Sinh mạch tán

Sinh mạch tán

Nguồn gốc bài thuốc Sinh mạch tán

Xuất xứ: Nội ngoại thương biện hoặc luận

Bài thuốc Sinh mạch tán nguyên bản

Thành phần

Nhân sâm           8-12 gam.

Mạch môn          12 gam.

Ngũ vị tử             8gam.

  • Cách dùng: Sắc nước uống.
nhân sâm
Vị thuốc Nhân sâm

Công dụng

Ích khí liễm hãn, dưỡng âm sinh tân.

Chủ trị

Trị nhiệt hại nguyên khí, ấm tân hao nhiều, mồ hôi nhiều, người mệt, thở ngắn, miệng khát, mạch Hư nhược.

mạch môn
Vị thuốc Mạch môn

Phân tích bài thuốc

Bài này dùng Nhân sâm bổ ích nguyên khí là quân dược, Mạch môn dưỡng âm là thần dược, Ngũ vị tử thu liễm phế khí bị hao tán và liễm âm chỉ hãn là tá, sứ. 3 vị thuốc đó hợp lại, đại bổ khí âm, liễm hãn, sinh mạch, có thể cấp cứu nguyên khí hao thương, hư thoát mà có nhiệt, khác với Tứ nghịch thang, Sâm phụ thang cứu vong dương hư thoát.

ngũ vị tử
Vị thuốc Ngũ vị tử

Ứng dụng Sinh mạch tán trong thực tế

Tác dụng trong lâm sàng

  • Bài thuốc chữa chứng cảm nắng mùa hè ra mồ hôi nhiều, mồm khát, mệt mỏi hoặc trong trường hợp thời kỳ hồi phục bệnh, nhiễm khí âm âm hư nhược đều dùng có kết quả tốt.
  • Trường hợp các bệnh viêm phế quản mạn, lao phổi có hội chứng khí âm bất túc dùng bài thuốc này có kết quả tốt cần gia thêm các vị Bách bộ, A giao, Khoản đông hoa, Tử uyển để nhuận phế chỉ khái.
  • Trường hợp bệnh suy nhược thần kinh, người bứt rứt khó ngủ dùng bài thuốc này gia thêm Toan táo nhân, Bá tử nhân để dưỡng tâm an thần.

Số liệu thực tế trong hiệu quả điều trị

  • Trị bệnh nhiệt (nhiệt bệnh): Dùng bài này gia giảm, trị áp xe phổi do liên cầu khuẩn gấy nên, bệnh thấp tim và viêm phổi do virus, cơ tim viêm, sau khi sinh bị sốt… Vđi các triệu chứng sốt, ra nhiều mồ hôi, hơi thở ngắn, mỏi mệt, uể oải, khát, lưỡi khô không có nước miếng, mạch Hư không lực. Kết quả: Đa số đều khỏi (Tân trung y 5, 1984).
  • Trị di chứng viêm não Nhật Bản (Ất hình não viêm hậu kỳ): Đã trị 39 ca, trong đó đa số do sốt cao làm cho Vị âm bị hao tổn, tân dịch suy yếu. Kết quả: Tỉ lệ khỏi là 92,3% (Quảng Đông trung y 3, 1958).
  • Trị ngất: Dùng bài này thêm Ngũ vị tử, chế thành thuốc chích ‘Sâm mạch’. Mỗi lần dùng 10-20ml, hoà với 500ml dịch truyền Glucose truyền vào tĩnh mạch. Trị 30 ca, trong đó nhiễm trùng 20 ca, tụt huyết áp 7, thấp tim 1, 2 ca rối loạn nhịp tim sau khi sinh… Kết quả tốt (Thành Đô trung y học viện học báo 2, 1988).
  • Trị rối loạn nhịp tim : Dùng bài này gia giảm, trị 19 ca. Kết quả: Nhịp tim tăng lên 60 nhịp/phút, đo điện tim có giảm 8 ca, nhịp tim tăng lên 50 nhịp/phút, các triệu chứng đều giảm 9 ca, không khỏi 2 (Hà Bắc trung y tạp chí 5, 1986).
  • Trị đau cơ tim mạn tính (Mạn tính khắc sơn bệnh): Dùng bài này thêm Phục linh, Hồng hoa, trộn mật làm hoàn. Trị 54 ca, khỏi 70.2%, đỡ 96.3% (Địa phương bệnh phòng trị 2, 1975).
  • Trị có thai bị chảy máu mũi: Dùng bài này gia giảm, trị 2 ca kèm thai chết trong bụng. Kết quả: Hết chảy máu mũi (Hồ Nam trung y học viện học báo 4, 1987).
  • Trị rối loạn thần kinh thực vật sau khi giải phẫu: Dùng bài này gia vị, trị sau khi giải phẫu, bị sốt, tự ra mồ hôi, khát, sắc mặt xanh nhạt hoặc ửng đỏ, mệt mỏi, uể oải, lưỡi đỏ nhạt, mạch Tế Sác, thấy có chuyển biến tốt (Tứ Xuyên trung y 2, 1989).
  • Trị teo thần kinh thị giác: Dùng bài này gia giảm, trị có kết quả tốt (Trung y tạp chí 7, 1957).

Tham khảo

  •  Sách Nội kinh viết: “Đại khí chứa ở trong ngực do Phế làm chủ”. Thử nhiệt thương Phế; Phế bị thương tổn thì khí cũng tổn thường, cho nên hơi thở ngắn, mỏi mệt mà ho, suyễn. Phế chủ da lông, Phế bị tổn thương, không bảo vệ được bên ngoài thi ra mồ hôi. Nhiệt làm tổn thương nguyên khí, khí bị thương tổn thì không sinh được tân dịch, cho nên miệng khát. Bài này đùng Nhân sâm làm quân để bổ khí, tức là bổ Phế; Mạch môn làm thần để thanh khí, tức là thanh Phế; Ngũ vị làm tá để thu liễm khí tức là liễm Phế. Ngô Côn nói: “Một vị bổ, một vị thanh, một vị liễm, phép dưỡng khí như vậy là đủ, tên gọi là ‘Sinh mạch’ vì mạch có khí thì đầy đủ, thiếu khí thì yếu”. Lý Đông Viên nói: “Mùa hè uống ‘Sinh mạch ẩm’ thêm Hoàng kỳ, Cam thảo gọi là ‘Sinh mạch bảo nguyên thang’, làm cho khí lực người ta mạnh lên”; Lại thêm Đương quy, Bạch thược gọi là ‘Nhân sâm ẩm tử’, trị khí hư ho suyễn, thổ huyết, máu cam, cũng là cái lệ hư hoả có thể bổ (San bổ danh y phương luận – Y tông kim giám).
  • Mùa nóng mồ hôi ra nhiều, tân khí bị hao tổn, thường dùng bài này. Vì thử là dương tà, rất dễ hao tổn khí âm, Phế chủ khí, ngoài hợp với bì mao, thử nhiệt hại Phế thì hơi thở ngắn, Phế hư, lỗ chân lông không giữ vững cho nên đổ mồ hôi, mổ hôi ra nhiều, tân dịch bị tổn thương cho nên miệng khát, nguyên khí bị hao tổn thì chân tay uể oải, mạch Hư nhược. Trong lúc đó, cho dùng bài thuốc ích khí sinh tân, làm cho nguyên khí phấn chấn thì các chứng hơi thở ngắn, nhọc mệt, tự đổ mổ hôi có thể khỏi. Khí đủ thì tân dịch sinh, cho nên chứng miệng khát cũng theo đó mấ hết. Còn ho lâu, Phế hư, tân khí đều bị tổn thương, hiện ra chứng trạng như trên mà dùng bài này theo ý nghĩa ích khí sinh tân, liễm Phế chĩ khái. Tuy nhiên, bài này không phải ià bài thuốc thường dùng để trị thử, như ngoài có biểu tà, thử nhiệt nhiều, khí âm chưa bị tổn thương, thì không dùng được. Ngoài ra nếu dùng nó để trị chứng Phế hư ho lâu, phải là trong lúc tân dịch bị tổn thương, khí bị hao, chỉ có hư không có tà thì dùng mới đúng. Bài này có thể cấp cứu nguyên khí hao thương, hư thoát mà có nhiệt khác với ‘Tứ nghịch thang’, ‘Sâm phụ thang’, cứu vong dương hư thoát (Thượng Hải – Phương tễ học).
  • Bài ‘Sinh mạch tán’ chủ yếu trị sau khi cảm nắng thử tà đã hết, tân dịch, khí hư nhược, tuy nhiên có người ngộ nhận là trị bệnh thử. Nếu bịnh thử là khí chưa hết, cách trị chủ yếu là thanh thử, nếu dùng bài này, Ngũ vị sẽ thu liễm tà khí không phát tán được. Từ Hồi Khê nói: ‘Sau khi thử làm tổn thương, dùng bài này bảo tổn tân dịch, không phải là thuốc trị thử tà, nốu dùng trị bịnh cảm năng là sai lẩm lớn’. Do đó, bài này trị dư chứng bịnh cảm nắng, tân dịch, khí tổn thương, đó là đặc điểm biện chứng chủ yếu (Trung y vấn đối),
  • So với ‘Sâm phụ thang’, cả hai bài đều có tác dụng trị nguyên dương hư tổn nặng. Tuy nhiên giữa hai bài có những đặc điểm khác nhau. ‘Sinh mạch tán’ ích khí, sinh tân dịch, liễm âm, cầm mồ hôi, trị thử nhiệt làm tổn thương phần âm, khí, tân dịch; ‘Sâm phụ thang’ ích khí, hổi dương, cứu thoát, trị dương khí đại hư, khí thoát, tâm lực suy kiệt, bịnh nặng, thở yếu, tay chân lạnh, ra mồ hôi lạnh không cầm, mạch nhỏ muốn tuyệt (Trung y vấn đối).

Lưu ý khi sử dụng Sinh mạch tán

  • Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
  • Trong bài có vị Nhân sâm phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm chết người- Tuyệt đối không được dùng chung với Lê lô

Tham khảo mua bán bài thuốc

(Chương trình dành riêng cho đồng nghiệp giúp mua được bài thuốc đủ vị và chất lượng tốt)

Bài thuốc Sinh Mạch Tán gồm các vị thuốc là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn, và được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng theo chuẩn Dược điển Việt Nam.

Giá bán Bài thuốc Sinh Mạch Tán (Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam) tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang:gọi 0344.198.966 để báo giá.

Tùy theo thời điểm, giá bán có thể thay đổi.

Cách thức mua:

+Trước khi mua khách hàng nhất thiết phải có sự tư vấn của của các bác sỹ hoặc lương y, hoặc gọi 0344.198.966 để được chúng tôi khám bệnh trước khi dùng thuốc.

+Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

+Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện, khi nhận được thuốc khách hàng mới phải thanh toán ( gọi 0344.198.966 – Hỗ trợ phí vận chuyển khi mua từ 1,5 triệu vnđ trở lên).

+Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, Chúng tôi có thể bào chế bài thuốc này thành thuốc sắc sẵn vô trùng, thuốc hoàn tán, thuốc cô đặc…