Tam thất

Tên gọi

Tên khác: Kim bất hoán, sâm tam thất

Tên khoa học: Panax Pseudoginseng Wall

Họ: Họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae)

Cây Tam thất

Mô tả cây thuốc

Tam thất thuộc loại cây thân thảo, sống nhiều năm, cao khoảng 30 – 50cm. Lá kép hình mác dài, mép khía răng cưa, có lông cứng và gân ở 2 mặt lá. Lá tam thất mọc theo cụm 3 – 4 lá, có cuống chung dài khoảng 3 – 5 cm, cuống lá chét dài khoảng 1cm. Hoa mọc thành cụm, tán đơn ở phần ngọn, thân cây; hoa màu vàng lục nhạt, 5 cánh. Quả hình cầu dẹt, mọng, khi chín có màu đỏ. Hạt có màu trắng, hình cầu. Hoa tam thất nở rộ vào tháng 5 – tháng 7, quả chín vào khoảng tháng 8 – tháng 10

Thu hái, sơ chế

Tam thất sau khi trồng khoảng 5 – 7 năm thì mới thu hoạch lấy củ. Mùa thu hoạch chính là mùa hè. Củ tam thất sau khi thu hoạch sẽ được mang đi rửa sạch bùn đất, cắt bỏ phần rễ con và đem đi phơi nắng hoặc sấy khô để làm dược liệu.

Bộ phận dùng

Hầu hết các bộ phận của tam thất đều được sử dụng để làm thuốc. Nhưng trong đó phần rễ củ tam thất là bộ phận thường được sử dụng làm dược liệu nhất.

Vị thuốc Tam thất

Mô tả vị thuốc

Củ tam thất được chia thành 2 loại:

+ Tam thất nam có vỏ màu trắng vàng, hình dáng như quả trứng được chia thành nhiều nhánh xung quanh. Khi dùng dao để cắt vào bên trong, củ có màu trắng ngà, vị cay nóng, mùi như gừng.

+ Tam thất bắc có hình dạng giống con ốc hoặc hình trụ, màu xám xanh hoặc hơi đen, bóng sáng.

Bào chế

Tam thất thường được sử dụng với nhiều dạng khác nhau như tán bột, dùng tươi, ủ rượu hoặc bào chế dưới dạng viên hoàn giọt.

Bảo quản

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, tránh ẩm thấp và mối mọt.

Thành phần hóa học

+ Tam thất bắc chứa nhiều nhóm thành phần hóa học, chủ yếu là saponin (4,42% –12%), thuộc kiểu protopanaxadiol và protopanaxainol.

+ Nhiều ginsenosid như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và glucoginsenosid được phân lập từ toàn cây Tam thất.

+ Rễ cây còn chứa tinh dầu (trong đó có α-guaien, β-guaien và octadecan). Ngoài ra còn có flavonoid, phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccharid (arabinogalactan: sanchinan A), muối vô cơ (W. Tang và cộng sự, 1992, A. Y. Leung và cộng sự, 1996).

Tác dụng dược lý

+ Tăng khả năng thích nghi, tăng lực của cơ thể đối với các yếu tố độc hại (nhiệt độ quá cao, quá thấp, liều độc glycoside trợ tim) được chứng minh trong thử nghiệm trên chuột nhắt trắng và ếch.

+ Kích thích chức năng sinh dục nội tiết tố nữ, thể hiện ở các hoạt tính oestrogen và hướng sinh dục.

+ Giãn mạch ngoại biên và không ảnh hưởng tới huyết áp hay hệ thần kinh trung ương. Làm tăng lưu lượng máu lưu thông ở mạch vành, giảm lượng oxy tiêu thụ ở cơ tim, ứng dụng điều trị thiểu năng vành. Nhờ hoạt chất noto ginsenosid mà Tam thất có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, làm tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy.

+ Tác dụng điều hòa miễn dịch in vitro và in vivo, Tam thất có tác dụng kích thích chuyển dạng lympho bào ở mức độ nhẹ.

+ Tác dụng kích thích tâm thần, chống trầm uất.

+ Áp dụng trong điều trị nhãn khoa có tác dụng tiêu máu, tiêu sưng tốt.

+ Rút ngắn thời gian đông máu do có tác dụng cầm máu, làm lành các vết thương nhanh, giảm đau rõ rệt.

Tam thất chữa bệnh

Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn. Quy kinh Can, Vị, Phế, Tâm.

Tác dụng

Phá huyết tán ứ, chỉ huyết, tiêu thũng định thống, bổ cường tráng,…

Cách dùng – liều lượng

Liều dùng tam thất khoảng 4 – 8g dạng bột, sắc nước hoặc cao lỏng. Ngoài ra, có thể dùng bột tam thất để rắc hoặc giã củ tươi để đắp.

Kiêng kị

Những đối tượng sau đây không được sử dụng Tam thất:

+ Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ.

+ Người đang chảy máu, hư nhược.

+ Phụ nữ mắc chứng rong kinh nặng.

+ Người cảm lạnh, tay chân lạnh.

Bài thuốc

+ Trị ói máu

Trứng gà 1 quả, đánh vỡ, hòa Tam thất bột 1 chỉ, nước ngó sen 1 ly nhỏ, rượu cũ nửa ly nhỏ, nấu cách thủy chín ăn vậy.(Đồng thọ lục)

+ Trị ho máu, kiêm trị ói máu, chảy máu cam, trị ứ huyết và nhị tiện ra máu

Hoa nhụy thạch 3 chỉ (nung tồn tính), Tam thất 2 chỉ, Huyết dư 1 chỉ (nung tồn tính). Tất cả nghiền bột mịn. Phân 2 lần, nước sôi uống. (Y học trung Trung tham Tây lục – Hóa huyết đơn)

+ Trị huyết lỵ

Tam thất 3 chỉ, nghiền nhỏ, nước vo gạo điều uống. (Tần Hồ tập giản phương)

+ Trị đại trường ra máu

Tam thất nghiền nhỏ, cùng rượu trắng nhạt điều uống 1, 2chỉ. Gia 5 phân vào thang Tứ vật cũng được. (Tần Hồ tập giản phương)

+ Sau sanh huyết nhiều

Tam thất nghiền nhỏ, nước cơm uống 1 chỉ. (Tần Hồ tập giản phương)

+ Trị mắt đỏ, vô cùng nặng

Tam thất căn mài nước thoa xung quanh. (Tần Hồ tập giản phương)

+ Trị vết thương do dao, thu miệng

Long cốt tốt, Da voi, huyết kiệt, Nhân sâm tam thất, Nhũ hương, Mộc dược, Giáng hương bột các vị lượng bằng nhau. Làm bột, uống với rượu ấm hoặc thấm lên. (Cương mục thập di – Thất bảo tán)

+ Cầm máu

Nhân sâm tam thất, Sáp trắng, Nhũ hương, Giáng hương, Huyết kiệt, Ngũ bội, mẫu lệ các vị lượng bằng nhau. Không qua lửa, làm bột. Đắp vậy. (Hồi xuân tập – Quân môn chỉ huyết phương)

Nơi mua bán vị thuốc TAM THẤT đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc TAM THẤT ở đâu?

TAM THẤT là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang  không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc TAM THẤT được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.

Giá bán vị thuốc TAM THẤT tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang  :Gọi 0344198966 để biết chi tiết

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội