Ôn tỳ thang

ôn tỳ thang

Nguồn gốc bài thuốc Ôn tỳ thang

Tác giả: Tôn Tư Mạc

Xuất xứ:  Thiên kim phương

Bài thuốc Ôn tỳ thang nguyên bản

Thành phần

Đại hoàng            8-16 g.

Can khương         4-8 g.

Cam thảo             4-8 g.

Phụ tử                  8-12 g.

Đẳng sâm            4-12 g.

  • Cách dùng; Ngày dùng một thang, đun sắc (Đại hoàng cho vào sau), chia 2 lần uống.
ôn tỳ thang
Thành phần bài thuốc Ôn tỳ thang

Công dụng

Ôn bổ tỳ dương, công hạ tích lạnh.

Chủ trị

Trị táo bón do lãnh tích, bụng trướng đau, thích xoa bóp, thích ấm, tay chân không ấm, hoặc kiết lỵ lâu ngày, mạch Trầm Huyền.

Phân tích bài thuốc

Trong bài Phụ tử ôn dương tán hàn là chủ dược. Can khương, Đảng sâm ôn tỳ. Đại hoàng công hạ tích trệ. Cam thảo điều hòa các vị thuốc.

phụ tử
Vị thuốc phụ tử là chủ dược

Gia giảm

  • Bụng đau, có thể thêm Nhục quế, Mộc hương, để ôn trung chỉ thống.
  • Nôn mửa, thêm Bán hạ (gừng chế), Sa nhân, để hòa Vị giáng nghịch.

Ứng dụng thực tế

Tác dụng trong lâm sàng

Bài này dùng trị loét tiêu hóa, thận viêm mạn, túi mật viêm, sỏi mật, giun chui ống mật, tắt môn vị, kiết lỵ mạn tính, rối loạn thần kinh dạ dày, viêm gan, tắc ruột, tiêu khát

Tham khảo

  • Lập bài thuốc này vì phần lý bị hàn, nếu không có thuốc ôn thì không tán được, còn thực tích nếu không công trục thì không trừ được, cho nên phải cùng dùng một lúc cả thuốc hàn thuốc nhiệt, mới thanh trừ được hàn thực, tiêu tích, giảm đau (Thang đầu ca quát).
  • Theo thành phần mà xét thì bài này là bài ‘Đại họàng phụ tử thang’ bỏ Tế tân, thêm Can khương, Nhân sâm, Cam thảo; đây cũng là bài ‘Tứ nghịch thang’ thêm Nhân sâm, Đại hoàng. Vì vậy bài này thuộc nhóm thuốc ôn hạ.
  • Bài này dùng vào chứng Tỳ dương không đủ, dương khí không lưu hành, đến nỗi lạnh tích làm trở tắt ở trường vị, đại tiện bị kết không thông hoặc hư hàn đã lâu ngày, tích lạnh không hoá được, Tỳ khí hư hãm đến nỗi xích bạch lỵ lâu ngày không khỏi. Lúc đó dương khí của Tỳ vị không đủ mà tích trệ chưa hết, đơn thuần ôn bổ Tỳ dương thì tích trệ không hết, nếu dùng thuốc thông lợi bừa bãi thì càng hại đến dương khí ở trung tiêu, phép chữa cần lưu ý cả hai mặt, cho nên trong phép ôn bổ Tỳ dương, dùng Đại hoàng làm tá để thông lợi trừ tích. Như vậy bài này thích hợp cả hai mặt phù chính và trừ tà.
  • Bài ‘Ôn Tỳ thang’ có 3 bài, vị thuốc có hơi khác nhau. Một bài thấy ở chương ‘Lãnh lỵ’ quyển 15 sách ‘Thiên kim phương’, so với bài này thì có Quế tâm mà không có Cam thảo, cho nê điều trị cũng hơi giống, nhưng thích hợp với chứng hàn mà kiêm thấy chứng trạng xung nghịch. Một bài thấy ở chương Tâm phúc thống’ trong quyển 13 sách ‘Thiên Kim’ chủ trị đau bụng, dưới rốn kết xoắn quanh rốn không khỏi. Thành phần của bài này tức là bài trên thêm Đương quy, Mang tiêu. Ngoài ra trong sách ‘Bản sự phương cũng có bài ‘Ôn Tỳ thang’, trong bài dùng Hậu phác, Cam thảo, Can khương, Quế tâm, Phụ tử, mỗi vị 8g, Đại hoàng 16g, trị chứng lạnh kết lâu ngày ở khoảng trường vị, đau bụng, tiêu chảy kéo dài hàng năm ‘khi phát, khi không’.
  • Bài này với bài ‘Ôn Tỳ thang’ của sách ‘ Thiên kim’ tuy cùng thuộc nhóm ôn hạ, nhưng phép trị có khác nhau. Bài của sách ‘ Thiên kim phương’ thì trọng dụng Đại hoàng mà kiêm thuốc ôn bổ. Bài ở sách ‘Bản sự phương’ trị lạnh tích, tiêu chảy mà tích trệ không nặng lắm, cho nên Đại hoàng chỉ dùng ít. Bài thuốc ở sách ‘Thiên kim phương’ trị xích bạch lỵ, tích trệ nặng hớn, cho nên trọng dụng Đại hoàng, ngoài ra, vì lỵ đã lâu ngày, Tỳ vị hư hàn, dương khí suy kém, cho nên dùng Cam thảo, Khương, Phụ, để ôn bổ trung cung. Cùng một vị Đại hoàng mà vì sự phối ngũ và liều lượng khnc nhau cho nên tác dụng cung khác nhau (Thượng Hải phương tễ học)

Lưu ý khi sử dụng

  • Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
  • Trong bài có vị Phụ tử là một loại thuốc cực độc (Thuốc độc bảng A), cần phải dùng loại đã được bào bào chế kỹ càng, đúng cách để loại trừ độc tính
  • Phụ tử phản với các vị Bối mẫu, Bạch cập, Liễm, Bán hạ và Qua lâu khi dùng chung sẽ phát sinh phản ứng nguy hiểm, không dùng chung
  • Phụ tử là vị thuốc rất nóng có thai không dùng
  • Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng
  • Bán hạ có độc gây ngứa, kỵ thai phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý
  • Vị thuốc Nhục quế kỵ thai, kỵ Xích thạch chi khi dùng cần chú ý
  • Đại Hoàng là thuốc hạ mạnh, kỵ thai, phụ nữ có thai không nên dùng

Tham khảo mua bán bài thuốc

(Chương trình dành riêng cho đồng nghiệp giúp mua được bài thuốc đủ vị và chất lượng tốt)

Bài thuốc Ôn Tỳ Thang gồm các vị thuốc là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn, và được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng theo chuẩn Dược điển Việt Nam.

Giá bán Bài thuốc Ôn Tỳ Thang (Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam) tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang:gọi 0344.198.966 để báo giá.

Tùy theo thời điểm, giá bán có thể thay đổi.

Cách thức mua:

+Trước khi mua khách hàng nhất thiết phải có sự tư vấn của của các bác sỹ hoặc lương y, hoặc gọi 0344.198.966 để được chúng tôi khám bệnh trước khi dùng thuốc.

+Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

+Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện, khi nhận được thuốc khách hàng mới phải thanh toán ( gọi 0344.198.966 – Hỗ trợ phí vận chuyển khi mua từ 1,5 triệu vnđ trở lên).

+Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, Chúng tôi có thể bào chế bài thuốc này thành thuốc sắc sẵn vô trùng, thuốc hoàn tán, thuốc cô đặc…