Tang ký sinh

Tang ký sinh

Tên gọi Tang ký sinh:

Tên khác: Tầm gửi cây dâu, Ký sinh cây dâu,…

Tên khoa học: Loranthus gracilifolius Schult. Họ: Tầm gửi (Loranthaceae).

Cây tang ký sinh:

Mô tả:

Cây nhỏ, thường xanh, ký sinh trên thân cây dâu tằm nhò các rễ mút. Cành hình trụ, khúc khuỷu, màu xám hay nâu đen. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 3 – 8cm, rộng 2,5 – 5cm, gốc thuôn hoặc hơi tròn, đầu tù đôi khi lõm, mép hơi lượn sóng, gân phụ cong; cuống lá ngắn.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm rất ngắn gần như hình tán; lá bắc nhỏ hình tam giác; hoa màu đỏ hoặc hồng tím; đài hình chùy có răng rất nhỏ, tràng hình trụ hơi phình ở giữa, có lông; nhị 4, chỉ nhị dài hơn bao phấn; bầu hạ.

Quả hình bầu dục, có vết tích của đài tồn tại.

Mùa hoa quả: tháng 1-3.

Tang ký sinh

Thu hái, sơ chế:

Các bộ phận của tang ký sinh thường được thu hái quanh năm. Khi thu hái cần để lại rễ nhằm giúp cây tiếp tục sinh trưởng.

Sơ chế: Đem bỏ các tạp chất, lá hư,… sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Hoặc có thể tẩm rượu sao qua (tuy nhiên cách này ít khi được sử dụng).

Bộ phận dùng:

Thân, cành mang lá của cây tầm gửi trên cây dâu tằm.

Vị thuốc tang ký sinh:

Mô tả dược liệu:

Những đoạn thân, cành hình trụ, dài 3 cm đến 4 cm, đường kính 0,3 cm đến 0,7 cm, có phân nhánh, những mấu lồi là vết của cành và lá. Mặt ngoài màu nâu xám, có nhiều lỗ bì nhỏ, đôi khi có những vết nứt ngang. Chất cứng rắn. Mặt cắt ngang thấy rõ ba phần: phần vỏ mỏng màu nâu, gỗ trắng ngà, ruột màu xám và xốp. Lá khô nhăn nhúm, nguyên hoặc bị cắt thành từng mảnh. Lá hình trái xoan, đầu và gốc phiến lá hơi nhọn, màu nâu xám, dài 3,5 cm đến 4,5 cm, rộng 2,5 cm đến 3,5 cm, cuống lá dài 0,4 cm đến 1,2 cm, gân lá hình mạng lưới.

Tang ký sinh

Bào chế:

Dùng dao đồng cắt nát, phơi dưới bóng râm cho khô, kỵ lửa (Lôi Công Bào Chích Luận) – theo Trung y.

Lấy toàn bộ thân, cành, lá và quả dược liệu, mang về nhặt bỏ những lá sâu và tạp chất, thái nhỏ phơi khô hoặc tẩm rượu sao qua – theo kinh nghiệm Việt Nam.

Bảo quản:

Dược liệu dễ bị hư hại, ẩm mốc, vì vậy cần bảo quản ở nơi khô thoáng và kín gió.

Thành phần hóa học:

Trong thân và lá Tang ký sinh có chứa quercetin và avicularin. Ngoài ra bên trong lá còn chứa một số thành phần hóa học khác gồm: Hyperosid, d–catechin và quercitrin.

Tang ký sinh

Tác dụng dược lý:

Tác dụng hạ huyết áp: Thực nghiệm trên chó gây mê với liều 2g/ kg tầm gửi dâu dạng cao lỏng nhận thấy có tác dụng giãn mạch ngoại biên và giảm huyết áp.

Tác dụng an thần và giảm nhu động ruột: Thực nghiệm trên ruột thỏ cô lập nhận thấy thành phần Hexobarbital có khả năng an thần và kéo dài giấc ngủ. Đồng thời có khả năng giảm trương lực cơ trơn và nhu động ruột.

Tang ký sinh chữa bệnh:

Tính vị quy kinh:

Tính vị: vị đắng, tính bình.

Quy kinh: vào 2 kinh can thận.

Tang ký sinh

Tác dụng:

Bổ can thận, trừ phong thấp, mạnh gân xương, an thai, lợi sữa.

Chủ trị:

  • Gân cốt tê đau, động thai, sản hậu, không xuống sữa.
  • Hội chứng ứ bế phong thấp hư đau khớp, lưng dưới và đầu gối
  • Ðộng thai, thai dọa sảy do Can, Thận suy
  • Cao huyết áp

Cách dùng:

Tầm gửi dâu được dùng ở dạng sắc uống và dùng ngoài. Nếu dùng để uống, chỉ nên sử dụng từ 12 – 20g/ ngày.

Tang ký sinh

Bài thuốc:

  • Chữa tăng huyết áp:

Tang ký sinh 16g; Chi tử, Câu đằng, Ngưu tất, Ý dĩ, Mã đề, mỗi vị 12g; Xuyên khung, Trạch tả, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa tăng huyết áp ở người trẻ, hoặc do rối loạn tiền mãn kinh:

Tang ký sinh 20g; Rau má 30g; Hoa hoè, Lá tre, Cỏ tranh, mỗi vị 20g; Hạt muồng, Cỏ nhọ nồi, mỗi vị 16g; Ngưu tất 12g; Hạ khô thảo l0g; Tâm sen 8g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa tăng huyết áp ở người cao tuổi:

a) Tang ký sinh 12g; Mẫu lệ 20g; Hà thủ ô 16g; Kỷ tử, Sinh địa, Quả dâu chín, Ngưu tất, mỗi vị 12g; Trạch tả 8g. Sắc uống ngày một thang.

b) Tang ký sinh, Bạch truật, Đảng sâm, Táo nhân, Long nhãn, Ngưu tất, mỗi vị 12g; Đương quy, Viễn chí, Hoa hoè, Hoàng cầm, mỗi vị 8g; Mộc hương 4g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa tăng huyết áp kèm theo tăng cholesterol máu:

a) Tang ký sinh, Câu đằng, Hoa hoè, Thiên ma, Ngưu tất, Ý dĩ, mỗi vị 16g; Bạch truật 12g, Phục linh 8g; Bán hạ chế, Cam thảo, Trần bì, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

b) Tang ký sinh, Hoa hoè, Hoàng cầm, mỗi vị 16g; Trúc nhự, Long đởm thảo, mỗi vị 12g; Chỉ thực, Phục linh, Bán hạ chế, mỗi vị 8g; Trần bì, Cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa xơ cứng động mạch vành, hoặc thời kỳ Ổn định sau nhồi máu cơ tim:

Tang ký sinh 16g; Hà thủ ô 20g; Kỷ tử, Hoàng tinh, mỗi vị 16g; Thục địa, Thạch hộc, Quy bản, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa viêm cầu thận mạn tính:

Tang ký sinh, Câu đằng, Mã đề, mỗi vị 16g; Cúc hoa, Sa sâm, Ngưu tất, Đan sâm, Quy bản, Trạch tả, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa liệt nửa người không hôn mê do tai biển mạch máu não:

Tang ký sinh 16g; Thạch quyết minh 20g; Câu đằng, Kê huyết đằng, mỗi vị 16g; Ngưu tất, Cúc hoa, Địa long, Hà thủ ô, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa Hệ dây thần kinh VII ngoại biên:

Tang ký sinh, Ké đầu ngựa, Kê huyết đằng, Ngưu tất, mỗi vị 12g; Quế chi, Bạch chỉ, Uất kim, Trần bì, Hương phụ, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa đau dây thần kinh hông do thoái hóa cột sống gây chèn ép:

Tang ký sinh 16g; Thục địa, Cẩu tích, Tục đoạn, Ngưu tất, Đảng sâm, Ý dĩ, Bạch truật, Hoài sơn, Tỳ giải, Hà thủ ô, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

  • Thuốc phòng bệnh viêm khớp dạng thấp tái phát:

Tang ký sinh 16g; Độc hoạt, Phòng phong, Đảng sâm, Phục linh, Ngưu tất, Đỗ trọng, Sinh địa, Bạch thược, mỗi vị 12g; Tế tân, Tần giao, Đương quy, Quế chi, Phụ tử chế, mỗi vị 8g; Cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa thấp khớp mạn, đau nhức:

Tang ký sinh 12g; Đảng sâm 20g; Hoài sơn 16g; U chặc chìu, Kê huyết đằng, Đan sâm, Thục địa, Xích thược, Thổ phục linh, Thiên niên kiện, Độc hoạt, Khương hoạt, Đỗ trọng, mỗi vị 12g; Ngưu tất l0g; Nhục quế 8g. Sắc uống ngày một thang.

Tang ký sinh
  • Chữa đau lưng:

Tang ký sinh, Ngưu tất, Cẩu tích, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa đau lưng cấp do co cứng các cơ:

Tang ký sinh, Khương hoạt, Ngưu tất, mỗi vị 12g; Phục linh l0g; Quế chi, Thương truật, mỗi vị 8g; Can khương 6g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa chân tay tê bại, lắc sữa:

Tang ký sinh 30g, Ngưu tất 12g. Sắc uống ngày một thang.

 Nơi mua bán vị thuốc TANG KÝ SINH đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc TANG KÝ SINH ở đâu?

TANG KÝ SINH là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc TANG KÝ SINH được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.

Giá bán vị thuốc TANG KÝ SINH tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang: gọi tới sdt 0344.198.966 để biết thêm chi tiết.

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.