Tang chi

Tang chi

Tên gọi Tang chi:

Tên khác: cành dâu, cành non cây dâu tằm,….

Tên khoa học: Ramulus Mori Albae. Thuộc họ: Dâu tằm – Moraceae.

Tang chi

Cây dâu tằm:

Mô tả:

Cây dâu có thể cao 10-15m nếu không thu hái thường xuyên. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt. Hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi 3). Hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả mọc trong các lá đài, màu đỏ, sau đen sẫm, ăn được, còn dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu để uống, mùi thơm, vị chua ngọt.

Tang chi

Thu hái, sơ chế:

Cành dâu hái vào mùa xuân và cuối hạ, bỏ lá cắt thành phiến phơi hay sấy khô, dùng tươi, khô hoặc sao hơi vàng.

Bộ phận dùng:

Cành dâu.

Vị thuốc tang chi:

Mô tả dược liệu:

Cành hình trụ dài, đôi khi có nhánh. Mặt ngoài màu vàng xám hoặc vàng nâu , có nhiều lỗ vỏ màu nâu vàng và các nếp vân dọc nhỏ, có những vết sẹo cuống lá gần hình bán nguyệt màu trắng xám và những chồi nách nhỏ màu nâu vàng . Chất cứng, dai, chắc. Hơi có mùi, vị nhạt.

Tang chi

Bào chế:

Tang chi là cành non cây dâu. Nên chọn cành dâu nhỏ ở đầu ngọn bằng đầu đũa, hái vào mùa xuân và cuối hạ, bỏ lá, cắt thành phiến phơi hay sấy khô, dùng tươi, khô, hoặc sao hơi vàng.

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học:

Mulberrin, mulberrochromene, cyclomulberrin, cyclomulberrochromene, morin, cudranin, tetrahydroxystilbene, dihydro morin, dihydro keempterol, fructose, glucose, arabinose, xylose, stachyose, sucrose, chất tanin, flavon, tang bì tố.

Tác dụng dược lý:

Tang chi có tác dụng hạ áp. Dịch ngâm kiệt Tang chi có tác dụng dưỡng lông đối với thỏ và cừu.

Thuốc có tác dụng làm tăng chuyển dạng lym phô bào, dùng tốt đối với các bệnh mạn tính mà tỷ lệ chuyển dạng lymphô bào thấp như xơ gan, viêm thận mạn, viêm gan mạn, người mang virus B, viêm phế quản mạn (Tạp chí Tân y dược học 1978,10:36).

Gạch nướng củi Tang chi, nhỏ giọt dấm lên xông chân có thể làm giảm cứng khớp do chấn thương (Trung y tạp chí Hồ bắc 1988,4:37).

Tang chi

Tang chi chữa bệnh:

Tính vị quy kinh:

Tính vị: vị đắng, ngọt, tính hàn.

Quy kinh: quy vào kinh phế, can, thận.

Tác dụng:

Phát tán phong thấp, thông kinh, giảm phù.

Chủ trị:

Chữa cảm phong nhiệt, có sốt cao, đau đầu, ho khan

Dùng trong các trường hợp nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm, ra mồ hôi lòng bàn chân bàn tay

Dùng khi kinh can bị phong nhiệt, mắt đỏ sưng đau, viêm kết mạc, hoa mắt chảy nước mắt

Huyết áp cao

Đường huyết cao.

Tang chi

Cách dùng:

Liều thường dùng: 10 – 30g cho vào thuốc thang.

Dùng ngoài tùy theo yêu cầu.

Kiêng kỵ: dùng thận trọng trong trường hợp hội chứng âm suy.

Bài thuốc:

  • Chữa chân tay tê dại do phong thấp: Tang chi 40g, Hổ tượng căn 40g, Xú ngô đồng 40g, Kim tước căn 40g, Hồng táo10g. Sắc uống. (Tang Chi Hổ Tượng Căn- Nghiệp Phương Tân Biên).
  • Trị lác, lang ben: Tang chi 60g, Ích mẫu thảo 120g. Sắc  pha ít rượu ấm uống. (Tang Chi Tiễn- Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).
  • Chữa phong thấp, đau lưng nhức mỏi, đau khớp: Tang chi16g, Mắc cỡ đỏ 16g, Cỏ xước 16g, rễ cây bưởi bung 12g, Thiên niên kiện 12g, cây lá lốt 16g. Tang kí sinh 12g, Sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
  • Trị huyễn vựng (huyết áp cao): Tang diệp, Tang chi, Sung úy tử, đều 16g, gia nước 1000ml sắc còn 600ml, ngâm rửa chân 30 – 40 phút mỗi ngày trước lúc ngủ. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
  • Trị phong thấp chân tay đau nhức: Tang chi 20 – 40g sắc nước uống mỗi ngày, có thể kết hợp với Phòng kỷ, Uy linh tiên, Độc hoạt. Trường hợp đau chi trên gia Quế chi; đau chi dưới gia Ngưu tất, Mộc qua. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Tang chi

 Nơi mua bán vị thuốc TANG CHI đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc TANG CHI ở đâu?

TANG CHI là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc TANG CHI được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.

Giá bán vị thuốc TANG CHI tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang: gọi tới sdt 0344.198.966 để biết thêm chi tiết.

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.