Nội dung bài viết
Tên gọi
- Tên khác: Qua lâu căn (rễ cây qua lâu), Dưa trời, Dưa núi, Vương qua, Hoa bát, Dây bạc bát, Bát bát trâu.
- Tên khoa học: Radix Trichosanthis.
- Họ: Họ Bầu bí – Cucurbitaceae

Cây Thiên hoa phấn
Mô tả cây thuốc
Là một loại cây Dây leo, lá mọc so le, phiến lá xẻ thành nhiều thùy (trông như lá cây Bí ngô). Hoa đơn tính màu trắng. Quả dài 8-10cm, đường kính 5-7cm, vỏ quả màu xanh, có vằn trắng dọc theo quả, khi chín màu đỏ. Trong quả có nhiều hạt hình trứng dẹt, dài 1,2-1,5cm, rộng 6-10mm. Mặt ngoài màu nâu nhạt.

Thu hái
Rễ củ thu hái vào mùa đông
Thường những cây lấy hạt thì củ nhỏ cho nên muốn lấy củ mập thì phải ngắt bỏ hoa, không cho kết quả để tập trung chất dinh dưỡng ở rễ củ cho củ to và nhiều bột.
Bộ phận dùng
Rễ củ cây qua lâu
Vị thuốc Thiên hoa phấn
Mô tả vị thuốc
Thiên hoa phấn là rễ củ của cây Qua lâu. Rễ hình trụ không đều, dài 8-16 cm, đường kính 1,5 – 5,5 cm. Bên ngoài màu vàng trắng hoặc xanh vàng hơi nâu với các nếp nhăn theo chiều dọc. Sẹo rễ con và các mao mạch trong lõi hơi lõm ngang. Một số ít vỏ ngoài màu vàng nâu. Rễ đặc cứng, bẻ gãy có màu trắng hoặc hơi vàng, có bột, gỗ màu vàng, xếp tỏa tròn trên bề mặt cắt ngang và vân chạy chiều dọc. Không mùi, vị hơi đắng.

Bào chế
Rễ củ đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, cắt thành từng đoạn ngắn (rễ nhỏ để nguyên, rễ lớn bổ dọc) rồi ngâm với nước sôi trong 1 tuần lễ. Sau đó lấy ra phơi khô, sấy khô rồi sông diêm sinh để bảo quản, sử dụng dần.
Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh đặt dược liệu nơi ẩm thấp, ngăn đá tủ lạnh.
Thành phần hóa học
Thiên hoa phấn chứa tinh bột và chất nhầy, đặc biệt là chất trichosanthin với hàm lượng 1% có khả năng chống u và HIV, một chất protein là karasurin có tác dụng gây sẩy thai cũng được phân lập. Hạt chứa khoảng 25% dầu; rễ chứa nhiều tinh bột và 1% saponosid
Tác dụng dược lý
- Tác dụng chống ung thư
Trichosanthin có trong vị thuốc, là chất được biết đến và có nhiều nghiên cứu nhất. Các nghiên cứu cho thấy chất này có tác dụng chống lại nhiều dòng tế bào ung thư.
Ngoài ra, cucurbitacin D và acid bryonolic từ vị thuốc này cũng có tác dụng chống ung thư bằng cách gây chết tế bào trong nghiên cứu trong ống nghiệm.
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Lectin được chiết xuất từ Thiên hoa phấn cũng cho thấy tác dụng hạ đường huyết trên chuột đái tháo đường phụ thuộc insulin.
Ngoài ra, các polysacharid gồm glycose, galactose, fructose, manose, xylose cũng được chứng minh có tác dụng hạ đường huyết.
Vị thuốc này còn cho thấy vai trò trong việc giảm biến chứng của bệnh đái tháo đường.
- Hỗ trợ hạ lipid máu
Nghiên cứu sử dụng phối hợp các vị thuốc Nhân sâm, Đại hoàng, Thiên hoa phấn có thể làm chậm quá trình xơ vữa động mạch bằng cách giảm tình trạng rối loạn lipid máu. Đặc biệt, giảm trigliceride và LDL-C. Đồng thời, giảm cytokine để chống viêm và cải thiện chức năng nội mô và ức chế sự phát triển cơ trơn.
- Hỗ trợ điều trị viêm gan
Từ lâu, Thiên hoa phấn đã được dùng để điều trị viêm gan B ở Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy, dịch chiết từ vị thuốc này làm giảm biểu hiện của kháng nguyên bề mặt (HBsAg) và kháng nguyên lõi viêm gan B (HBeAg) trong tế bào.
- Tác dụng sẩy thai
Trichosanthin có tác dụng gây sẩy thai trong việc điều trị các trường hợp mang thai ngoài tử cung hay các trường hợp có sẹo mổ lấy thai cần chấm dứt thai kì.
Ngoài ra, một số protein có trong Thiên hoa phấn có thể gây sẩy thai.
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh vị thuốc này có tác dụng kháng virus, bảo vệ tế bào thần kinh, chống suy thận cấp.

Thiên hoa phấn chữa bệnh
Tính vị, quy kinh
Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn. Quy kinh Phế, Vị.
Tác dụng
Sinh tân dịch, chỉ khát, giáng hoả, nhuận táo, rút mủ, tiêu sưng tấy.
Chủ trị
Tiêu khát, trị hoàng đản, vú lên nhọt, trị mạch lươn, lở độc, sưng, tấy
Cách dùng – liều lượng
Liều dùng hàng ngày: 8 – 16 g dưới dạng thuốc sắc hoặc thái mỏng, giã nát, ngâm nước, lọc lấy bột, dùng mỗi lần 4 – 8 g.
Kiêng kị
Phụ nữ có thai, tiêu chảy không nên dùng vị thuốc này.
Bài thuốc

- Chữa đái tháo đường
Bài 1: Sắc uống 8g thiên hoa phấn, sơn thù, sa sâm; 20g hoài sơn, thục địa; 12g câu kỷ tử, thạch hộc, một thang mỗi ngày.
Bài 2: Tán thành bột 16g đương quy, phục linh, thiên hoa phấn; 30g hoàng liên. Mỗi ngày dùng từ 12 -16g, kèm với nước sắc bạch mao măn. Bài thuốc có tác dụng tiêu khát hiệu quả.
Bài 3: Tán thành bột 30g sinh địa, thiên hoa phấn; 13g mạch môn, ngũ vị tử, cát căn; 8g cam thảo. Mỗi lần dùng 10g. Sắc uống với 20g gạo tẻ.
Bài 4: Sắc uống 32g sinh địa, huyền sâm, mạch môn, thiên hoa phấn; 10g hoàng liên. Dùng đều đặn mỗi ngày. Bài thuốc có tác dụng trị chứng chóng mặt, cồn ruột, ăn nhiều, gầy sút cân nhanh (trường vị hỏa uất táo thực).
- Trị viêm họng mạn tính
Chuẩn bị: 12g mạch môn, hoàng cầm, thiên hoa phấn, tang bạch bì; 16g sa sâm; 4g cam thảo, cát cánh.
Thực hiện: Sắc uống 1 thang mỗi ngày, Với bệnh nhân bị viêm họng hạt, bạn có thể dùng thêm 8g xạ can. Nếu cảm thấy khô rát họng, thêm 12g huyền sâm, 16g thạch hộc. Nếu có khạc đờm, thêm 6g bối mẫu, 8g qua lâu.
- Trị bệnh viêm amidan mạn tính
Bài 1:
Chuẩn bị: 8g thiên hoa phấn, 16g hoài sơn, sinh địa, 12g ngưu tất, huyền sâm; 8g trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu, sơn thù; 6g xạ can.
Thực hiện: Sắc uống 1 thang mỗi ngày.
Bài 2:
Chuẩn bị: 8g bối mẫu, địa cốt bì, mạch môn, thiên hoa phấn; 20g sinh địa, 12g huyền sâm, đan bì, bạch thược; 4g bạc hà, cam thảo.
Thực hiện: Sắc uống 1 thang mỗi ngày.
- Chữa thấp khớp mạn tính
Chuẩn bị: 12g mỗi vị Thiên hoa phấn, cốt toái bổ, thổ phục linh, thạch cao, đan sâm, kê huyết đằng, sinh địa, uy linh tiên, rau má, hy thiêm, độc hoạt, khương hoạt; 4g cam thảo; 8g bạch chỉ.
Thực hiện: Sắc uống 1 thang mỗi ngày.
- Chữa ban đậu biến chứng
Chuẩn bị: 20g mỗi vị Thiên hoa phấn, cát cánh, phục linh, thạch xương bồ, kha tử, cam thảo.
Thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột, thêm 7 đọt kinh giới, 7 độ tiểu trúc (lấy phần ngọn), sắc uống.
- Trị sốt rét
Chuẩn bị: 8g sài hồ, thiên hoa phấn, quế chi, hoàng cầm; 6g cam thảo và can khương.
Thực hiện: Sắc uống một thang mỗi ngày.
- Trị vàng da, người đen sạm
Chuẩn bị: 10g thiên hoa phấn.
Thực hiện: Giã nhỏ, đun với nước sôi để nguội, gạn lấy phần nước. Khi dùng, cho trẻ uống kèm với 1 thìa mật ong để chữa vàng da..
- Trị sản phụ không xuống sữa
Bài 1:
Chuẩn bị: 16 – 20g thiên hoa phấn sao tồn tính.
Thực hiện: Hòa nguyên liệu trên với nước, dùng mỗi ngày.
Bài 2:
Chuẩn bị: 8g thiên hoa phấn, đương quy, sài hồ, xuyên sơn giáp; 12g bạch thược, 6g thanh bì, cát cánh, thông thảo.
Thực hiện: Sắc uống 1 thang mỗi ngày.
Nơi mua bán vị thuốc THIÊN HOA PHẤN đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc THIÊN HOA PHẤN ở đâu?
THIÊN HOA PHẤN là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc THIÊN HOA PHẤN được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.
Giá bán vị thuốc THIÊN HOA PHẤN tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang : 110.000vnd/1kg
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội