Nội dung bài viết
Tên gọi
- Tên khác: Bạch mẫu kê, Dã la bạc, Sơn la bạc, Trường bất lão, Kim thất nương.
- Tên khoa học: Phytolacca acinosa Roxb (P. esculenta Van Houtte)
- Họ: Thương lục (danh pháp khoa học: Phytolaccaceae).

Cây Thương lục
Mô tả cây thuốc
Thương lục là loại cây thảo sống lâu năm. Cây có chiều cao trung bình khoảng 1.5 m. Thân cây hình trụ nhẵn, không có lông, ít phân nhánh và có màu xanh lục hoặc pha đỏ tím. Lá to, mọc so le với phiến lá hình trứng tròn, có cuống. Hai mặt lá nhẵn, chiều dài 10 – 30 cm và rộng 13 – 14 cm. Hoa thương lục có màu trắng. Cụm hoa hình chùm, gồm nhiều hoa mẫu 5, có chiều dài từ 15 – 20 cm. Rễ củ mập nhìn có nét giống củ nhân sâm. Quả mọng, có màu đỏ tím.

Phân bố
Thương lục có nguồn gốc ở Trung Quốc và di thực vào Việt Nam cách đây khoảng 10 năm. Hiện nay, dược liệu này được trồng ở một số nơi ở nước ta nhưng số lượng trồng không nhiều.
Thu hái
Thu hoạch rễ sau 6 – 7 tháng kể từ thời gian bắt đầu trồng
Bộ phận dùng
Rễ cây thương lục
Vị thuốc Thương lục
Mô tả vị thuốc
Dược liệu là những phiến mỏng hoặc những mảnh cắt ngang, dọc, dày mỏng không đều. Mặt ngoài màu vàng xám hoặc nâu xám. Những mảnh cắt ngang có hình dạng cong queo, mép ngoài teo lại. đường kính 2 cm đến 8 cm. Mặt cắt ngang màu trắng ngà đến nâu vàng nhạt, gỗ lồi lên cao thành nhiều vòng đồng tâm. Những lát cắt dọc thường bị Cong lên hoặc cuộn lại. dài khoảng 5 cm đến 8 cm, rộng khoảng 1 cm đến 2 cm, có thể thấy những vân gỗ lồi lên, song song với nhau. Thể chất cứng. Mùi thơm nhẹ; vị hơi ngọt sau tê.

Bào chế
Đào rễ về, cắt bỏ rễ con rửa sạch, cắt thành lát ( miếng), đem phơi khô hay âm can. Có người muốn cho mùi vị rễ giống mùi Nhân sâm, đem rễ ngâm vào rượu 40 độ có pha mật ong ( 1 kg rễ cho vào 250ml rượu trắng và 250ml mật ong) cho ngấm đều phơi hay sấy khô làm thuốc. Cũng có cách chế dấm là cho phiến Thương lục vào chão, cho dấm gạo vào đun cho rễ hút hết dấm sao tiếp cho hơi khô ( 50kg Thương lục cho 15kg dấm).
Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.
Thành phần hóa học
Phytolaccine ( Thương lục kiềm), Phytolaccatoxin, rất nhiều muối potassium ntrate, oxyminstinic acid, saponozid.
Tác dụng dược lý
- Tác dụng long đàm: thuốc sắc, tinctura Thương lục hay nước thuốc ngâm đều có tác dụng long đàm, có thể do thuốc trực tiếp kích thích lên đường hô hấp làm cho tuyến thể của niêm mạc tăng tiết nhưng không có tác dụng giảm ho suyễn.
- Tác dụng kháng khuẩn: Thuốc sắc và thuốc rượu Thương lục có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với trực khuẩn lị, cúm, phế song cầu khuẩn và một số nấm gây bệnh ngoài da.
- Tác dụng kháng viêm: nước sắc có tác dụng chống ung thư.
- Thuốc có tác dụng nâng cao tính miễn dịch của cơ thể.
Thương lục chữa bệnh
Tính vị, quy kinh
Tính vị: vị đắng, tính hàn, có độc
Quy kinh: quy vào kinh Thận, Đại trường.
Tác dụng
Lợi niệu trục thủy, tiêu thũng tán kết.
Chủ trị
Phù toàn thân, vô niệu, táo bón. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, đau nhức.
Cách dùng – liều lượng
Dùng 3-9 g/ngày. Dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài, đắp tại chỗ với lượng thích hợp rễ tươi nghiền nát hay bột của rễ khô.
Kiêng kị
Không dùng cho phụ nữ có thai, người thủy thũng do tỳ hư.
Bài thuốc
- Điều trị phù toàn thân, bụng nước, viêm cầu thận cấp
Bài thuốc 1: Rễ Thương lục 10g, Thịt heo nạc 30g, hầm lên uống liền mấy ngày. Trị viêm cầu thận cấp.
Bài thuốc 2: Thương lục, Khương hoạt, Khương bì đều 6g, Tần giao, Binh lang, Đại phúc bì, Mộc thông, Trạch tả đều 10g, Phục linh bì 12g, Tiêu mục 3g, Xích tiểu đậu 15g, sắc uống. Trị phù toàn thân, khát, đại tiểu tiện không thông.
Bài thuốc 3: Thương lục 5g, sắc nước uống. Trị bụng báng nước do xơ gan, viêm thận mạn tính.
- Điều trị chứng đau cổ họng
Dùng rễ cây thương lục đem hơ nóng rồi bọc vải và chườm vào cổ. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày, sau khoảng 1 tuần triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Lưu ý, nên để rễ cây nguội bớt, không nên chườm quá nóng vì vùng da ở cổ rất nhạy cảm có thể dễ bị bỏng.
- Trị té ngã, sưng đau:
Dùng Khổ sâm lượng, rễ Thương lục gia với rượu rồi đắp lên vết thường với lượng vừa đủ.
- Điều trị mụn nhọt, mụn đầu đinh hoặc mủ da
Dùng 15 g thương lục nấu nước chung với 60 g bồ công anh. Dùng nước này rửa vùng da xuất hiện mụn nhọt, mủ da hoặc mụn đầu đinh sẽ giúp làm se cồi mụn.
- Trị tuyến vú tăng sinh
Dùng thương lục tươi điều chế thành viên nng, mỗi viên tương đương với 0.5 g thuốc sống. Mỗi lần dùng khoảng 6 viên, sau đó tăng dần liều lên đến 20 viên, duy trì trong 3 ngày.
- Điều trị chứng trong bụng có hòn cứng đau
Giã nát rễ thương lục tươi rồi vắt nước tẩm vào bông. Sau đó, đắp bông lên bụng. Đắp liên tục, cứ thấy lạnh lại thay cho đến khi triệu chứng bệnh khỏi hẳn.
Nơi mua bán vị thuốc THƯƠNG LỤC đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc THƯƠNG LỤC ở đâu?
THƯƠNG LỤC là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc THƯƠNG LỤC được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.
Giá bán vị thuốc THƯƠNG LỤC tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang : Gọi 0344198966 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội