Nội dung bài viết
Nguồn gốc bài thuốc Ô mai hoàn :
- Tác giả: Trương Trọng Cảnh
- Xuất xứ: Thương hàn luận
- Còn gọi là ‘Ô mai an hồi hoàn’, ‘Ô mai an vị hoàn’.
Bài thuốc Ô mai hoàn nguyên bản:
Thành phần:
Ô mai (quân) ……………………….30 quả,
Thục tiêu (sao) (thần) ………………16g,
Tế tân (thần)..………………………24g,
Can khương (tá) ……………………40g,
Quế chi (tá) ………………………….20g,
Đương quy (tá) …………………….16g,
Hoàng bá (tá) ………………………24g,
Phụ tử bỏ vỏ nướng (tá) ……………24g,
Hoàng liên (tá) ……………………..64g,
Nhân sâm (tá) ………………………24g.

Cách dùng Ô mai hoàn:
Tán bột, trộn đều, lấy giấm ngâm Ô mai 1 đêm, bỏ hột, cùng nấu với 5 đấu gạo, gạo chín giã nhừ trộn đều với bột thuốc, cho vào cối cùng mật giã nhuyễn, làm viên to bằng hột ngõ đồng, trước bữa ăn uống 10 viên, ngày 3 lần, táng dần mỗi lần uống lên tới. 20 viên.
Cách dùng gần đây mỗi lần uống 6g với nước lọc.
Công dụng:
Ôn tạng an hồi.
Chủ trị:
Trị hồi quyết (giun chui ống mật), phiền muộn nôn mửa, lúc phát lúc nghỉ, ăn vào thì nôn, thường nôn ra giun, tay chân buốt lạnh, có lúc đau bụng, kiêm chữa chứng ly lâu ngày.
Phân tích bài thuốc Ô mai hoàn:
Ô mai chua có thể ức chế giun;
Thục tiêu, Tế tân vị cay có thể đuổi giun ôn được tạng đang bị hàn;
Hoàng liên, Hoàng bá vị đắng làm cho giun lui xuống.
Kha Vận Bá nói: “Giun gặp chua thì nằm im, gặp cay thì ẩn nấp, gặp đắng thì lui xuống”. Theo người xưa, giun chui vào ống mật là do nội tạng hư hàn, vì vậy bài Ô mai hoàn này không những có đủ các vị đắng cay, chua để đuổi trùng mà còn phối hợp với Khương, Quế, Phụ tử để ôn tạng trừ hàn, làm yên trùng; Nhân sâm, Đương quy bổ dưỡng khí huyết để phù trợ chính khí. Hàn nhiệt cùng dùng, điều chỉnh cả tà lẫn chính, đối với chứng hồi quyết thuộc hàn nhiệt lẫn lộn mà chính khí hư thì bài này rất thích hợp. Còn với chứng lỵ lâu ngày cũng thuộc chứng hàn nhiệt lẫn lộn, có thể chọn dùng bài này.

Gia giảm Ô mai hoàn:
Nếu dùng thuốc thang có thể gia giảm: Nhiệt nhiều nên bỏ Phụ tử, hàn nhiều nên bỏ Hoàng bá. Miệng đắng, tâm hạ đau, nóng quá, tăng thêm Ô mai, Hoàng liên, đau xuyên ngực sườn gia Sài hồ, Bạch thược, đại tiện bất thông gia Binh lang, Đại hoàng, có thức ăn tích trệ gia Thái phục tử, kiêm khí trệ gia Mộc hương Chỉ xác.
Ứng dụng Ô mai hoàn trong thực tế:
Tác dụng trong lâm sàng:
Ứng dụng điều trị: bệnh giun chui ống mật, trung quản và bụng đau dữ dội, tâm hạ cảm nhiệt lợ lợm lòng ẩu thổ, hoặc nôn ra giun, tay chân giá lạnh, ra mồ hôi lạnh, mạch phục hoặc huyền khẩn. Cơn đau ngừng thì lại như người thường.
Tài liệu tham khảo về Ô mai hoàn:
Kha Vận Bá nói: Bệnh sáu kinh chỉ có kinh Quyết âm là khó trị nhất. Gốc bệnh thuộc Âm, ngọn bệnh lại nhiệt, thể của nó là mộc mà dụng lại là hoả. Phải trị tận gốc mà trước phải tìm ra nguyên nhân, hoặc thu hoặc tán, hoặc nghịch hoặc tàng, tuỳ đằng nào lợi thì làm. Điều hoà khí trung tiêu cho được hoà bình đó là phép chữa bệnh quyết âm. Quyết âm là chỗ giao hội cuối cùng của hai kinh âm, lại có tên tuyệt dương của âm nên không có sốt. Nhưng nó có lẽ hơi sốt, âm vừa tận tức dương vừa sinh, vì thế nhất dương mới chớm, nhất âm chịu một mình, thì bệnh quyết âm có sốt là do Thiếu dương gây nên. Hoả vượng thì thuỷ suy, cho nên tiêu khát, khí xung lên tim, trong tim nóng đau, là khí hữu dư tức là hoả. Mộc thịnh thì khắc thổ cho nên đói mà không muốn ăn. Trùng do phong hoá ra, đói thì trong vị không hư, giun đũa nghe mùi thức ăn thì ngoi ra, cho nên nôn ra giun đũa. Trọng cảnh lập phương đều lấy những vị cay ngọt đắng làm quân, không dùng những vị chua để thu, mà ở đây lại dùng, là vì quyết âm chủ can mộc vậy.
Sách ‘Hồng phạm’ ghi: Mộc tính cong thẳng sinh ra vị chua. Sách ‘Nội kinh’ ghi: Mộc sinh ra chua, chua vào can, ô mai rất chua làm quân là để trị gốc vậy; Phối với Hoàng liên tả tám mà trừ đau, Hoàng bá tư thận để trừ khát, là thuốc trị vể nguyên nhân. Vậy thận là mẹ của can, Tiêu, Phụ để ôn thận thì hoả có chỗ trở về, can được nuôi dưỡng, đó là củng cố căn bản. Can muốn tán, dùng Tế tân, Can khương vị cay để tán đi. Can tàng trữ huyết, Quế chi, Đương quy dẫn huyết về kinh, vị hàn vị nhiệt dùng lẫn lộn, thì vị khí thông hoà, vì vậy lấy Nhân sâm làm tá để điều hoà trung khí. Dùng giấm tẩm ô mai, đồng khí thì tìm nhau, ở dưới gan là để nhờ cốc khí. Ô mai hoàn thêm mật làm viên, cho dùng ít mà dần dần thêm lẽn là hoãn thì trị gốc. Giun đũa là loại côn trùng, là vật sinh lạnh, hợp với khí thấp nhiệt mà sinh ra, cho nên thuốc cũng dùng hàn nhiệt lẫn lộn. Hơn nữa, trong ngực phiền mà nôn mửa ra giun đũa, thì Liên, Bá là ‘hàn nhân nhiệt dụng’ vậy. Giun gặp chua thì nằm yên, gặp cay thì ẩn nấp, gặp đắng thì lui xuống, thật là bài thuốc tốt để hoá trùng, đại tiện lỏng lâu thì hư, điểu hoà hàn nhiệt, chua để thu liễm thì bệnh tự hết (Danh y phương luận).

Số liệu thực tế trong hiệu quả điều trị bằng Ô mai hoàn:
• Trị giun chui ống mật: Dùng bài này trị 74 ca. Khỏi hơn 91% (Phúc Kiến trung y dược 6, 1960).
• Trị giun chui ống mật: Dùng bài này trị 155 ca, khỏi 149, đỡ 5, không khỏi 1. Trung bình uống 2-5 thang (Chiết Giang trung y tạp chi 1, 1984).
• Trị ruột tắc do giun: Dùng bài này trị 8 ca trẻ nhỏ, đều khỏi. Đa sô uống 1 ngày đều bớt đau bụng, uống 1-3 ngày, khối u ở bụng đều tan hết, sau đó đại tiện ra giun (Phúc Kiền trung y dược 5, 1960).
• Trị ngộ độc thức ăn: Dùng bài này thêm Xích thạch chi, Anh túc xác, Kha tử. Trị trẻ nhỏ bị tiêu chảy do ngộ độc thức án hơn 10 ngày. Kết quả: uống 1 tuần, khỏi bệnh (Trung y tạp chí 8, 1964).
• Trị nổi ban do dị ứng: Trị 68 ca, khỏi 34 ca, chỉ uống 1 thang là đỡ, sau đó cho uống tiếp 7 ngày, không thấy tái phát. Có 32 ca, đã uống nhiều thang thuốc nhưng không khỏi, đổi sang thuốc hoàn thay thuốc thang, uống mỗi lần l0g, ngày 3 lần, điều trị 3 tuần thì khỏi, có 1 ca không khỏi. Có 1 ca biến chứng thành mụn nhọt, chuyển sang điều trị ở khoa ngoại (Giang Tô trung y tạp chí 3, 1988).
Lưu ý khi sử dụng Ô mai hoàn :
Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
Trong bài có vị Phụ tử là một loại thuốc cực độc (Thuốc độc bảng A), cần phải dùng loại đã được bào bào chế kỹ càng, đúng cách để loại trừ độc tính
Phụ tử phản với các vị Bối mẫu, Bạch cập, Liễm, Bán hạ và Qua lâu khi dùng chung sẽ phát sinh phản ứng nguy hiểm, không dùng chung
Phụ tử là vị thuốc rất nóng có thai không dùng
Trong bài có vị Nhân sâm phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm chết người- Tuyệt đối không được dùng chung với Lê lô
Trong bài vị Tế tân rất nóng và có độc và phản với vị Lê lô. cần chú ý liều dùng, không gia quá nhiều, và không dùng chung với Lê lô
Vị thuốc Quế chi tính nóng kỵ thai, kỵ Xích thạch chi khi dùng phải cẩn thận
Vị thuốc Can khương rất nóng nên kỵ thai, có thai dùng thận trọng
Hoàng liên kỵ Thịt heo. Nên kiêng khi uống thuốc hoặc dùng cách xa khi ăn trên 1 giờ
Đương quy kỵ thịt heo, Rau dền. Nên kiêng khi uống thuốc hoặc dùng cách xa khi ăn trên 1 giờ

Tham khảo mua bán bài thuốc Ô mai hoàn :
(Chương trình dành riêng cho đồng nghiệp giúp mua được bài thuốc đủ vị và chất lượng tốt)
Bài thuốc Ô mai hoàn gồm các vị thuốc là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn, và được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng theo chuẩn Dược điển Việt Nam.
Giá bán Bài thuốc Ô mai hoàn (Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam) tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang:gọi 0344.198.966 để báo giá.
Tùy theo thời điểm, giá bán có thể thay đổi.
Cách thức mua:
Trước khi mua khách hàng nhất thiết phải có sự tư vấn của của các bác sỹ hoặc lương y, hoặc gọi 0344.198.966 để được chúng tôi khám bệnh trước khi dùng thuốc.
Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện, khi nhận được thuốc khách hàng mới phải thanh toán ( gọi 0344.198.966 – Hỗ trợ phí vận chuyển khi mua từ 1,5 triệu vnđ trở lên).
Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, Chúng tôi có thể bào chế bài thuốc này thành thuốc sắc sẵn vô trùng, thuốc hoàn tán, thuốc cô đặc…