Nội dung bài viết
Nguồn gốc bài thuốc Thanh tâm liên tử ẩm
- Tác giả: Trần Sư Văn
- Xuất xứ: Hoà tễ cục phương
Bài thuốc Thanh tâm liên tử ẩm nguyên bản:
Thành phần:
Hoàng cầm …………………………….20g,
Mạch môn đông (bỏ lõi) ………………20g,
Địa cốt bì ………………………………20g,
Xa tiền tử ………………………………20g,
Chích cam thảo ………………………..20g,
Thạch liên nhục (bỏ ruột) ……………..30g,
Bạch phục linh ………………………..30g,
Hoàng kỳ (chích mật) …………………30g,
Nhân sâm………………………………30g.

Cách dùng:
Tán bột, mỗi lần dùng 12g, sắc với 1.5 chén nước, còn 8 phân, bỏ bã, để nguội, uống lúc đói bụng, trước bữa ăn.
Sốt, thêm Sài hồ, Bạc hà sắc uống.
Công dụng Thanh tâm liên tử ẩm:
Ích khí âm, thanh Tâm hoả, chỉ lâm trọc.
Chủ trị:
Trị Tâm hoả bốc lên, Thận âm không đủ, miệng lưỡi khô ráo, di tinh, lâm trọc, lao động nặng thì phát bệnh, nhiệt ở phần dinh huyết, huyết băng, đái hạ, phiền táo, phát nóng.
Phân tích bài thuốc Thanh tâm liên tử ẩm:
Trong bài dùng Thạch liên tử thanh Tâm hoả, gỉao Tâm Thận;
Địa cốt bì, Hoàng cầm, kiện âm, trừ hư nhiệt;
Phục linh, Xa tiền tử phân lợi thấp nhiệt;
Mạch môn đông thanh Tâm dưỡng âm;
thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ, Cam thảo, để ích khí phù trợ chính khí. Các vị thuốc dùng chung có tác dụng ích khí âm, thanh Tâm nhiệt, giao thông Tâm Thận, chỉ lâm trọc.

Gia giảm:
Nếu tiểu tiện rát đau thì gia thêm Cù mạch, Biển súc.
Trong nước tiểu có máu thì gia thêm Tiểu kế, Ngẫu tiết, Bạch mao căn.
Phù thũng thì gia thêm Đông qua bì, ích mẫu thảo, Bạch mao căn.
Ứng dụng Thanh tâm liên tử ẩm trong điều trị lâm sàng:
Ứng dụng lâm sàng Thanh tâm liên tử ẩm:
Ngày nay thường dùng để điều trị đái ra máu, viêm thận mạn tính, viêm bể thận mạn tính, viêm bàng quang, viêm cơ tim do virus.

Tài liệu tham khảo:
Chứng lâm trọc phần nhiều là do thấp nhiệt gây ra. Chủ trị của bài này là do lo nghĩ lao tâm, làm huyết không đủ lực, hoả bốc lên không giao thông với thận được, nhân đó mà sinh ra di tinh, lâm trọc. Lao động nặng thì phát ra, điều này cho thấy bệnh tình trắc trở, chính khí đã hư. Tâm hoả bốc lên, thì Phế kim bị khắc phạt gây ra miệng khô, cổ ráo, hoặc do hư hoả quấy động dinh huyết, sinh ra đái hạ, băng lậu. Phiền táo phát nóng cũng là âm khí không đủ, dương khí phù việt ra ngoài gây ra. Tổng hợp lại, xem xét bệnh cơ về chứng của bài Thanh tâm liên tử ẩm này, là dấu hiệu khí âm không đủ, tâm thận không giao nhau, hư hoả động ở trong, bàng quang lại có thấp nhiệt, cho nên thành phần của bài này, là chiếu cố cả hư thực, chu đáo cả mọi mặt, có thể làm cho khí âm hổi phục, tâm hoả dịu yên, tâm thận thông với nhau, thấp nhiệt được thông lợi, thì các chứng trạng kể trên sẽ dần dần tự khỏi (Thượng Hải phương tễ học).
Lưu ý khi sử dụng Thanh tâm liên tử ẩm:
Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
Trong bài có vị Nhân sâm phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm chết người- Tuyệt đối không được dùng chung với Lê lô
Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng
Đang tiếp tục cập nhật

Tham khảo mua bán bài thuốc Thanh tâm liên tử ẩm:
(Chương trình dành riêng cho đồng nghiệp giúp mua được bài thuốc đủ vị và chất lượng tốt)
Bài thuốc Thanh tâm liên tử ẩm gồm các vị thuốc là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn, và được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng theo chuẩn Dược điển Việt Nam.
Giá bán Bài thuốc Thanh tâm liên tử ẩm (Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam) tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang:gọi 0344.198.966 để báo giá.
Tùy theo thời điểm, giá bán có thể thay đổi.
Cách thức mua:
Trước khi mua khách hàng nhất thiết phải có sự tư vấn của của các bác sỹ hoặc lương y, hoặc gọi 0344.198.966 để được chúng tôi khám bệnh trước khi dùng thuốc.
Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện, khi nhận được thuốc khách hàng mới phải thanh toán ( gọi 0344.198.966- Hỗ trợ phí vận chuyển khi mua từ 1,5 triệu vnđ trở lên).
Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, Chúng tôi có thể bào chế bài thuốc này thành thuốc sắc sẵn vô trùng, thuốc hoàn tán, thuốc cô đặc…