Nội dung bài viết
Tên gọi phù bình:
Tên khác: bèo cái, bèo tía, bèo ván, bèo tai tượng, đại phù bình, thủy phù liên, đại phiêu …
Tên khoa học: Pistia stratiotes L., thuộc họ Ráy – Araceae.
Cây phù bình:
Mô tả:
Phù bình là cây thảo thuỷ sinh nổi. Thân đâm chồi, mang các nhánh ngắn, có lá mọc chụm lại. Lá màu lục tươi, có nhiều lông như nhung và không thấm nước. Buồng hoa nhỏ độ 1cm, màu lục nhạt. Mo màu trắng. Mỗi buồng chỉ mang 2 hoa trần: hoa đực ở phần trên với 2 nhị dính nhau; ở phần giữa có hoa lép thành vẩy; hoa cái ở dưới có bầu 1 ô, chứa nhiều noãn thẳng. Quả mọng chứa nhiều hạt.

Thu hái, sơ chế:
Cây phù bình được thu hái quanh năm để làm thuốc chữa bệnh, nhưng thời điểm tốt nhất để thu hoạch là vào mùa hạ, lúc ấy cây đang trong thời kỳ trổ hoa.
Bộ phận dùng:
Toàn thân bỏ rễ phơi sấy khô của cây bèo tấm tía.
Loại mặt trên hơi xanh, mặt dưới có màu tía thì tốt hơn.
Vị thuốc phù bình:
Mô tả dược liệu:
Dược liệu dạng lá phẳng, dẹt, hình trứng hoặc hình trứng tròn, mặt trên màu lục nhạt hoặc lục xám, mép nguyên. Mặt dưới màu lục tía hoặc tía nâu. Thể nhẹ, chất mềm dễ vỡ nát. Mùi nhẹ, vị nhạt.

Bào chế:
Có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc khô trong các bài thuốc. Cây cần được rửa sạch bằng nước sạch, tốt hơn nếu ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, cát, đất, tạp chất và vi khuẩn gây hại. Nếu sử dụng khô thì cần được phơi 3 – 4 lần nắng rồi cất kỹ trong bọc kín để sử dụng.
Bảo quản:
Bảo quản thuốc đã qua khâu chế biến ở nhiệt độ phòng, có thể cất trữ trong ngăn mát ở tủ lạnh để sử dụng qua ngày hoặc cất trữ trong bao bì, và đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.
Thành phần hóa học:
Bèo cái chứa 93,13% nước; 6.87% chất khô; 5,09% chất hữu cơ, 0,63% protid thô, 0,29% chất béo thô, 1,24% cellulos, 2,93% chất không chứa nitrogen, 1,78% tro, 0,185% phosphor, 1,80% calcium. Trong tro hầu hết là muối kali (75% kali chlorua, 25% kali sulfat). Toàn cây bèo cái có một chất gây ngứa tan trong nước.
Tác dụng dược lý:
Thuốc có tác dụng phát hãn khu phong hành thủy. Qua nghiên cứu nhận thấy thuốc có tác dụng:
Giải nhiệt: Trên thực nghiệm súc vật chứng minh nước sắc và nước ngâm Phù bình có tác dụng hạ nhiệt yếu.
Lợi tiểu: Chủ yếu do các thành phần potassium acetate và clorua kali.

Phù bình chữa bệnh:
Tính vị quy kinh:
Tính vị: vị nhạt cay, tính mát
Quy kinh: quy vào kinh phế, can.
Tác dụng:
Phát tán phong nhiệt, giải độc, lợi niệu, giải dị ứng.
Chủ trị:
Các chứng mẩn ngứa, tiêu độc mụn nhọt, chữa ho, hen suyễn, thông kinh, chữa đái buốt, đái dắt… Còn dùng ngoài để rửa mụn nhọt, mẩn ngứa và giã đắp ezema.
Cách dùng:
Ngày dùng 4-12g bằng cách sắc, nấu. Dùng tươi để tắm khi sởi mới phát do nhiệt tích mà không mọc được: 150-250g.
Lưu ý: Những người mồ hôi ra nhiều, thể hư không nên dùng.

Bài thuốc:
- Chữa đau mặt sưng ngứa, đau mắt, khắp mình nổi mẩn ngứa hoặc sưng phù: Phù bình bỏ rễ, Bạc hà, Kinh giới mỗi thứ một nắm (30g) sắc uống và xông rửa.
- Chữa phù thũng mới phát: Phù bình một nắm (30g) sắc nước uống.
- Chữa phù do viêm thận cấp tính, tiểu tiện khó khăn, phát sốt: Dùng “Phù bình đậu qua bì thang”, thành phần gồm: phù bình khô 10g, Mộc tặc thảo 12g, Liên kiều 12g, Xích tiểu đậu (Đậu đỏ nhỏ hạt) 20g, Đông qua bì (vỏ Bí đao) 16g, Tây qua bì (vỏ Dưa hấu) 12g, Ma hoàng 4g, Cam thảo 4g, sắc nước uống. Hoặc có thể dùng bột khô 4g, uống với nước đun sôi để nguội; có thể đem đồ chín, sau phơi khô tán bột, ngày uống 2 lần.
- Chữa hen suyễn: Phù bình tươi 100g cắt bỏ rễ, bỏ lá vàng, rửa nhiều lần bằng nước lã cho thật sạch, cuối cùng có thể rửa thêm một lần bằng nước muối loãng. Vẩy cho ráo nước, giã nhỏ trong cối, vắt lấy nước, thêm nước lọc và xirô chanh cho vừa đủ ngọt và đủ 100ml. Ngày có thể uống 2 lần, mỗi lần một liều như trên. Thường sau khi uống 10 ngày cơn hen suyễn đã bớt, uống liên tục trong vòng 2 tháng có khi tới 3 tháng. Khi mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút, nhưng sau quen dần và hết ngứa.

- Chữa eczema: Số lượng phù bình tùy theo vùng da cần chữa to hay nhỏ, đem về rửa sạch bằng nước thường 3 – 4 lần, thêm ít muối giã nát, đắp cả nước lẫn cái lên chỗ bị eczêma. Thường chỉ đắp một hai lần chỗ mẩn không chảy nước nữa và điều trị trong vòng 7-10 hôm là khỏi hẳn. Đồng thời với việc đắp ngoài có thể uống những thang thuốc giải độc có hoa Kim ngân, Bồ công anh v.v….
- Chữa mẩn ngứa: Phù bình rửa sạch, sao vàng, sắc nước uống hàng ngày, trong 2-3 ngày. Khi uống nước Bèo cái, có thể thấy ngứa cổ, nhưng sẽ quen dần. Bèo cái có khả năng chống dị ứng và không có độc.
- Chữa phát sốt, uống nước mãi không hết khát, tâm thần phiền táo: Phù bình lấy về rửa sạch, phơi khô, nghiền thành bột mịn, hòa với sữa trâu làm thành viên bằng hạt ngô đồng. Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 30 viên, chiêu thuốc bằng nước cơm hoặc cháo loãng.
- Chữa viêm mũi dị ứng: 250g bèo cái tươi rửa sạch, bỏ rễ và lá úa, giã nát, lọc sạch bã giữ lấy nước pha loãng uống trong ngày.
- Chữa mũi chảy máu: Phù bình phơi khô, nghiền thành bột mịn, thổi vào lỗ mũi bị chảy máu.
- Chữa viêm xoang mũi mạn tính: Phù bình khô 10g, Bạch chỉ 5g, Hoàng cầm 5g, Kim ngân hoa 8g, Cam thảo 4g, sắc nước uống thay trà trong ngày.
- Chữa trĩ ngoại: Phù bình nấu nước xông, rửa; đồng thời giã lá Bèo cái đắp vào chỗ đau.
- Chữa đơn độc mới phát: Dùng Bèo cái nấu nước xông, rửa, đồng thời giã lá Bèo cái đắp vào chỗ đau. “Đơn độc” còn gọi là “lưu hỏa”: một bệnh viêm cấp tính do nhiễm trùng, thường phát ở mặt và cẳng chân; bệnh ở dưới chân hay tái phát. Chỗ bị bệnh da sưng đỏ tấy, nóng rát, đau nhức, người phát sốt phát rét.
- Chữa lang ben: Phù bình 200g đun nước tắm đồng thời dùng lá Bèo cái xát vào chỗ da bị lang.
- Chữa mụn rộp loang vòng: Rửa sạch vết loét bằng nước sắc bèo cái, sau đó rắc lên đấy Bèo cái đã đốt thành tro.
- Chữa sốt phát ban: Lấy một nắm bèo cái bỏ rễ và miếng sắn dây củ (bằng bắp ngô) cùng sắc lấy một bát nước cho uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.
- Trị chứng ngứa đầu dương vật, sưng đầu dương vật: Lấy phù bình phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 8 gr với rượu đã ngâm với đậu đen. Đồng thời dùng bèo cái sống nấu kỹ, chắt lấy nước đặc ngâm, rửa dương vật sẽ khỏi.

- Trị chứng nổi mụn ở thanh niên: Lấy 200 gr phù bình, 40 gr phòng kỷ, sắc kỹ lấy nước đặc rửa mặt. Đồng thời giã nát bèo cái xát lên mặt ngày 4 – 5 lần.
- Trị chứng phong nhiệt, đau mắt, sưng đầu, sưng mặt, nổi mẩn ngứa khắp người: Lấy phù bình bỏ rễ 30 gr, bạc hà 30 gr, kinh giới 30 gr. Sắc kỹ lấy nước uống, đồng thời xông lên người rất tốt.
Nơi mua bán vị thuốc PHÙ BÌNH đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc PHÙ BÌNH ở đâu?
PHÙ BÌNH là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc PHÙ BÌNH được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.
Giá bán vị thuốc PHÙ BÌNH tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang: gọi tới sdt 0344.198.966 để biết thêm chi tiết.
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.