Nội dung bài viết
Tên gọi

- Tên khác: hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo, hỗ thảo, hằng sơn, thất diệp, kê cốt thường sơn, hiên vỵ mộc
- Tên khoa học: Dichroa febrifuga Lour.
- Họ: Thuộc họ thường sơn (danh pháp khoa học: Saxifeafaceae).
Cây Thường sơn
Mô tả cây thuốc

Thường sơn là một loại cây nhỡ cao 1 – 2m, thân rỗng, dễ gãy, vỏ ngoài nhẵn màu tím. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, dài 13 – 20cm, rộng 35 – 90mm, mép có răng cưa mặt trên xanh, mặt dưới tím đỏ, gân tím đỏ, không có lông hoặc hơi có lông. Hoa nhỏ màu xanh lam hay hồng, mọc thành chùm nhiều hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Quả mọng, khi chín màu xanh lam, đường kính 5mm, một ngăn, hạt nhiều nhỏ hình lê, có mạng ở mặt dài không đầy 1mm.
Phân bố
- Cây thường sơn mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền rừng núi nước ta, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây, Sapa – Lào Cai cũng có mọc.
- Tại Trung Quốc cũng có mọc hoang và đươc trồng để lấy rễ và lá dùng làm thuốc và xuất khẩu.
Thu hái, sơ chế
- Mùa thu vào các tháng 8 -10, người ta đào rễ về, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.
- Nếu dùng lá hái quanh năm nhưng tốt nhất lúc cây sắp và đang ra hoa. Hái về rửa sạch, phơi khô. Có thể dùng tươi.
Bào chế
- Tửu thường sơn: lấy thường sơn miếng dùng rượu ngon đảo đều, thấm rượu rồi đặt trong nồi dùng lửa nhỏ để sao đến lúc hiện ra sắc vàng thì lấy ra để nguội (10kg thường sơn miếng dùng rượu ngon 1-2l rượu ngon)
- Thố thường sơn: lấy thường sơn miếng dùng dấm gạo sao như cách trên
- Thường sơn dùng sống thường gây nôn, khi ngâm và sao với dấm, rượu không còn tác dụng gây nôn nữa.
Bảo quản
Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc, mối mọt
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học gồm các alcaloid (với lượng nhỏ ở trong rễ 0,1-0,15%), a- b- g-dichroine, dichroidin, 4-quinazolone (ceto-4-dihydroquinazolin), dichrin A hay umbelliferone, dichrin B. Febrifugin (dichroin B = b- và g-dichroin) và isofebrifugin (dichroin A = a-dichroin) có tác dụng độc đối với ký sinh trùng sốt rét Plasmodium như là quinin.
Tác dụng dược lý

- Tác dụng chữa sốt rét: Cao thường sơn trên lâm sàng có tác dụng rõ rệt chữa sốt rét thường nhưng có nhược điểm là gây nôn làm cho bệnh nhân khó chịu.
- Tác dụng chữa sốt: Năm 1947 Trương Xương Thiệu và Hoàng Kỳ Chương đã xác nhận thuốc thường sơn thôchế có tác dụng chữa sốt, nhưng ancaloit toàn bộ của thường sơn không có tác dụng chữa sốt.
- Tác dụng trên bộ máy tuần hoàn và hô hấp: Năm 1945 Hồ Thành Nhu va Lý Hồng Hiến báo cáo ancaloit của thường sơn có tác dụng hưng phấn đối với tim ếch và tim thỏ, nhưng chất R212 lại có tác dụng ức chế đối với tim ếch cô lập.
- Độc tính: Năm 1947 Trương Xương Thiệu và Hoàng Kỳ Chương đã xác định nửa liều gây chết LD-50 của dicroin trên 1kg gà là 20mg, chuột nhắt là 18.5mg, gà nhỏ là 7.5mg, một giống gà nhỏ khác là 10mg.
Thường sơn chữa bệnh
Tính vị, quy kinh
Tính vị: vị đắng, tính hàn, có độc. Lá, cành thường sơn (thục tất) vị cay, tính bình có độc.
Quy kinh: quy vào các kinh Phế, Tâm, Can
Tác dụng
Thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt hành thuỷ.
Chủ trị
Dùng chữa sốt rét mới bị hay đã lâu ngày, lão đờm tích ẩm, dẫn tới đờm đi lên sinh nôn mửa.
Cách dùng – liều lượng
Dùng 6-12 g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, có thể phối hợp với các vị thuốc khác
Kiêng kị
- Không dùng cho phụ nữ có thai và người gầy kém sức.
- Không nên ăn Hành trong khi đang dùng thuốc.
Bài thuốc
- Chữa sốt rét và sốt thường
Sử dụng rễ thường sơn 10g, cam thảo 3g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày, đơn thuốc này dễ gây nôn.
- Cao thường sơn chữa sốt rét
Dùng rễ thường sơn 12g, ô mai 3 quả, táo đen 3 quả, cam thảo 3 nhát, sinh khương 3 miếng. Thêm nước vào sắc kỹ, lọc và cô đặc còn 3g, người lớn ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 3g, không gây nôn.
- Điều trị đau tức ngực và vướng đờm khò kè, không nhổ ra được
Sử dụng 6g rễ cây thường sơn và 4g cam thảo Bắc. Cho hai vị thuốc trên vào ấm, nấu lấy nước uống (khi uống thì cho thêm một chút mật ong và uống lúc thuốc còn ấm để mau khỏi hơn).
Ghi chú: Thông thường thì người bệnh sẽ nôn ra đờm sau lần uống đầu tiên, tuy nhiên, nếu uống rồi mà vẫn không nôn đờm ra được thì có thể uống thêm 1 lần nữa.
- Chữa ho, ngộ độc thức ăn
Dùng Thường sơn 3-5g, Cam thảo 10g. Đun sôi uống. Nếu chữa ngộ độc có thể dùng lá tươi giã nhỏ với rễ Cỏ lá tre, lá găng, lá Đơn răng cưa, thêm nước, gạn uống. Ngày 3-4 lần.
Nơi mua bán vị thuốc THƯỜNG SƠN đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc THƯỜNG SƠN ở đâu?
THƯỜNG SƠN là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc THƯỜNG SƠN được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.
Giá bán vị thuốc THƯỜNG SƠN tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang : Gọi 0344198966 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội