Rau má

cây rau má

Tên gọi

  • Tên khác: Tích tuyết thảo, mã đề thảo, liên tiền thảo, thổ tế tân, lão công căn, địa tiền thảo, băng khẩu uyển.
  • Tên khoa học: Centella asiatica
  • Họ: Hoa tán (danh pháp khoa hoc: Apiaceae).

Cây Rau má

Mô tả cây thuốc

Rau má

Rau má là loại cây thân bò lan. Thân cây gầy và nhẵn, có màu lục ánh đỏ hoặc màu xanh lục. Lá hình thận, cuống dài và có màu xanh. Phần đỉnh lá tròn có kết cấu trơn nhẵn với gân lá dạng lưới hình chân vịt. Rễ có các mấu. Bộ rễ mọc thẳng đứng, có màu trắng kem và được che phủ bằng lông tơ ở rễ. Hoa rau má có màu trắng, nằm gần mặt đất. Hoa lưỡng tính nhỏ hơn 3 mm với 5 – 6 thùy tràng hoa. Quả có hình mắt lưới dày đặc.

Phân bố

Ở nước ta, cây mọc tự nhiên khắp nơi, từ vùng hải đảo, ven biển đến vùng núi. Cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, mọc thành đám ở vườn, bãi sông suối, nương rẫy, bờ ruộng và ven rừng.

Nguồn rau má tự nhiên dồi dào nhưng chỉ mới được khai thác dùng tại chỗ, chưa trở thành mặt hàng thương mại hóa.

Vị thuốc Rau má

vị thuốc rau má

Mô tả vị thuốc

Dược liệu khô thường cuộn lại thành khối. Rễ dài 2 – 4 cm, đường kính 1 – 1,5 mm; mặt ngoài màu nâu vàng nhạt hoặc màu vàng xám. Thân dài nhỏ, cong queo, màu vàng nâu, có vân nhăn dọc, trên mấu thường thấy rễ. Phiến lá có nhiều vết nhăn rách, đường kính 1 – 4 cm, màu lục xám, cạnh có răng thô. Cuống lá dài 3 – 6 cm, cong queo. Mùi nhẹ, vị nhạt.

Bộ phận dùng

Toàn cây rau má

Thu hái

Dược liệu được thu hái quanh năm, thường dùng tươi hoặc phơi khô bảo quản dùng dần

Bảo quản

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc

Thành phần hóa học

Trong cây có alcaloid là hydrocotulin và các glycosid asiaticosid và centellosid, có tác dụng tới các mô liên kết, giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng, do đó làm các vết thương mau lành và lên da non. Chất asiaticosid có tác dụng kháng khuẩn (Do làm tan màng sáp của vi khuẩn) và làm cho vết thương mau chóng lên da non.

Tác dụng dược lý

cây rau má
  • Công dụng kháng khuẩn

Hoạt chất asiaticoside đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh phong, do làm tan bao bằng chất giống sáp của trực khuẩn phong, làm cho nó trở nên mỏng manh và dễ bị phá hủy.

Nước rau má sắc có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu khuẩn vàng.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu còn cho thấy, dịch chiết rau má có khả năng ức chế một số vi sinh vật gây bệnh trên da như vi khuẩn P. acnes, S. aureus, S. epidermidis, vi nấm C. Albicans.

  • Kích thích tái tổ chức tế bào

Thuốc mỡ rau má có tác dụng kích thích tái tạo tổ chức tế bào và điều chỉnh quá trình lên sẹo của vết thương do gây bỏng thực nghiệm. Tại vết bỏng sẽ phát triển tổ chức hạt, lên da non và liền sẹo tốt.

Đối với vết thương do loét, viêm mô tế bào, rau má cũng có tác dụng kích thích sự tổng hợp colagen I và fibronectin, góp phần làm lành vết thương.

  • Tác dụng lên hệ thần kinh, mạch máu

Dịch chiết rau má có hoạt tính chống co thắt, hạ sốt, ức chế hệ thần kinh trung ương, an thần và hạ áp.

Rau má có tác dụng gây ngủ, giảm đau trung gian qua các thụ thể đáp ứng với thuốc phiện. Cao cồn ethylic có hoạt tính chống stress, trong đó có stress gây ra loét dạ dày ở vật thí nghiệm.

Đối với mạch máu, rau má có thể tăng cường sức bền thành mạch.

  • Độc tính

Rau má khá lành tính. Chỉ độc khi dùng liều rất lớn, hoặc liều thời gian dài. Nó có thể gây mệt, nhức đầu, chóng mặt, đôi khi là hôn mê.

Rau má chữa bệnh

Tính vị, quy kinh

Tính vị: vị hơi đắng, ngọt, tính mát

Quy kinh: quy vào các kinh Can, Tỳ, Thận

Tác dụng

Thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống, lương huyết sinh tân, lợi niệu.

Chủ trị

Trị cảm mạo phong nhiệt, thuỷ đậu sởi, sốt da vàng mặt, viêm họng, sưng amygdal, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, đái dắt đái buốt, còn dùng trị thổ huyết, chảy máu cam, tả lỵ, khí hư, bạch đới, giải độc lá ngón và nhân ngôn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa và vết thương chảy máu.

Cách dùng – liều lượng

Dùng 30-40 g/ngày rau má tươi, lấy nước hoặc sắc uống. nếu là rau má khô, dùng 15-30 g/ngày, dùng dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài: Dùng dược liệu tươi, giã nát, đắp chữa vết thương do ngã, gây xương, bong gân và làm tan ung nhọt, lượng thích hợp.

Kiêng kị

Những đối tượng không nên sử dụng rau má

  • Người bệnh mắc các chứng bệnh thuộc thể hư hàn
  • Phụ nữ mang thai
  • Người có tiền sử bệnh gan
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Người bệnh ung thư
  • Bệnh nhân có vấn đề về da

Bài thuốc

Rau má
  • Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng

Dùng rau má 12g, đẳng sâm 16g, hoài sơn, ý dĩ, hà thủ ô, huyết dụ, kê huyết đằng, cam thảo dây, đỗ đen sao, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

  • Chữa vàng da do thấp nhiệt

Sử dụng 30-40g rau má, rửa sạch, sắc chung với 30g đường phèn. Lọc lấy nước và uống.

  • Chữa chảy máu chân răng, chảy máu cam và các chứng chảy máu

Dùng rau má 30g, cỏ nhọ nồi và trắc bá diệp mỗi vị 15g sao, sắc nước uống.

  • Điều trị táo bón

Dùng 30g rau má, rửa sạch, giã nát và đắp lên rốn.

  • Chữa đau bụng, ỉa lỏng, đi lỵ

Dùng rau má (cả dây, cả lá) rửa sạch, thêm ít muối, nhai sống. Ngày ăn khoảng 30 – 40g ( Kinh nghiệm nhân dân nhiều nơi). Có thể luộc rau má mà ăn như rau.

  • Chữa tiểu ra máu

Sử dụng rau má và ích mẫu thảo, mỗi vị một nắm. Rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống.

  • Điều trị bệnh sởi

 Dùng rau má 30 – 40g. Sắc thuốc và uống mỗi ngày.

  • Điều trị khí hư bạch đới

Dùng rau má phơi khô làm thành bột uống mỗi sáng dùng 2 thìa cà phê.

  • Chữa phụ nữ kinh nguyệt đau bụng, đau lưng

Rau má hái lúc ra hoa, phơi khô tán nhỏ. Ngày uống một lần, vào buổi sáng, mỗi lần hai thìa cà phê gạt ngang.

  • Chữa rôm sảy, mẩn ngứa

Hàng ngày ăn rau má trộn dầu dấm. Hoặc rau má hái về giã nát, vắt lấy nước, thêm đường mà uống hằng ngày.

  • Chữa đau mắt đỏ

Lấy một nắm rau má rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng mạch nằm ở lằn chỉ cổ tay. Hoặc dùng rau má tươi ngâm với thuốc tím rồi giã nát. Sau đó, lọc lấy nước và nhỏ mắt. Tuy nhiên, hiện nay cách làm thứ hai này không được sử dụng bởi vấn đề vô trùng.

  • Chữa viêm amidan và viêm họng

Dùng rau má 60g, rửa sạch và giã nát. Tiếp đó, vắt lấy nước cốt rồi hòa thêm một chút nước ấm và uống.

  • Chữa cảm nắng, say nắng

Sử dụng rau má tươi 60g, hương nhu 16g, lá tre 16g, lá sắn dây 16g. Cho khoảng 600ml sắc còn một nửa chia uống 2 lần trong ngày.

  • Thuốc lợi sữa

Rau má ăn tươi hay luộc ăn cả cái và nước.

Nơi mua bán vị thuốc RAU MÁ đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc RAU MÁ ở đâu?

RAU MÁ là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang  không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc RAU  MÁ được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.

Giá bán vị thuốc RAU MÁ tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang : Gọi 0344198966 để biết chi tiết

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội