Tang cúc ẩm

Tang cúc ẩm

Nguồn gốc bài thuốc Tang cúc ẩm

Tác giả: Ngô Cúc Thông

Xuất xứ: Ôn bệnh điều biện

Bài thuốc Tang cúc ẩm nguyên bản

Thành phần

Tang diệp 12g

Cúc hoa 12g

Hạnh nhân 12g

Liên kiều 6 – 12g

Cát cánh 8 – 12g

Lô căn 8 – 12g

Bạc hà 2 – 4g

Cam thảo 2 – 4g

  • Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 – 2 thang.
Tang cúc ẩm
Thành phần bài thuốc Tang cúc ẩm

Công dụng

Sơ phong, thanh nhiệt, tuyên phế, chỉ khái.

Chủ trị

Trị phong ôn giai đoạn đầu, biểu hiện: ho, sốt không nhất định, miệng hơi khát, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Phù.

Phân tích bài thuốc

Tang diệp, Cúc hoa là chủ dược, có tác dụng sơ tán phong nhiệt ở thượng tiêu; Bạc hà phụ vào và tăng tác dụng của 2 vị trên; Hạnh nhân, Cát cánh, tuyên Phế chỉ khái; Liên kiều tính đắng, hàn, thanh nhiệt, giải độc; Lô căn tính ngọt hàn thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khái; Cam thảo có tác dụng điều hoà các vị thuốc hợp với Cát cánh thành bài ‘Cát căn thang’, có tác dụng tuyên Phế, chỉ khái, lợi yết hầu.

tang diệp
Vị thuốc tang diệp

Gia giảm

  • Nếu ho đờm nhiều gia thêm Qua lâu nhân, Bối mẫu để thanh phế hóa đờm.
  • Nếu đờm nhiều, vàng đặc, lưỡi đỏ rêu vàng thêm Hoàng cầm, Đông qua nhân để thanh nhiệt, hóa đờm.
  • Nếu trong đờm có máu gia Bạch mao căn, Thuyên thảo để lương huyết chỉ huyết.
  • Nếu miệng khát gia Thiên hoa phấn, Thạch hộc để thanh nhiệt, sinh tân.
  • Nếu sốt cao khó thở gia Sinh Thạch cao, Tri mẫu để thanh phế vị.
  • Bài thuốc này gia Bạch tật lê, Quyết minh tử, Hạ khô thảo trị viêm màng tiếp hợp đau mắt đỏ có kết quả tốt.
  • Gia Ngưu bàng tử, Thổ ngưu tất, Liên kiều trị Viêm amydale cấp.
cúc hoa
Vị thuốc cúc hoa

Ứng dụng Tang cúc ẩm trên thực tế

Tác dụng trong lâm sàng

Bài thuốc thường được dùng trị bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm, viêm Phế quản thuộc chứng phong nhiệt ảnh hưởng đến Phế, gây nên ho, sốt, mề đay, viêm não B, ho gà.

Số liệu thực tế trong hiệu quả điều trị

  • Trị cúm: Dùng ‘Tang cúc ẩm’ gia giảm trị 50 ca. Kết quả: Sau khi uống 2 ngày, 86.5% hạ sốt, một số triệu chứng giảm nhẹ, đa số uống 4 ngày là khỏi (Quảng Đông trung y 2, 1959).
  • Trị kết mạc viêm cấp: Thêm Bồ công anh, Ngân hoa, Hoàng liên, trị 14 ca. Kết quả: Khỏi 13, đỡ 1. Một số uống 1-2 thang đã khỏi bệnh (Xích cước y sinh tạp chỉ 2, 1977).
  • Trị viêm đường hô hấp trên: Trị 375 ca, khỏi 359, đỡ 16 (Phúc Kiến trung y dược 6, 1957).
  • Trị viêm não Nhật Bản: Thêm Ngưu bàng tử, Ngân hoa. sốt cao thêm Thạch cao. Trị bệnh do tà nhiệt ở phần Vệ, mồ hôi không ra được, có kết quả tốt (Sơn đông y san 3, 1968).
  • Trị ban sởi: Trị 127 ca. Sau khi uống 1-2 thang, ban mọc ra, toàn bộ đều tốt (Trung y tạp chí 2, 1959).
  • Trị ho gà: Trị 11 ca. 5-7 ngày là một liệu trình. Nếu chưa khỏi, có thể uống tiếp. Kết quả: Toàn bộ đều khỏi. Thời gian uống thuốc: ít nhất là 10 ngày, nhiều nhất là 34 ngày, một số uống 8 ngày đã khỏi (Trung cấp y san 1, 1960)

Tham khảo

Trong sách ‘Ôn bệnh điều biện’ Ngô Cúc Thông giải thích rằng: “Ho là nhiệt tà xâm lấn lạc của Phế, mình không nóng dữ là bệnh tà không nặng lắm, hơi khát là nhiệt không nhiều’. Lại nói: “Đây là bài thuốc có vị cay, ngọt, vị cay, mát, hơi đắng để hóa phong, làm cho Phế là tạng ở bên trong mát (thanh) mà trống rỗng, hơi đắng thì giáng xuống, cay mát thì bình hoả, lập ra bài này là để tránh thuốc tân ôn làm hại’ (Thượng Hải phương tể học).

Lưu ý khi sử dụng:

  • Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
  • Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng
  • Ngưu tất có tính hoạt huyết tương đối mạnh và đi xuống, là vị thuốc kỵ thai, có thai dùng thận trọng.
  • Bối mẫu phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý
  • Qua lâu phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử, Ô uế, Thiên hùng, khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý
  • Vị thuốc thạch hộc kỵ Cương tằm, Ba đậu
  • Bạch mao căn là Vị thuốc lợi tiểu mạnh nên kỵ thai, có thai dùng thận trọng

Tham khảo mua bán bài thuốc

(Chương trình dành riêng cho đồng nghiệp giúp mua được bài thuốc đủ vị và chất lượng tốt)

Bài thuốc Tang Cúc Ẩm gồm các vị thuốc là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn, và được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng theo chuẩn Dược điển Việt Nam.

Giá bán Bài thuốc Tang Cúc Ẩm (Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam) tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang:gọi 0344.198.966 để báo giá.

Tùy theo thời điểm, giá bán có thể thay đổi.

Cách thức mua:

+Trước khi mua khách hàng nhất thiết phải có sự tư vấn của của các bác sỹ hoặc lương y, hoặc gọi 0344.198.966 để được chúng tôi khám bệnh trước khi dùng thuốc.

+Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

+Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện, khi nhận được thuốc khách hàng mới phải thanh toán ( gọi 0344.198.966 – Hỗ trợ phí vận chuyển khi mua từ 1,5 triệu vnđ trở lên).

+Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, Chúng tôi có thể bào chế bài thuốc này thành thuốc sắc sẵn vô trùng, thuốc hoàn tán, thuốc cô đặc…