Tổ đỉa: nguyên nhân và cách phòng ngừa

bệnh tổ đỉa

Đại cương về bệnh tổ đỉa

Định nghĩa

Bệnh tổ đỉa, hay chàm tổ đỉa, là một bệnh da liễu với biểu hiện đặc trưng là nổi mụn nước trên lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay. Mụn rộp thường rất ngứa và mọng nước. Các mụn nước này thường tồn tại trong khoảng 3 tuần và đa số trường hợp là do dị ứng theo mùa hoặc căng thẳng.

Dịch tễ học

Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 đến 40

Nam nữ có tỷ lệ bằng nhau

Nguyên nhân

Yếu tố di truyền: Thống kê cho thấy có tới 50% các trường hợp mắc bệnh tổ đỉa là do di truyền. Theo đó, nếu gia đình một người có người mắc tổ đỉa hoặc các bệnh da liễu, tỷ lệ mắc bệnh của người đó cũng cao hơn những người khác.

Dị ứng hóa chất sinh hoạt: Người bị dị ứng với các chất như phấn hoa, mỹ phẩm, hóa chất, bụi bẩn,… khi tiếp xúc với các yếu tố này cũng có thể bị kích ứng da, dẫn tới bệnh.

Do nhiễm khuẩn: Những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn vi khuẩn như đất, nước bẩn sẽ có nguy cơ khiến da bị viêm nhiễm, tổn thương, từ đó dẫn tới bệnh.

Do cơ địa: Tổ đỉa có thể là biến chứng các bệnh như hen suyễn, viêm thận, viêm gan,… Ngoài ra, sức đề kháng yếu, ăn uống, sinh hoạt không điều độ cũng có thể tạo điều kiện hình thành bệnh.

Rối loạn thần kinh giao cảm: Một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh tổ đỉa là do quá trình tăng tiết mồ hôi tay chân. Tình trạng này xuất hiện do do rối loạn thần kinh giao cảm. Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây bệnh.

Tác dụng phụ của thuốc: Việc lạm dụng các loại thuốc điều trị có thể khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, từ đó khiến dị nguyên dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, nguyên nhân gây tổ đỉa có thể xuất hiện do căng thẳng kéo dài, phơi nhiễm với một số hóa chất, hoặc vệ sinh tay chân không đúng cách.

Yếu tố nguy cơ

Yếu tố nguy cơ bệnh tổ đỉa bao gồm:

  • Căng thẳng:  Bệnh xuất hiện nhiều hơn nếu bạn bị căng thẳng thể chất và tinh thần.
  • Tiếp xúc với kim loại: Chúng bao gồm coban và niken, thường là trong môi trường công nghiệp.
  • Da nhạy cảm: Những người bị phát ban sau khi tiếp xúc với một số chất kích thích có nhiều khả năng bị tổ đỉa.
  • Chàm cơ địa: Một số người bị chàm cơ địa có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.

Triệu chứng lâm sàng  

Vị trí: 2 lòng bàn tay, lòng bàn chân (đầu ngón, mặt dưới, mặt dưới ngón, ria ngón, vòm lòng bàn tay, ô mô cái, ô mô út, vòm lòng bàn chân).

Tổn thương cơ bản:

+ Mụn nước sâu, chìm dưới da, như khảm vào da, kích thước 1 – 2 mm, không tự vỡ.

+ Mụn nước phân bố rải rác hay thành đám cụm.

Triệu chứng cơ năng:

+ Ngứa nhiều

+ Hay tái phát, thường tái phát vào mùa hè.

+ Do ngứa chọc gãi làm xuất hiện mụn mủ, vết chợt, bàn tay chân có khó sưng tấy nhiễm khuẩn thứ phát, hạch nách, bẹn sưng (tổ đỉa nhiễm khuẩn).

Biến chứng

Như đã nói, bệnh tổ đỉa không quá nguy hiểm, tuy nhiên, bệnh thường có xu hướng tái phát liên tục, gây ngứa ngáy, khó chịu. Điều này gây tác động tiêu cực tới chất lượng giấc ngủ cũng như hoạt động hằng ngày của người bệnh. Trong một số trường hợp, nếu người bệnh thường xuyên cào, gãi lên da và chăm sóc da không đúng cách, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng: Dù nằm sâu trong lớp biểu bì và rất khó vỡ nhưng việc cào mạnh và chà sát lên da có thể khiến các mụn tổ đỉa vỡ gây chảy dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nhiễm trùng gây ra các mụn sưng đau, khiến người bệnh nóng rát, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nặng.
  • Biến dạng móng: Mụn nước ở ngón chân, ngón tay có thể khiến móng bị biến dạng, nứt nẻ.
  • Gây tâm lý tự ti: Do các mụn nước gây mất thẩm mỹ, tổ đỉa bệnh học có thể khiến người bệnh tự ti gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giao tiếp hằng ngày

Biện pháp phòng ngừa

Tăng cường sức đề kháng của cơ thể với mầm bệnh bằng việc bổ sung vitamin C, vitamin nhóm B.

Nên hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố có khả năng gây nên bệnh.

Nếu trước đó đã có tiền sử dị ứng thì cần phải tránh những tác nhân gây dị ứng.

Khi nhận thấy có những biểu hiện của bệnh tổ đỉa xuất hiện trên cơ thể cần phải đến gặp ngay bác sĩ.

Tay chân bị nhiễm bẩn do bụi bẩn, nguồn nước bẩn.

Tây y điều trị bệnh Tổ đỉa

1. Tại chỗ: dập tắt mụn nước và chống bội nhiễm

– Mụn nước đơn thuần bôi đắp gạc dung dịch sát khuẩn  như  dung dịch bạc nitrat 0,5%, nếu có bội nhiễm có mụn mủ dùng thuốc màu như dung dịch tím methyl 1%, d d  Milian .

– Khi giảm mụn nước bôi kem, mỡ corticoid như mỡ Flucinar, kem tempovate, kem dermovate, mỡ corticoid + kháng sinh.

– Nếu là loại tổ đỉa căn nguyên do nấm thì dùng thuốc bôi và uống chống nấm

2. Toàn thân

– Chống ngứa, giải cảm, kháng Histamine tổng hợp.Nếu cần cho một đợt corticoid uống từ 5-10 ngày.

– Kháng sinh nếu có bội nhiễm

– Nếu do nấm dùng Griseofulvin 0,25  4viên ngàyx 30 ngày.

Đông y điều trị bệnh Tổ đỉa

Hiện nay có rất nhiều cách chữa tổ đỉa, nhưng các phương pháp dân gian vẫn được khá nhiều người ưu tiên, áp dụng. Việc dùng các mẹo chữa bệnh tổ đỉa tại nhà mang lại nhiều ưu điểm như:

+ Nguyên liệu dễ tìm, an toàn và ít gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe, ít tốn kém chi phí.

+ Phương pháp thực hiện đơn giản và phù hợp với nhiều đối tượng

+ Hiệu quả tốt với giai đoạn sớm của bệnh, giúp cải thiện triệu chứng ngứa rát bên ngoài hiệu quả

Chính vì vậy, các phương pháp chữa tổ đỉa bằng dân gian được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi.

9 cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà an toàn, hiệu quả

Dưới đây là một số mẹo chữa bệnh tổ đỉa tại nhà từ các nguyên liệu thiên nhiên đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

Chữa chàm tổ đỉa bằng lá trầu không

Trầu không là vị thuốc nam quý có vị cay, tính ấm, thường được biết đến với tác dụng diệt khuẩn. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng tinh dầu cao trong lá trầu không cho tác dụng ức chế mạnh với tụ cầu, trực trùng coli, song cầu khuẩn và vi khuẩn subtilis.

Bên cạnh đó, trầu không còn có tác dụng chống ngứa, giảm đau, chỉ thống, khu phong, tán hàn, hành khí… Thực hiện các mẹo chữa tổ đỉa bằng lá trầu không sẽ giúp thúc đẩy tốc độ hồi phục, giảm mức độ tổn thương da và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Các mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không thường được áp dụng là:

Ngâm rửa tay chân bị bệnh với nước lá trầu không: Có thể ngâm đơn lẻ trầu không, ngâm với phèn chua hoặc gừng tươi để rửa chân tay hằng ngày.

Đắp trực tiếp hỗn hợp lá trầu muối lên vùng da bị bệnh: Giã trực tiếp lá trầu không với muối biển và đắp hỗn hợp này lên da để khoảng 10 phút.

Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không và gừng tươi : Giã nát lá trầu không cùng tỏi. Trộn với khoảng 100ml nước, ép lấy nước. Dùng nước ép này thoa lên vùng da bị tổ đỉa tổn thương.

Cách chữa bệnh tổ đỉa dân gian tại nhà bằng lá lốt

Cũng như trầu không, lá lốt cũng là một vị thuốc nam có vị cay, tính ấm, thường được sử dụng trong điều trị các bệnh hàn. Tinh dầu trong lá lốt có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, thúc đẩy quá trình tái tạo và làm lành da. Người ta thường dùng lá lốt để ngâm rửa giảm ngứa ngáy, viêm đỏ và ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách:

  • Rửa sạch lá lốt với nước muối pha loãng
  • Vò nát lá lốt cho vào nồi
  • Thêm nước và đun sôi khoảng 5 phút là được.
  • Dùng nước này để ngâm tay chân mỗi ngày 1 – 2 lần cho đến khi hết bệnh.
  • Ngoài phương pháp ngâm rửa lá lốt còn được sử dụng để điều trị bệnh tổ đỉa bằng cách uống trực tiếp, chà xát lên da, mát xa bằng rượu – lá lốt hoặc bằng các món ăn.

Cách chữa tổ đỉa tại nhà bằng tỏi

Tỏi cũng là một trong những nguyên liệu có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh tổ đỉa hiệu quả. Hoạt chất Allicin trong tỏi có tác ức chế vi nấm gây nấm da và nấm kẽ chân – một trong những nguyên nhân gây bùng phát bệnh chàm tổ đỉa.

Cách sử dụng như sau:

  • Bóc vỏ một vài củ tỏi tươi và cho vào bình thủy tinh
  • Đổ rượu ngập tỏi trong bình
  • Ngâm khoảng 7 – 10 ngày là có thể dùng được
  • Lấy một ít dịch rượu thoa đều lên vùng da bị tổn thương. Mát xa nhẹ nhàng để không làm vỡ các mụn nước hoặc không gây tổn thương cho da.
  • Để trong khoảng 10 phút và rửa lại với nước sạch.

Lưu ý: Cách làm này chỉ nên áp dụng với những trường hợp mụn nước chữa vỡ và chưa có bội nhiễm. Rượu tỏi chứa axit và cồn có thể gây đau rát và xót ở vùng da bị tổn thương.

Cách điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà bằng muối biển (muối hạt)

Muối biển có đặc tính sát trùng, giảm ngứa, kháng khuẩn và chống viêm nhẹ. Tận dụng loại nguyên liệu có sẵn tại nhà này có thể giúp giảm ngứa, chống sưng nề và hạn chế nguy cơ bội nhiễm da.

Cách thực hiện:

  • Rang nóng 2 – 3 thìa muối hạt
  • Đợi muối nguội bớt thì cho vào túi vải
  • Chườm trực tiếp túi vải chứa muối hạt còn nóng ấm lên lòng bàn tay, bàn chân để giảm ngứa
  • Áp dụng 1 -2 lần/ ngày.
  • Khoa học đã chứng minh rằng, nhiệt độ nóng từ muối biển có thể đánh lừa dây thần kinh cảm giảm không nhận tín hiệu ngứa rát tại da. Từ đó, giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Trị bệnh tổ đỉa tại nhà bằng chanh

Đây cũng là một trong những mẹo chữa bệnh tổ đỉa tại nhà được áp dụng rất phổ biến. Phương pháp trị tổ đỉa tận gốc bằng chanh thường áp dụng với những người bị bệnh do tăng tiết mồ hôi ở bàn tay, bàn chân. Tình trạng này không chỉ gây bùng phát bệnh mà còn kích thích da gây ngứa ngáy, sưng viêm và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi đó, lượng axit citric và vitamin C trong quả chanh sẽ giúp làm thông thoáng vùng da bị tổn thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Ngoài ra, vitamin C trong chanh còn giúp kháng khuẩn, chống viêm và thúc đẩy quá trình tăng sinh, tái tạo da và ngừa bệnh tái phát.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, lau khô vùng da bị tổn thương
  • Vắt ½ quả chanh lấy nước cốt và hòa với một ít nước ấm theo tỉ lệ 1:1
  • Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị bệnh và để trong 10 phút
  • Rửa lại với nước ấm, lâu khô bằng khăn bông mềm và dưỡng ẩm da.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm chân, tay bị tổ đỉa với nước muối để làm sạch vùng da bị tổn thương và cải thiện các triệu chứng.

Chanh chứa nhiều axit nên có thể gây cảm giác xót, khó chịu. Vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này khi chỉ có các mụn nước đơn thuần, chữa vơ và lở loét.

Cách chữa tổ đỉa dân gian tại nhà bằng gừng tươi

Theo một số nghiên cứu hiện đại, một số hoạt chất trong gừng tươi có tác dụng kìm hãm một số loại vi khuẩn. Các hoạt chất như Zingerone và Gingerol còn có tác dụng ức chế quá trình tạo thành Prostaglandin – một thành phần trung gian trong các phản ứng viêm. Do đó, gừng thường xuyên được sử dụng trong điều trị các bệnh da liễu, trong đó có bệnh tổ đỉa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 2 củ gừng tươi, cắt thành lát
  • Đun sôi 2 lít nước và thả gừng đã thái lát vào
  • Để sôi thêm 2 phút nữa thì tắt bếp
  • Đổ nước gừng vào thau và cho thêm một ít nước lạnh để giảm bớt nhiệt độ của thau nước.
  • Dùng nước gừng ngâm rửa tay chân để giảm ngứa, giảm viêm và ngừa bội nhiễm ngày 1 – 2 lần.

Mẹo chữa bệnh tổ đỉa từ củ ráy

Củ ráy chứa một lượng lớn hoạt chất Flavonoid. Chất này vừa có khả năng chống oxy hóa, vừa có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, làm chậm quá trình viêm nhiễm của da. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy quá trình hồi phục của vùng da bị tổn thương, làm cho chúng mau lành hơn, giảm bớt những cơn ngứa ngáy, khó chịu do tổ đỉa gây nên.

Cách thực hiện:

  • Lấy củ ráy rửa thật sạch và gọt bỏ vỏ
  • Cắt thành từng miếng mỏng rồi đem giã thật nát
  • Đun sôi một chút nước rồi cho củ ráy vào. Tiếp tục đun sôi thêm 0 phút nữa để tinh chất trong củ ráy tan ra trong nước.
  • Đợi nhiệt độ của nước củ ráy giảm bớt thì cho tay, chân vào ngâm rửa nhẹ nhàng.
  • Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian bằng lá đào

Phương pháp này ít phổ biến trong dân gian hơn nhưng hiệu quả chữa bệnh tổ đỉa thì không thể coi thường. Theo giải thích của y học cổ truyền, lá đào có vị đắng, tính bình, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và kháng khuẩn rất tốt. Dùng loại thảo dược này mỗi ngày có thể giảm nhẹ các triệu chứng bệnh tổ đỉa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá đào tươi
  • Vò nát và cho vào nồi đun sôi 3 – 5 phút.
  • Đổ nước lá đào ra thau, chậu sach, để nguội bớt
  • Dùng nước này để ngâm rửa tay chân 1 – 2 lần/ngày.
  • Chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian từ dây đau xương

Người bệnh tổ đỉa có thể dùng dây đau xương để chữa bệnh theo cách sau:

  • Lấy dây đau xương rửa sạch, phơi khô, đem sao vàng. Có thể bảo quản dùng dần.
  • Mỗi lần lấy một ít dây đau xương đã sao vàng cho vào nồi nước nấu lên để các tinh dầu, hoạt chất trong dây tan ra trong nước.
  • Đợi nước nguội bớt rồi dùng để uống
  • Uống hằng ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Những lưu ý khi chữa tổ đỉa tại nhà bằng phương pháp dân gian

Các chữa bệnh tổ đỉa dân gian tại nhà có nhiều ưu điểm lành tính, an toàn, ít tốn kém và dễ thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, các phương pháp này thường được dùng để hỗ trợ điều trị do có hiệu quả chậm, cần thời gian sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, hiệu quả của các phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, tức là một vài trường hợp không nhận thấy cải thiện khi áp dụng. Một vài trường hợp khác có thể gặp phải tình trạng dị ứng, mẫn cảm và nhiễm trùng do cơ địa hoặc thực hiện không đúng cách.