Thương truật

sài bình thang

Tên gọi

  • Tên khác: Mã kế, bảo kế, thiên kế, mao quân bảo khiếp, sơn giới (Hòa Hán Dược Khảo), sơn tinh (Bảo Phác Tử), xích truật (Biệt Lục), mao truật, kiềm chế thương truật, chế mao truật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
  • Tên khoa học: Atractylodes chinensis (DS) Loidz
  • Họ: Cúc (Compositae)  

Cây thương truật

Mô tả cây thuốc

Thương truật là một loại cây sống lâu năm, cao chừng 0,6m, có rễ phát triển thành củ to, thân mọc thẳng đứng. Lá mọc so le, gần như không có cuống, lá ở phía gốc chia 3 thùy nhưng cắt không sâu. 2 thùy hai bên không lớn lắm, thùy giữa rất lớn, lá phía trên hình mác, không chia thùy. Mép lá trên lá dưới đều có răng cưa nhỏ nhọn.

Cụm hoa hình đầu, tổng bao do 5-7 lớp như ngói lợp, lớp dưới cùng chia nhỏ hình lông chim. Hoa hình ống, những hoa phía ngoài là hoa cái, những hoa trong lưỡng tính, tràng hoa màu trắng hay tím nhạt, đỉnh chia 5 thùy xẻ sâu, 55 nhị (bị thoái hóa ở hoa cái), nhụy có đầu vòi chia hai, bầu có lông mềm nhỏ. Cụm hoa thương truật so với cụm hoa bạch truật nhỏ và gầy hơn. Quả khô.

Phân bố

Thương truật từ trước đến nay ta vẫn phải nhập của Trung Quốc gần đây mới trồng được ở Việt Nam, nhưng chưa phát triển đủ để tự túc được. Tại Trung Quốc, thương truật mọc ở Giang Tô, Hồ Bắc, Hà Nam, loại của Giang Tô được coi là tốt nhất, Hồ Bắc sản xuất nhiều, tiêu thụ ở Hoa Bắc, Đông Bắc và xuất khẩu.

Thu hái

Rễ được thu hoạch vào mùa xuân và thu

Bộ phận dùng

Thân rễ khô

Vị thuốc thương truật

Mô tả dược liệu

Thương truật giống như chuỗi hạt không đều hoặc hình trụ tròn nối đốt nhau. Thường có dạng cong, nhăn, lớn nhỏ không đều, dài 3-9cm, đường kính khoảng 2cm. Mặt ngaòi mầu nâu tro hoặc nâu đen, có vân nhăn và cong chạy ngang, có vết thân cây còn lại. Thuốc cứng, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy mầu trắng vàng hoặc trắng tro, có nhiều đốm dầu thường gọi là ‘Chu Sa Diêm’. Mùi thơm, đặc biệt nồng đặc, vị hơi ngọt, đắng (Dược Tài Học).

Bào chế

  • Ngâm nước gạo cho mềm, thái phiến, sao khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Chích Thương truật: Lấy Thương truật phiến, rẩy nước vo gạo vào cho ướt đều, cho vào nồi sao nhỏ lửa cho hơi vàng. Hoặc lấy Thương truật tẩm nước vo gạo rồi vớt ra, cho vào nồi hấp (đồ) cho chín, lấy ra phơi khô là được (Dược Tài Học).

Bảo quản

Để nơi khô ráo, tránh nơi ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp

Thành phần hóa học

  • Trong thương truật có tinh dầu, trong tinh dầu thành phần chủ yếu là atractylola và atractylon. Tỷ lệ tinh dầu trong thương truật khác nhau ở từng vùng, dao động từ 1-9% tinh dầu.
  • Thân rễ thương truật cũng chứa glycoside kali atractylat.
  • Ngoài ra thương truật còn chứa các polysaccharide là thành phần có hoạt tính sinh học.

Tác dụng dược lý

  • Tác dụng đối với đường huyết: Theo Đường Nhữ Ngu, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1958, cho thỏ nhà uống nước sắc thương truật với liều 8g/kg sẽ thấy lượng đường trong máu tăng lên và cách 1 tiếng sau sẽ hạ xuống rồi 6 tiếng tiếp theo lại lên. Và theo Kin Yung Hi và cộng sự cho biết, nếu tiếp tục cho uống liên tục khoảng 8 – 10 ngày sau đó, lượng đường sẽ trở lại bình thường
  • Vận động tiêu hóa: Theo Lý Dục Hạo, Trung Dược Tân Dược Lâm Sàng Dữ Lâm Sàng Dược Lý Thông Tấn 1991, dùng dịch chiết thương truật với liều lượng 75mg/kg có tác dụng vận động tiêu hóa nhờ chứa chất b – eudesmol
  • Hệ niệu sinh dục: Theo Trung Dược Học, cho chuột nhắt uống nước sắc Thương Truật, kết quả không thấy có tác dụng lợi niệu nhưng thấy nồng độ muối tăng lên

Thương truật chữa bệnh

Tính vị, Quy kinh

Vị cay, đắng và tính ấm. Quy kinh Tỳ và Vị

Tác dụng

  • Trừ ác khí (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
  • Minh mục, noãn thủy tạng (Tuyên Minh Luận).
  • Kiện Vị, an Tỳ (Trân Châu Nang).
  • Tán phong, ích khí, tổng giải chư uất (Đan Khê Tâm Pháp).
  • Kiện Tỳ, táo thấp, giải uất, tịch uế (Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Táo thấp, kiện tỳ, phát hãn, giải uất (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị

  • Ứ thấp ở tỳ và vị biểu hiện như đầy và phình thượng vị, kém ăn, buồn nôn hoặc nôn, mệt mỏi, màng lưỡi dính: dùng phối hợp với hậu phác, trần bì dưới dạng bình vị tán.
  • Hội chứng tắc nghẽn phòng-hàn thấp biểu hiện như đau và sưng khớp gối, yếu chân: dùng phối hợp với mộc qua, tang chi và độc hoạt.
  • Hội chứng ngoại lai do phong, hàn, thấp ngoại sinh xâm nhập biểu hiện như đau và nặng các chi, nghiến răng, sốt, đau đầu và cảm giác nặng đầu: dùng phối hợp với phòng phong và tế tân.
  • Giảm lưu thông thấp nhiệt biểu hiện như sưng và đau gối và chân và yếu chân: dùng phối hợp với hoàng bá và ngưu tất dưới dạng tam diệu hoàn.

Kiêng kị

  • Người đại tiện lỏng hoặc tỳ vị hư yếu không nên dùng thuốc
  • Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển, bệnh nhân bị táo bón hoặc nhiều mồ hôi không nên dùng
  • Khi sử dụng thuốc nên kiêng ăn thịt chim bù cắt, không ăn đào
  • Theo Phẩm Nghĩa Tinh Yếu, trong quá trình dùng thương truật nên kỵ tỏi và hồ tuy

Liều lượng và cách dùng

Liều dùng: 5 – 10 gram. Dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột

Bài thuốc

  • Chữa mắt có màng mộng, giữ vững hạ tiêu và làm thanh vùng đầu theo Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương

Sử dụng 1kg thương truật đem rửa sạch và chia làm 4 phần. Sau đó, dùng từng phần tẩm với rượu, giấm, nước gạo nếp và đồng tiện. Sau khoảng 3 ngày ngâm, vớt để ráo, thái mỏng và bồi khô.

Tiếp đó, thêm hắc chi ma vào sao thơm và tán thành bột. Dùng rượu nấu với miếng làm hồ rồi trộn với thuốc bột làm viên to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên.

⇒ Lưu ý: Nước ngâm thuốc trong 3 ngày, mỗi ngày nên thay bằng nước mới.

  • Chữa trị chân yếu, lưng đau do thấp khí làm tay chân tê mỏi theo Vĩnh Loại Kiềm Phương

Dùng 1kg thương truật đem thái ra và trộn đều rồi chia làm 4 phần bằng nhau. Mỗi phần đều đem ngâm với nước gạo, nước muối, giấm và rượu. Thời gian ngâm là 3 ngày, mỗi ngày đều phải thay nước mới. Sau đó, vớt để ráo và phơi khô rồi trộn đều. Tiếp theo, chia làm 4 phần và mỗi phần sao chung với xuyên tiêu, bổ cốt chỉ, hồi hương và hắc khiên ngưu, mỗi vị 40g.

Sau khi sao thuốc có vị thơm, chỉ lấy thương truật đem tán bột mịn còn các vị thuốc kia đều bỏ. Sử dụng giấm nấu làm hồ và trộn đều với bột thuốc rồi vo thành viên. Mỗi ngày uống khoảng 30 viên. Nên uống chung với rượu hoặc nước muối vào lúc đói.

  • Chữa da mặt vàng, không còn sắc máu hoặc thích nằm, biếng ăn, khí lực và tinh thần đều bị sút kém theo Tế Sinh Bạt Tụy

Dùng 1kg thương truật và 1/2kg địa hoàng đem tán bột và dùng hồ hoàn viên. Tùy thuộc vào mùa mà phối thêm can khương với liều lượng khác nhau. Cụ thể như, vào mùa đông dùng 40g can khương, mùa hè 20g, mùa xuân và thu dùng 28g. Mỗi ngày uống 30 viên, giúp cải thiện triệu chứng bệnh.

  • Điều trị quáng gà theo Thánh Huệ Phương

Sử dụng 60g thương truật tẩm với nước vo gạo. Sau 1 đêm đem phơi khô và tán bột. Tiếp đó, dùng dao tre mổ 1kg gan dê ra và rắc thuốc bột vào rồi dùng dây gai buộc chặt. Sau đó, lấy nước vo gạo và 1 ít gạo nấu chín nhừ, chờ nguội và ăn. Ăn liên tục cho đến khi bệnh khỏi thì thôi.

  • Chữa viêm khớp đau do thấp nhiệt hoặc phong hàn thấp

Dùng thương truật, mộc qua, tang ký sinh, hoàng kỳ, thạch xương bồ, ý dĩ nhân, tần giao, thạch hộc, tỳ giải, thục địa, mỗi vị 10g sắc chung với cam thảo 3g, tàm sa 10g và quế chi 6g. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngưng.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà cách dùng, liều lượng và thời gian dùng thương truật ở mỗi người khác nhau. Do đó, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng thuốc điều trị bệnh.

  • Trị tóc bạc, làm cho da mặt xinh tươi, trẻ đẹp

Thương truật 1 cân, dùng nước gạo tẩm ½ ngày, tán bột. Địa cốt bì, rửa với nước ấm cho sạch, bỏ lõi, phơi khô, tán bột, 1 cân. Quả dâu (Tang thầm) chín 20 cân, cho vào chậu sành vò nát, dùng vải hoặc lụa vắt lấy nước cốt, trộn với thuốc bột của 2 vị trên, quấy đều như hồ, đổ vào mâm (bằng nhôm thì tốt). Ban ngày phơi nắng mặt trời, ban đêm phơi sương cho nó hút lấy những khí tinh hoa tinh túy của mặt trời, mặt trăng, đợi đến khi khô, tán bột. Dùng Mật ong luyện hồ, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên với rượu ngon, mỗi ngày 3 lần. Uống được 1 năm, tóc đã bạc rồi cũng có thể biến thành đen. Uống liên tục 3 năm thì nhan sắc xinh tươi, trẻ đẹp như thiếu niên (Bảo Thọ Đường phương).

  • Bổ tỳ, tư thận, sinh tinh, mạnh gân xương

Thương truật 5 cân, cạo bỏ vỏ thô, bồi khô, tán bột. Lấy nước gạo trộn với bột Thương truật, quấy đều cho đến đáy, gạn bỏ sạn. Hắc chi ma gĩa, bỏ vỏ, nghiền nát,lấy vải lọc lấy nước cốt, bỏ bã. lấy nước đó hòa với thuốc bột Thương truật, phơi khô. Mỗi lần uống 12g với nước cơm hoặc rượu nóng, lúc đói (Tập Hiệu phương).

  • Trị trẻ nhỏ bị báng tích

Thương truật 160g, tán bột. Gan dê 1 bộ, dùng dao tre mổ gan ra, rắc thuốc bột vào rồi dùng chỉ buộc lại, cho vào nồi đất, nấu thật nhừ. Gĩa nát, làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 20 viên với nước nóng (Sinh Sinh Biên phương).

  • Trị trong bụng hư lạnh gây nên không thích ăn uống, ăn không tiêu, dần dần gầy ốm

Thương truật 3 cân, men rượu 1 cân, sao vàng, tán bột. Dùng mật luyện hồ trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên, ngày 3 lần. Nếu lạnh quá thêm Can khương 30g, nếu bụng đau âm ỉ, thêm Xuyên quy 90g. Gầy ốm quá thêm Cam thảo 60g (Trửu Hậu phương).

  • Trị răng đau (nha phong)

Thương truật, hòa nước muối, tẩm qua, đốt tồn tính. Tán bột, sát vào răng (Phổ Tế phương).

  • Trị rối loạn tiêu hóa , bụng đầy, tiêu chảy, nôn, buồn nôn

Bình vị tán (Hòa tể cục phương): Thương truật, Cao bản, Xuyên khung, Khương hoạt, Bạch chỉ đều 6g, Cam thảo 3g, Tế tân 3g, tán bột mịn gia Sinh khương, Thông bạch sắc uống ấm. Ngoài ra, Thương truật còn dùng trị chứng quáng gà, nấu với gan lợn ăn.

Nơi mua bán vị thuốc THƯƠNG TRUẬT đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc THƯƠNG TRUẬT ở đâu?

THƯƠNG TRUẬT là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang  không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc THƯƠNG TRUẬT được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.

Giá bán vị thuốc THƯƠNG TRUẬT tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang : 520.000vnd/kg

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội