Nội dung bài viết
Đại cương về tăng huyết áp
Định nghĩa
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.
Tăng huyết áp: Tổ chức Tăng huyết áp Thế giới và Uỷ ban Quốc gia Cộng lực Hoa kỳ (1997) đều thống nhất một người lớn bị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu trên hoặc bằng 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương trên hoặc bằng 90mmHg.

Dịch tễ học
Ở các nước Châu Âu – Bắc Mỹ tỷ lệ tăng huyết áp trong nhân dân chiếm 15 – 20% ở người lớn.
Ở Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp chung là 11,8% (Bộ Y Tế Việt Nam, 1989). Tỉ lệ này gia tăng đáng quan tâm vì trước 1975 tỉ lệ này ở miền Bắc Việt nam chỉ có 1-3%(Đặng Văn Chung). Tại BVTW Huế năm 1980 tỉ lệ tăng huyết áp trong số các bệnh nội khoa chỉ có 1% nhưng 10 năm sau, năm 1990, đã tăng đến 10%. Thống kê gần đây nhất của Viện Tim Mạch tại Miền Bắc Việt Nam cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 16,3% (2002).
Nguyên nhân
- Phần lớn tăng huyết áp ở người trưởng thành đều không rõ nguyên nhân (tăng huyết áp nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát):
- Các nguyên nhân thường gặp ở tăng huyết áp thứ phát bao gồm:
- Bệnh thận cấp hoặc mạn tính: viêm cầu thận cấp/mạn, viêm thận kẽ, sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thận
- Hẹp động mạch thận
- U tuỷ thượng thận
- Cường Aldosteron tiên phát (Hội chứng Conn)
- Hội chứng Cushing
- Bệnh lý tuyến giáp/cận giáp, tuyến yên
- Do thuốc, liên quan đến thuốc (kháng viêm Non-steroid, thuốc tránh thai, corticoid, …)
- Nhiễm độc thai nghén
- Yếu tố tâm thần
Yếu tố nguy cơ:
Tuổi. Nguy cơ gia tăng áp lực máu theo độ tuổi. Qua tuổi trung niên, tăng huyết áp phổ biến hơn ở nam giới. Phụ nữ có nhiều khả năng phát triển bệnh tăng huyết áp sau khi mãn kinh.
Chủng tộc. Tăng huyết áp đặc biệt phổ biến ở người da đen, thường phát triển ở độ tuổi sớm hơn ở người da trắng. Biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ và đau tim cũng phổ biến hơn ở người da đen.
Lịch sử gia đình. Tăng huyết áp có xu hướng truyền thống trong gia đình.
Thừa cân hoặc béo phì.
Không vận động.
Sử dụng thuốc lá.
Quá nhiều muối (sodium) trong chế độ ăn uống. Quá nhiều natri trong chế độ ăn uống có thể làm cơ thể giữ lại chất dịch, làm tăng huyết áp.
Quá ít kali trong chế độ ăn uống. Kali giúp cân bằng lượng natri trong tế bào.
Quá ít vitamin D trong chế độ ăn.
Uống quá nhiều rượu.
Căng thẳng.
Một số bệnh mãn tính. Một số vấn đề mãn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, bao gồm cholesterol cao, tiểu đường, bệnh thận và ngưng thở khi ngủ.
Đôi khi mang thai góp phần làm tăng huyết áp.
Biến chứng:
Không kiểm soát được huyết áp cao có thể dẫn đến:
- Đau tim hoặc đột quỵ. Huyết áp cao có thể gây ra xơ cứng và dày thành các động mạch (xơ vữa động mạch), có thể dẫn đến một cơn đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng.
- Phình mạch. Tăng huyết áp có thể gây ra các mạch máu suy yếu và lồi ra, tạo thành phình mạch. Nếu vỡ phình mạch, có thể đe dọa tính mạng.
- Suy tim. Để bơm máu chống lại các áp lực cao hơn trong mạch, cơ tim dày lên. Cuối cùng, các cơ dày có thể có một thời gian khó khăn để bơm đủ máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể, có thể dẫn đến suy tim.
- Suy thận và thu hẹp các mạch máu trong thận. Điều này có thể làm cho cơ quan này không hoạt động bình thường.
- Các mạch máu trong mắt dày lên, bị hẹp hay bị rách. Điều này có thể dẫn đến mất thị lực.
- Hội chứng chuyển hóa. Hội chứng này là một nhóm các rối loạn trao đổi chất của cơ thể bao gồm chu vi vòng bụng tăng lên, chất béo trung tính cao, lipoprotein mật độ cao thấp (HDL), cholesterol, huyết áp và mức insulin cao.
- Rắc rối với bộ nhớ hoặc hiểu biết. Không kiểm soát được tăng huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi.

Triệu chứng lâm sàng
Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng.
Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như nhức đầu, hồi hộp, dễ mệt, đau ngực, khó thở…hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.
– Giai đoạn đầu, ngoài việc đo thấy huyết áp tăng cao, đa số bệnh nhân không thấy biểu hiện gì; một số bệnh nhân khi nghe tim có thể thấy tiếng T2 đanh, tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm.
– Khi tăng huyết áp kéo dài, gây tổn thương cơ quan đích như tim, thận, não… thì sẽ thấy các triệu chứng liên quan kèm theo.
Cận lâm sàng
– X quang: quai động mạch chủ vồng, cung tim trái giãn.
– Điện tim: dày thất trái, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim.
– Soi đáy mắt: tăng huyết áp giai đoạn 2 thấy động mạch đáy mắt ngoằn nghèo hoặc hẹp cục bộ; giai đoạn 3 thấy biểu hiện vữa xơ động mạch nhỏ hoặc xuất huyết võng mạc, phù gai thị.

– Xét nghiệm:
+ Nước tiểu: giai đoạn đầu không thấy rối loạn đặc biệt; khi có tổn thương thận sẽ thấy protein niệu, trụ hình…
+ Sinh hóa máu: khi có rối loạn chức năng thận sẽ thấy urê, creatinin tăng cao.
Biện pháp phòng ngừa
Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì: duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 20 đến 25 kg/m2. Sẽ giảm 5-10 mmHg khi giảm mỗi 10kg
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Nên ăn: Hoa quả, rau, ngũ cốc thô như gạo lứt, các loại đậu…, thực phẩm nhiều xơ
Ăn nhạt (dưới 100mmol Natri/ngày)
Không nên ăn: các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò…, lòng đỏ trứng, nội tạng, tiết động vật, các loại thức ăn nhanh (mì tôm…) và thực phẩm ăn sẵn chiên rán.
Tăng cường tập luyện thể lực đều đặn khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày, 5 đến 7 ngày/tuần.
Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.
Từ bỏ những thói quen xấu
Bỏ hút thuốc lá
Hạn chế uống rượu quá mức
Hạn chế stress, căng thẳng quá mức
Tây y điều trị bệnh tăng huyết áp
Phân loại
Tăng huyết áp nguyên phát
Tăng huyết áp nguyên phát, hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn, là loại tăng huyết áp phổ biến nhất, chiếm đến 95% số trường hợp và biến chứng dần theo thời gian. Gọi là nguyên phát hay vô căn vì bác sĩ không thể xác định nguyên nhân tăng huyết áp một cách cụ thể.
Tăng huyết áp thứ phát
Tăng huyết áp thứ phát chiếm 5-10% số trường hợp được chẩn đoán. Khác với tăng huyết áp nguyên phát, bác sĩ luôn xác định được nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát.
Phân loại HA ở người lớn ≥ 18 tuổi (theo JNC VII, 2003)
HA bình thường | < 120 | và | < 80 |
Tiền THA | 120 – 139 | hoặc | 80 – 90 |
THA giai đoạn 1 | 140 – 159 | và/ hoặc | 90 – 99 |
THA giai đoạn 2 | ≥ 160 | hoặc | ≥ 100 |
Điều trị:
2.1. Mục tiêu:
- Đưa huyết áp trở về trị số sinh lý ổn định.
- Ngăn ngừa các biến chứng.
- Cải thiện các biến đổi bất thường ở các động mạch lớn.
2.2. Thuốc điều trị tăng huyết:
Cần nắm vững cơ chế tác dụng, tác dụng phối hợp các loại thuốc điều trị tăng huyết áp và các tác dụng phụ khi sử dụng trước mắt và lâu dài.
Có các nhóm thuốc sau:
- Lợi tiểu
- Chẹn giao cảm
- Các thuốc ức chế men chuyển
- Thuốc chẹn kênh canxi
- Thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương: Có nhiều loại nhưng hiện nay ít dùng do có nhiều tác dụng phụ dù có hiệu quả.
- Thuốc dãn mạch

Đông y điều trị bệnh tăng huyết áp
Theo y học cổ truyền, các triệu chứng mô tả trong bệnh tăng huyết áp thuộc phạm trù chứng huyễn vựng, đầu thống. Khi bệnh tiến triển nặng lên, gây tăng huyết áp nguy hiểm hoặc gây đột quỵ não thì y học cổ truyền xếp trong phạm trù chứng trúng phong
- Nguyên tắc điều trị chung trong đông y là:
- Hạ áp: Rễ nhàu.
- An thần: Táo nhân, Thảo quyết minh.
- Lợi tiểu: Trạch tả, Mã đề, Ngưu tất.
- Bền thành mạch: Hoa hòe.

Thể can dương xung
Pháp trị: Bình can, giáng nghịch. Bình can, tức phong (nếu là cơn tăng huyết áp).
Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài Thiên ma câu đằng ẩm: Thiên ma 8g, Câu đằng 12g, Hoàng cầm 10g, Chi tử 12g, Tang ký sinh 12g, Hà thủ ô 10g, Đỗ trọng 10g, Phục linh 12g, Ích mẫu 12g, Thạch quyết minh 20g, Ngưu tất 12g.
+ Bài Linh dương câu đằng thang: Linh dương giác 4g, Trúc nhự 20g, Câu đằng 12g, Sinh địa 20g, Bạch thược 12g, Tang diệp 8g, Phục thần 12g, Cúc hoa 12g, Bối mẫu 8g, Cam thảo 4g.
Thể thận âm hư
Pháp trị: Tư âm, tiềm dương. Tư bổ can thận.
Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài thuốc hạ áp (xuất xứ 30 công thức thuốc): Thục địa 20g, Ngưu tất 10g, Rễ nhàu 20g, Trạch tả 10g, Mã đề 20g, Táo nhân 10g, Hoa hoè 10g.
Thể đờm thấp
Pháp trị: Hóa đờm trừ thấp.
Bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài thuốc hạ áp (xuất xứ 30 công thức thuốc), gồm: Thục địa 20g, Ngưu tất 10g, Rễ nhàu 20g, Trạch tả 10g, Mã đề 20g, Táo nhân 10g. Hoa hoè 10g.