Thạch lựu bì

Thạch lựu bì

Tên gọi Thạch lựu bì:

Tên khác: bạch lựu, tháp lựu, lựu chùa tháp, An thạch lựu, Toan thạch lựu, Thiên tương,…

Tên khoa học: Punica granarum. Họ khoa học: Thuộc họ lựu (Punicaceae).

Thạch lựu bì

Cây Thạch lựu bì:

Mô tả:

Cây lựu là một cây thuộc mộc, cao chừng 3-4m, cây nhỏ, có khi có gai. Lá dài, nhỏ, mềm, mỏng, đơn. Mép nguyên có khi mọc thành cụm nhưng thường mọc so le hoặc hơi mọc đối, cuống ngắn. Mùa hạ nở hoa màu đỏ tươi hoặc màu trắng hoặc mọc riêng lẻ hoặc từng sim có độ 3 hoa.

Qủa to bằng nắm tay. Đầu quả còn 4-5 lá đài tồn tại. Vỏ dày, ngoài da sắc lục, khi chín có màu vàng đỏ lốm đốm. Trong quả có 8 ngăn xếp thành 2 tầng, tầng trên có 5 ngăn tầng dưới có 3 các loại ngăn phân cách bởi các màng mỏng, hạt rấtnhiều, hình 5 cạnh sắc hồng trắng.

Thạch lựu bì

Thu hái, sơ chế:

Vỏ thân và vỏ rễ có thể thu hái quanh năm. Quả và vỏ quả được thu hoạch vào tháng 6 – 7 hằng năm.

Sau khi đào lấy rễ, đem rửa sạch rồi bóc lấy vỏ, sấy hoặc phơi khô. Vỏ quả lấy khi còn tươi, sau đó bỏ màng trong rồi đem thái nhỏ và sấy cho khô. Nếu dùng vỏ khô thì đem rửa sạch rồi dùng thìa cạo bỏ lớp màng trong, sau đó đồ cho vỏ mềm, thái mỏng và đem sao qua để dùng dần.

Thạch lựu bì

Bộ phận dùng:

Ta dùng vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ phơi hay sấy khô hay có khi dùng vỏ quả lựu phơi hay sấy khô.

Vị thuốc Thạch lựu bì:

Mô tả dược liệu:

Vỏ hình phiến hoặc hình quả bầu không đều, lớn nhỏ không đồng nhất, dày 1,5-3mm. Mặt ngoài màu nâu đỏ, màu vàng nâu hoặc nâu tối, hơi sáng bóng, thô, có nhiều núm nhô lên, đôi khi có đài không rụng hình ống nhô lên và cuống quả ngắn, thô hoặc vết cuống quả. Mặt trong màu vàng hoặc nâu đỏ, có vết còn sót lại của cuống quả dạng lưới nhô lên. Chất cứng, giòn, mặt bẻ màu vàng hơi có dạng hạt nhỏ. Không mùi, vị đắng, se.

Thạch lựu bì

Bào chế:

Vỏ quả lựu rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát dùng dần.

Ngoài ra có thể sao lên, hoặc sao cháy (thán thạch lựu bì).

Bảo quản:

Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát, không để dược liệu quá 2 năm.

Thành phần hóa học:

Vỏ quả chứa acid ursolic, acid betulic, granatin và isoquercetin.

Vỏ rễ chứa 2% tannin và 0.5 – 0.7% alkaloid (trong alkaloid phân lập nhận thấy một số hoạt chất như pseudopelletierin, methylpelletiarin, pelletierin và isopelletierin).

Vỏ thân chứa pelletierin và một số alkaloid khác nhưng hàm lượng thấp hơn so với vỏ rễ.

Dịch quả chứa glucose, maltose, fructose, acid malic và acid citric.

Tỷ lệ thành phần hóa học của thạch lựu có thể thay đổi tùy vào điều kiện trồng, cách chăm sóc và phương pháp bào chế, bảo quản dược liệu.

Thạch lựu bì

Tác dụng dược lý:

  • Tác dụng kháng khuẩn: Dược liệu có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ, phẩy khuẩn tả, liên cầu khuẩn, vi khuẩn lao, virus cúm và một số loại nấm gây bệnh ở người.
  • Tác dụng chống ký sinh trùng: Hoạt chất pelletierine trong vỏ quả lựu có tác dụng ức chế giun móc.
  • Tác dụng ức chế tế bào ung thư: Các thành phần chống oxy hóa trong quả lựu có tác dụng ức chế quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư.
  • Tác dụng đối với tim mạch: Nước ép từ quả lựu có tác dụng giảm nồng độ cholesterol và tăng cường lưu lượng máu tuần hoàn trong động mạch vành tim. Do đó quả lựu có tiềm năng được sử dụng để phòng ngừa và điều trị chứng đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim.
  • Tác dụng đối với da: Tannin trong thạch lựu có tác dụng làm săn da và sát trùng, kháng khuẩn mạnh.
  • Độc tính: Sử dụng alkaloid trong thạch lựu với liều cao có thể gây ngưng thở và chết súc vật thực nghiệm. Nếu dùng liều thấp hơn có thể gây mệt mỏi, cảm giác châm chích, chóng mặt, giật đùi/ chân, rối loạn thị giác,… Dùng liều cao có thể gây buồn ngủ, hoa mắt, tiêu chảy, chóng mặt, nôn mửa, đau đầu và giãn đồng tử.
  • Tác dụng chống viêm mãn tính: Lựu là một trong những loại trái cây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Một số nghiên cứu khoa học cũng đã cho thấy, loại quả này có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng viêm mãn tính, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, ung thư, bệnh tiểu đường, Alzheimer,…
  • Tác dụng phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt: Chiết xuất từ quả lựu có tá dụng làm chậm và tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
  • Tác dụng hạ huyết áp: Uống nước ép từ quả lựu thường xuyên có thể hạ huyết áp đáng kể.
  • Hỗ trợ điều trị viêm khớp: Các hợp chất chống oxy trong quả lựu như axit punic, punicalagins, quercetin có thể kiểm soát hiện tượng viêm ở khớp và hạn chế các triệu chứng đau nhức phát sinh.
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương: Lựu có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương do giảm lưu lượng máu. Theo các chuyên gia, loại quả này có thể làm giãn mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu đến dương vật.
  • Tác dụng chống nấm: Hợp chất thực vật trong quả lựu có tác dụng chống lại hoạt động của nấm Candida albicans (một loại vi nấm gây nhiễm trùng âm đạo, dạ dày và da).
Thạch lựu bì

Thạch lựu bì chữa bệnh:

Tính vị quy kinh:

Tính vị: Vị chua sáp, tính ôn.

Quy kinh: Qui kinh Vị Đại tràng.

Tác dụng:

Vỏ quả có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.

Chủ trị:

Chứng tả lỵ  lâu ngày, lòi dom (thóat giang). Trị lãi đũa và sán vv.

Cách dùng:

Thạch lựu được sử dụng chủ yếu ở dạng sắc uống với liều lượng 15 – 30g/ ngày.

Chứng tả lị mới phát không dùng độc vị Thạch lựu bì.

Có thể dùng vỏ thân, cành rễ Thạch lựu nhưng thuốc có độc cần thận trọng. Những người yếu, trẻ em nhỏ, phụ nữ có thai không nên dùng.

Bài thuốc:

  • Trị giun: Thạch lựu bì căn 12g, Kiên ngưu tử 2g, Vô di 10g. Sắc uống ngày một thang. (Thạch Lựu Thang- Ngoại Đài Bí Yếu)
  • Trị có thai bị xích bạch lị: A giao 30g, Thạch lựu bì 90g, Địa cốt bì 30g, Đương quy 30g, Hoàng bá 30g, Khung cùng 30g. Tán bột làm hoàn, mỗi lần dùng 12-14g/ ngày 3 lần uống với nước cháo hẹ. (Thạch Lựu Bì Tán II- Thái Bình Thánh Huệ Phương).
  • Trị giun đũa và giun kim: Binh lang, Thạch lựu bì đều 15g. Sắc nước uống. (Binh Lang Tán).
  • Chữa lị mạn tính: Thạch lựu bì, A giao (hòa uống), Đương qui đều 10g, Hoàng liên, Hoàng bá, Can khương  đều 5g, Cam thảo 3g. Sắc uống. (Hoàng Liên Thang gia giảm).
Thạch lựu bì
  • Trị giun chỉ: Thạch lựu bì, Binh lang, Quán chúng đều 10g, Sử quân tử 15g. Sắc uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
  • Trị sán: Thuốc trị sán theo Dược thư của Pháp: Vỏ lựu khô tán vừa phải 60g, nước cất 750g. Ngâm bột trong 6 giờ. Sắc còn 500ml gạn và lọc. Sáng sớm uống thuốc chia làm 2 hay 3 lần, cứ cách nữa giờ 1 lần, sau khi uống liều cuối được 2 giờ thì uống 1 liều thuốc tẩy. Khi uống thuốc cần nằm nghỉ, nhắm mắt cho đỡ mệt. Hoặc Vỏ rễ lựu, Đại hoàng, Hạt cau đều 4g, nước 750ml. Sắc còn 300ml. Tối hôm trước nhịn đói, sáng hôm sau uống thuốc chia làm 2 – 3 lần. Trong khi uống thuốc cần nằm nghỉ, đợi khi nào thật buồn đi tiêu mới đi, lúc đi cầu mông nhúng hẳn vào chậu nước ấm cho sán ra hết. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

 Nơi mua bán vị thuốc THẠCH LỰU BÌ đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc THẠCH LỰU BÌ ở đâu?

THẠCH LỰU BÌ là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc THẠCH LỰU BÌ được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.

Giá bán vị thuốc THẠCH LỰU BÌ tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang: gọi tới sdt 0344.198.966 để biết thêm chi tiết.

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.