Nội dung bài viết
Tên gọi
- Tên khác: thiên môn đông, tút thiên nam, tóc tiên leo, dây tóc tiên, mè nằm, măn săm, co sin sương, sùa sú tùng.
- Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis.
- Họ: Hành Tỏi (Liliaceae)

Cây Thiên môn
Mô tả cây thuốc
Thiên môn là một loại dây leo bụi, sống lâu năm thường dài từ 1 – 1,5m. Cây có rễ củ mềm, hình thoi, có cuống dài mọc thành chùm. Cây có rất nhiều cành mọc xoắn vào nhau tạo thành bụi dày, nhẵn và có gai. Những cành nhỏ của cây biến thành từng lá nhỏ dài từ 2 – 3cm, có hình lưỡi liềm. Lá thật của cây tiêu giảm thành từng vảy nhỏ.
Hoa của cây thiên môn có màu trắng mọc ở các kẽ lá, gồm có hoa đực và hoa cái riêng biệt. Quả cây là quả mọng hình cầu, đường kính 5 – 6mm, có màu đỏ khi chín. Mùa hoa từ tháng 3 – tháng 5, mùa quả từ tháng 6 – 9.

Thu hái, sơ chế
Tháng 10 – 12 ở những cây đã mọc trên 2 năm. Đào về, rửa sạch, đồ chín, rút lõi, phơi hoặc sấy khô.
Bộ phận dùng
Củ rễ
Vị thuốc Thiên môn
Mô tả vị thuốc
Củ hình thoi, tròn dài, hai đầu nhỏ nhưng tầy, dài 6-20cm. Mầu trắng vàng hoặc nâu, vàng nhạt, có chất dầu hơi trong. Mặt ngoài có vằn dọc nhỏ hoặc rãnh dọc. Khi khô, chất cứng nhưng dòn. Chưa khô thì chất mềm, dính,chỗ vết bẻ như chất sáp, mầu trắng vàng, hơi trong, giữa có nhân trắng, không trong. Vị ngọt, hơi đắng

Bào chế
- Cạo vỏ, bỏ lõi, đồ chín, phơi khô, tẩm rượu 1 đêm, đồ lại, phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
- Rửa sạch, bỏ lõi, thái phiến, phwoi khô để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Rửa sạch, bỏ lõi, ủ mềm, thái phiến, phơi khô (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản
Dược liệu sau khi chế biến hãy bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị ẩm mốc, mối mọt.
Thành phần hóa học
- Trong thiên môn đông có asparagin là một axit amin. Với nước sôi, asparagin có thể thuỷ phân để cho axit aspartic và amoniac.
- 30 saponin steroid đã được phát hiện và xác định, bao gồm 17 hợp chất mới tiềm năng.
- Ngoài ra còn có chất nhầy, tinh bột, sacaroza.
Tác dụng dược lý
- Chất asparagin có tác dụng lợi tiểu tiện.
- Chiết xuất giàu saponin của Thiên môn đông là một ứng cử viên tiềm năng để sử dụng trong việc giảm viêm trong hen suyễn thông qua việc ức chế sản xuất IgE đặc hiệu trong mô hình hen suyễn do ovalbumin, phục hồi cấu trúc mô bệnh học và ức chế các chất trung gian gây viêm.
- Chiết xuất từ rễ cho thấy khả năng chống oxy hóa mạnh như Vitamin C và có thể ngăn ngừa lão hóa bằng cách giảm các gốc tự do.
- Nghiên cứu khác cho thấy chiết xuất giàu saponin của kích thích các phản ứng chống viêm và điều hòa cholinergic muscarinic khi sử dụng tác dụng nhuận tràng của nó trong táo bón mạn tính của các mô hình do loperamid gây ra.

Thiên môn chữa bệnh
Tính vị, quy kinh
+ Tính vị:
Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
Vị ngọt, tính rất hàn, không độc (Biệt Lục).
Vị ngọt, đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Quy kinh:
Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).
Vào kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Giải).
Vào kinh Phế, thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng
- Bảo định Phế khí, khu hàn nhiệt, dưỡng cơ bì, ích khí lực, lợi tiểu tiện (Biệt Lục).
- Thông Thận khí, trừ nhiệt, chỉ tiêu khát, khử nhiệt trúng phong (Dược Tính Bản Thảo).
- Trấn Tâm, nhuận ngũ tạng, ích bì phu, bổ ngũ lao, thất thương (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Chủ trị
- Trị hư lao, người gìa suy nhược, gầy ốm, âm nuy, điếc, mắt mờ (Thiên Kim phương).
- Trị phế khí ho nghịch, suyễn, phế nuy sinh ra nôn ra mủ, ghẻ nước (Dược Tính Bản Thảo).
- Trị ho lao, lao phổi, ho ra máu, khát nước do bệnh ở thượng tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Cách dùng – liều lượng
Mỗi ngày dùng từ 6 – 12g thuốc dưới dạng thuốc sắc thành nước, chế biến thành cao hoặc tán thành bột mịn. Ngoài ra, bạn còn có thể phối hợp với các vị thuốc khác để chữa trị bệnh.
Kiêng kị
+ Phế không có hư hỏa mà lại có hàn đàm hoặc đàm ẩm: cấm dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Sợ cá Trắm, cá Chầy, cá Chép
Bài thuốc

- Tư âm, dưỡng huyết, ôn bổ hạ nguyên
Dùng thiên môn đã chế biến 80g, sinh địa 80g cho vào bình được làm bằng gỗ cây liễu, rồi cho rượu vào rửa. Đem đi chưng chín rồi phơi 9 lần đến khi dược liệu thật khô.
Sau đó thêm nhân sâm 40g đã tán thành bộ mịn, 9 quả táo tầu đã bỏ hạt trộn với các dược liệu trên đem đi giã nhuyễn. Cuối cùng hãy vo thuốc thành từng viên như hạt bắp để dành uống. Mỗi lần uống 30 viên với rượu nóng trước bữa ăn 3 lần.
- Trị phế nuy, ho, khạc nhiều đờm, trong tim nóng, miệng khô, khát nhiều
Thiên môn để sống đem đi giã vắt lấy 7 chén nước cốt. Cho nước cốt thiên môn cùng với 7 chén rượu, 1 chén mạch nha, tử uyển 160g vào bình bằng đồng hoặc nồi sành để nấu đặc thành cao. Mỗi lần uống một lượng to bằng quả táo, ngày uống khoảng 3 lần.
- Trị cơ thể đau nhứt do hư lao
Thiên môn đem đi tán thành bột mịn để dùng mỗi ngày 3 lần với liệu lượng khoảng 1 thìa đem uống chung với rượu.
- Làm cho nhan sắc xinh tươi
Đem các dược liệu gồm thiên môn, thục địa, hồ ma nhân đi tán nhuyễn rồi trộn với mật ong để vò thành từng viên bằng hạt long nhãn. Mỗi lần dùng uống chừng 20 viên thuốc với nước nóng.
- Trị tiêu khát
Đem thiên môn, mạch môn, ngũ vị tử đem đi nấu đặc thành cao, sau đó thêm một ít mật ong để dành sử dụng dần.
- Trị phế nuy, hư lao, phong nhiệt, trị chứng nóng, khát
Bài 1: Thiên môn đem đi nấu chín bỏ vỏ và lõi để ăn.
Bài 2: dùng Thiên môn đã chế biến đem đi tán thành bột mịn sau đó trộn với mật ong để vo thành từng viên, mỗi lần dùng 20 viên với nước trà.
- Trị phong, điên, khi lên cơn thì nôn mửa, ù tai, đau lan xuống cạnh sườn
Dùng Thiên môn khô đã chế biến đem đi giã nát, mỗi lần sử dụng dùng với 1 thìa rượu, ngày dùng khoảng 3 lần.
- Trị phụ nữ bị cốt chưng, trong xương nóng, buồn phiền, bứt rứt, mồ hôi trộm, miệng khô, khát mà không uống được nhiều, suyễn.
Dùng Thiên môn, thanh hao, miết giáp, mạch môn, sài hồ, ngưu tất, bạch thược, địa cốt bì, ngũ vị tử mỗi thứ một lượng bằng nhau đem đi sắc nước uống.
- Trị miệng lở lâu ngày không khỏi
Dùng Thiên môn khô đã chế biến, mạch môn (bỏ lõi), huyền sâm mỗi vị một lượng bằng nhau đem đi tán thành bột, sau đó trộn với mật ong để làm thành từng viên to bằng hạt long nhãn. Khi dùng hãy lấy 1 viên ra ngậm.
- Trị da mặt nám đen
Dược liệu thiên môn đã phơi khô đem đi tán nhuyễn rồi trộn với mật ong để vò thành từng viên, mỗi ngày lấy 1 viên đem pha với nước để rửa mặt sẽ cải thiện được bệnh.
- Trị suy nhược cơ thể sau khi mắc bệnh nhiễm, sốt lâu ngày
Dùng nhân sâm 4 – 8g, thiên môn 10 – 20g, thục địa 10 – 20g đem đi sắc nước để uống.
Nơi mua bán vị thuốc THIÊN MÔN đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc THIÊN MÔN ở đâu?
THIÊN MÔN là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc THIÊN MÔN được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.
Giá bán vị thuốc THIÊN MÔN tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang : 880.000vnd/kg
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội