Nội dung bài viết
Đại cương về rối loạn chuyển hóa Lipid máu
Định nghĩa
Rối loạn lipid máu là tình trạng nồng độ cholesterol toàn phần, triglyceride, lipoprotein trọng lượng phân tử lượng thấp (LDL-C) cao hơn và/hay nồng độ lipoprotein trọng lượng phân tử lượng cao (HDL-C) thấp hơn các giá trị bình thường trong huyết tương.
Dịch tễ học
Rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ cao ở người cao tuổi tăng huyết áp, béo phì, hội chứng chuyển hoá, đái tháo đường. Có liên quan khá chặt chẽ giữa rối loạn lipid máu với các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Nguyên nhân
Rối loạn lipid máu do lắng đọng trong cơ thể: Do giảm các chất tiêu mỡ, quá trình chuyển hóa bị rối loạn gây lắng đọng mỡ trong cơ thể.
Do tăng huy động: Những người tâm lý căng thẳng, stress, mắc bệnh đái tháo đường làm tăng cường sử dụng lipid dự trữ trong cơ thể dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa lipid.
Do ăn uống: ăn quá nhiều các chất chứa dầu mỡ, chất béo, sử dụng rượu bia trong thời gian dài gây rối loạn chuyển hóa lipid máu.


Yếu tố nguy cơ
- Béo phì, chế độ ăn có hàm lượng chất béo hoặc carbonhydrat cao.
- Lười vận động thể lực
- Các loại thuốc làm tăng LDL cholesterol và giảm HDL cholesterol (ví dụ: các progestin, steroid đồng hóa, corticosteroid)
- Lạm dụng rượu, thuốc lá
- Các rối loạn khác như đái tháo đường, suy giáp, suy thận mạn, hội chứng thận hư, bệnh lý gan có tắc mật.
Biến chứng
Theo một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, rối loạn lipid máu chiếm đến 56% nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim, đồng thời thống kê cho thấy căn bệnh này gây tử vong cho khoảng 4,4 triêu người chết mỗi năm. Như vậy mỡ máu tăng cao kéo theo nhiều bệnh lý và biến chứng nguy hiểm.
- Xơ vữa động mạch
- Tai biến mạch máu não
- Tăng huyết áp
- Nhồi máu cơ tim
- Hoại tử do tắc mạch chi
- Gan nhiễm mỡ
- Đái tháo đường
- Giảm sinh lý

Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng rối loạn lipid máu thường biểu hiện âm thầm không rõ rệt. Các triệu chứng thường gặp:
- Các dấu hiệu bất thường trong cơ thể: Vã mồ hôi, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, thở ngắn, dốc..
- Xuất hiện các nốt ban vàng dưới da, không đau, không ngứa.
- Xuất hiện các triệu chứng về tim mạch: đau thắt ngực, cảm giác đau tức, nặng ngực, cảm giác bị bóp nghẹt, đau lan ra 2 cánh tay và sau lưng. Một số người bệnh có biểu hiện của bệnh mạch máu ngoại vi như đầu ngón tay, ngón chân hay tê bì, đau buốt.
- Xuất hiện một số triệu chứng của tiêu hóa: Ăn uống đầy bụng, ậm ạch khó tiêu do gan, tụy bị ảnh hưởng bởi lipid máu tăng cao trong thời gian dài.
- Bệnh rối loạn lipid máu thường gặp trong bệnh cảnh rối loạn chuyển hóa nói chung nên có thể gặp ở những bệnh nhân có đái tháo đường từ trước.
Cận lâm sàng
Chẩn đoán RLLPM được gợi ý khi có một số dấu chứng của RLLPM trên lâm sàng như thể trạng béo phì, ban vàng, các biến chứng ở một số cơ quan như TBMMN, bệnh mạch vành… Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm các thông số lipid khi có một hoặc nhiều rối loạn như:
- Cholesterol máu > 5,2 mmol/L (200mg/dL);
- Triglycerid > 1,7 mmol/L (150mg/dL);
- LDL-cholesterol > 2,58 mmol/L (100mg/dL);
- HDL-cholesterol < 1,03nmmol/L (40 mmol/L).
Biện pháp phòng ngừa
Chế độ ăn uống khỏe mạnh, hợp lý:
+ Hạn chế: Mỡ động vật, thịt động vật chưa lọc mỡ, sữa béo (nguyên kem), lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, các đồ ăn chiên rán sẵn, đồ ăn nhanh,…..
+ Nên ăn: Ăn nhiều rau, hoa quả (nhiều lần trong ngày), ăn các loại ngũ cốc thay đổi và chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô…), uống sữa không béo, thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da, ….
- Tập thể dục đều đặn
- Loại bỏ các thói quen có hại: hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu…
- Giảm cân nặng nếu bạn thừa cân/béo phì
- Tránh lối sống tĩnh tại
- Tránh căng thẳng


Tây y điều trị bệnh Rối loạn lipid máu:
Nguyên tắc điều trị tăng lipid máu
- Điều trị rối loạn lipid máu phải kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc. Thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên, bao gồm tăng cường tập luyện – vận động thể lực, nhất là những người làm công việc tĩnh tại, điều chỉnh chế độ tiết thực phù hợp với thể trạng và tính chất công việc.
- Thuốc làm giảm lipid máu
- Thay đổi lối sống sau 2-3 tháng mà không đem lại hiệu quả như mong muốn thì cần chỉ định điều trị rối loạn lipid máu với các loại thuốc làm hạ lipid máu.
Thuốc điều trị rối loạn lipid máu

Nhóm statin
+ Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế enzym Hydroxymethylglutaryl CoA Reductase. Kết quả làm giảm LDL-C, VLDL, cholesterol toàn phần, Triglycerid và tăng HDL-C. Ngoài ra nhóm thuốc statin còn giảm quá trình viêm của nội mạc mạch máu, giúp thoái hóa mảng xơ vữa, tăng tổng hợp nitric oxide của tế bào nội mạc.
+Chỉ định điều trị: tăng LDL-c, tăng Cholesterol toàn phần.
Nhóm fibrate
+ Tác dụng: làm giảm Triglycerid. Ngoài ra các thuốc nhóm fibrat cũng làm tăng HDL-C.
+ Chỉ định điều trị: tăng Triglycerid.
Nhóm acid Nicotinic (Niacin, vitamin PP).
+ Thuốc có tác dụng làm giảm Triglycerid do ức chế phân hủy từ tổ chức mỡ và giảm tổng hợp Triglycerid ở gan, ức chế tổng hợp và ester hóa acid béo tại gan, tăng thoái biến apoB, giảm VLDL, giảm LDL-C và tăng HDL-C (do giảm thanh thải apoA-I).
+ Chỉ định điều trị: tăng LDL-C, giảm HDL-C, tăng Triglycerid.
Nhóm Resin
+ Cơ chế tác dụng: Resin trao đổi ion Cl- với acid mật, tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, làm tăng bài tiết mật và giảm cholesterol ở gan, kích thích tổng hợp các thụ thể LDL-C và tăng thải LDL-C.
Một số hoạt chất thuộc nhóm Resin: Cholestyramin, Colestipol, Colesevelam
+ Chỉ định điều trị trong trường hợp tăng LDL-C.
Thuốc Ezetimibe
+ Cơ chế tác dụng: thuốc ức chế hấp thụ Cholesterol toàn phần tại ruột, làm giảm LDL-C và tăng HDL-C.
+ Chỉ định điều trị: tăng cholesterol LDL-C.
Omega 3 (dầu cá)
+ Cơ chế tác dụng: Tăng dị hóa Triglycerid ở gan.
+ Chỉ định trong trường hợp tăng Triglycerid.
Đông y điều trị bệnh Rối loạn lipid máu
Y học cổ truyền cho rằng bản chất bệnh là “Bản hư tiêu thực”:
“Tiêu”: phần nhiều biểu hiện đàm trọc huyết ứ.
“Bản”: công năng tạng phủ thất điều hoặc hư tổn chủ yếu do tỳ, thận hư tổn.
Vì vậy trong điều trị phải kết hợp “tiêu – bản” kiêm trị, đó là nguyên tắc cơ bản. Trên lâm sàng phải căn cứ vào triệu chứng hoãn hay cấp để chọn phù chính là chủ (phù chính trước trừ tà sau, ngược lại trừ tà trước phù chính sau) hoặc tiêu bản đồng trị.

Thể Đàm thấp nội trở:
+ Pháp điều trị: kiện tỳ hóa đàm trừ thấp.
+ Thường dùng “nhị trần thang” gia vị.
Bán hạ 8 – 12g Trần bì 8 – 12g
Cam thảo 4g Phục linh 1g
+ Châm cứu: nội quan, phong long, trung quản, giải khê.
Đàm nhiệt phủ thực:
+ Phương pháp điều trị: thanh nhiệt, hóa đàm , thông phủ
+ Thuốc: hợp phương “tiểu hãm hung thang” và “tăng dịch thừa khí thang” gia vị.
Hoàng liên 4 – 8g Toàn qua lâu nhân 12 – 20g Khương Bán hạ 8 – 12g Mang tiêu 2 – 5g | Huyền sâm 20 – 40g Tế Sinh địa 16 – 32g Mạch môn 16 – 32g Đại hoàng 6 – 12g |
+ Châm cứu: Phế du, xích trạch, phong long, đại trường du, hợp cốc, khúc trì.
Thể Tỳ thận dương hư:
+ Pháp điều trị: Ôn tỳ bổ thận.
+ Thường dùng “phụ tử lý trung thang” gia giảm.
Nhân sâm 8-16 gam (hoặc Đảng sâm). Bạch truật 8-16 gam. | Bào khương 4-12 gam. Chích cam thảo 4-8 gam. |
+Châm: tỳ du, trung quản, chương môn, thần khuyết, túc tam lý, mệnh môn, quan nguyên.