụn nhọt độc sưng tấy hoặc lở loét.

  • Trị bệnh lệ đạo

Toàn yết nước khô tán bột, uống mỗi ngày 1 – 2 lần, 6 – 9g/lần. Trị 19 ca bệnh lệ đạo cấp mạn. Kết quả tốt (Báo Trung cấp y 1987,7:50).

Nơi mua bán vị thuốc TOÀN YẾT đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc TOÀN YẾT ở đâu?

TOÀN YẾT là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang  không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc TOÀN YẾT được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.

Giá bán vị thuốc TOÀN YẾT tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang : Gọi 0344198966 để biết chi tiết

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội