Qua lâu nhân

Qua lâu nhân

Tên gọi qua lâu nhân:

  • Tên khác: Cây qua lâu còn có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua, dây bạc bát, người Tày gọi là thau ca.
  • Tên khoa học: Trichosanthes sp. Họ khoa học: Họ Bí (Cucurbitaceae)
Qua lâu nhân

Cây qua lâu:

Mô tả:

Cây thảo leo sống nhiều năm, thân có rãnh, tua cuốn có 2-3 (-5) nhánh. Lá mọc so le; phiến dài 5-14cm, rộng 3-5cm, chia 3-5 thuỳ, dày, dai, mặt trên nhám nhám. Cây có hoa khác chỗ, chùm hoa đực dài 15cm, lá bắc to có răng; hoa rộng 7cm, màu trắng, cánh hoa cao 2,5cm, nhị 3. Hoa cái mọc đơn độc; bầu có cuống, dài 3cm. Quả mọng tròn, to 9-10cm, màu vàng cam; hạt tròn dẹp, dài 11-16mm, rộng 7-12mm, trong có lớp vỏ lụa màu xanh. Ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 9-10.

Thu hái, sơ chế:

Tùy theo nhu cầu sử dụng mà qua lâu sẽ được hái vào những thời điểm nhất định. Nếu muốn lấy quả và hạt làm thuốc thì rễ củ của bát bát châu sẽ nhỏ. Còn nếu dùng rễ củ to mập thì khi cây ra hoa ngắt bỏ hoa để dinh dưỡng tập trung vào rễ. Mùa thu hoạch hạt thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9

Qua lâu nhân

Bộ phận dùng:

Hạt quả.

Vị thuốc qua lâu nhân:

Mô tả dược liệu:

Qua lâu hạt, hình bầu dục dẹt phẳng dài 1 – 1,5cm, rộng 0,6 – 1cm. Mặt ngoài phẳng trơn, màu nâu tro, quanh mép có đường rìa, một đầu có một vết lõm xuống. CHất cứng chắc, trong chứa hai mảnh nhân, màu trắng, có nhiều dầu, mặt ngoài nhẵn có màng bọc màu lục. Ít mùi, vị ngọt, hơi đắng chát. Loại qua lâu hạt, đều, béo mập, nhiều dầu, thủy phân dưới 10% là tốt. Có 2 loại là Loại hạt nhỏ, dài dưới 2,5cm; và loại hạt lớn chiều dài trên 2,5cm.

Qua lâu nhân

Bào chế:

Hạt lấy ở quả già, chắc, mập, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng đập nhẹ cho vỏ tách đôi, bỏ vỏ lấy nhân, giã nát (dùng sống) để trừ nhiệt. Có thể tẩm mật ong sao qua (bổ phế) để khỏi rát cổ (dùng chín).

Bảo quản:

Nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học:

Theo sách Trung dược học: Quả Qua lâu có saponin, triterponoid, acid hữu cơ, resin, chất đường, sắc tố và dầu béo. Qua lâu nhân (semen Trichosanthis) có dầu béo, trong đó có nhiều loại cholesterol. Qua lâu bì (pericarpium trichosanthis) có nhiều loại amino acid và chất giống alkaloid. Trong rễ Qua lâu (Thiên hoa phấn) có rất nhiều tinh bột. Viện Y học Bắc kinh nghiên cứu thấy trong Thiên hoa phấn có chừng 1% saponozit.

Tác dụng dược lý:

Hoạt chất triterpenoid saponin chứa trong qua lâu có công dụng khu đờm. Bên cạnh đó, chất béo trong nhân hạt có tác dụng giúp gây xổ mạnh. Không những thế, dược liệu này còn giúp tác động làm giãn động mạch vành, đồng thời giúp tăng cường lưu lượng máu đến động mạch vòng, giúp hạ mỡ máu và chống thiếu oxy.

Ngoài ra, qua lâu còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt một số chủng khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn biến dạng, phó thương hàn, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn thổ tả,… Mặt khác, thảo dược này cũng giúp loại bỏ và ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da. Đặc biệt, các thành phần hóa học trong qua lâu còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

Qua lâu nhân

Qua lâu nhân chữa bệnh:

Tính vị quy kinh:

Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn

Quy kinh: Vào các kinh Phế, Vị và Đại trường.

Tác dụng:

Thanh nhiệt hoá đàm, nhuận phế, chống ho, nhuận tràng

Chủ trị:

Chữa ho lâu ngày, ho có đờm, sưng yết hầu, nhuận tràng.

Cách dùng:

Ngày dùng 9-15g, dạng thuốc sắc (sau khi ép kiệt hết chất dầu).

Lưu ý: Người tỳ vị hư hàn không dùng qua lâu nhân. Dùng nhiều sinh tiêu chảy.

Qua lâu nhân

Bài thuốc:

  • Chữa viêm tắc động mạch: Qua lâu nhân 16g, đương quy, cam thảo (mỗi vị 20g), kim ngân hoa, xích thược, ngưu tất (mỗi vị 16g), huyền sâm, đào nhân, đan bì (mỗi vị 12g). Sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa lao phổi: Qua lâu nhân 8g, sài hồ, hạ khô thảo, huyền sâm (mỗi vị 16g), bán hạ chế, chỉ xác, tang bạch bì (mỗi vị 8g). Sắc uống trong ngày.
  • Trị động mạch vành: dùng Qua lâu nhân chế thành viên dùng, ngày 3 lần mỗi lần 4 viên (lượng thuốc mỗi ngày tương đương với 31,2g thuốc sống.
  • Trị viêm phế quản thể đàm nhiệt; ngực đau do đàm vàng hoặc ápxe phổi:

Tiểu hãm hung thang (Thương hàn luận): Qua lâu thực 12g, Bán hạ 10g, Hoàng liên 4g, sắc uống.

Hoặc Toàn qua lâu, Ý dĩ nhân đều 15g, Cát cánh 10g, Kim ngân hoa 10g, Bồ công anh 12g, sắc uống. Bài này trị ápxe phổi có kết hợp trụ sinh kết quả tốt.

  • Trị viêm tuyến vú cấp: sưng nóng đỏ đau sốt: Toàn qua lâu, Kim ngân hoa, Bồ công anh đều 15g sắc uống kết hợp rút ngắn thời gian điều trị.
  • Trị táo bón: Qua lâu thực 15g, Cam thảo 3g, sắc uống, có thể hòa thêm ít mật ong.
Qua lâu nhân

Nơi mua bán vị thuốc QUA LÂU NHÂN đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc QUA LÂU NHÂN ở đâu?

QUA LÂU NHÂN là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc QUA LÂU NHÂN được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.

Giá bán vị thuốc QUA LÂU NHÂN tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang: gọi tới sdt 0344.198.966 để biết thêm chi tiết.

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.