Nội dung bài viết
Nguồn gốc bài thuốc Nhị trần thang
Tác giả: Trần Sư Văn
Xuất xứ: Hoà tễ cục phương
Bài thuốc Nhị trần thang nguyên bản
Thành phần
Bán hạ 8-12 g
Trần bị 8-12 g
Phục linh 12 g
Cam thảo 4 g.
(nguyên phương có Sinh khương, Ô mai, trên lâm sàng hiện nay không dùng).
- Cách dùng: mỗi ngày 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.

Công dụng
Táo thấp hoá đờm, lý khí hoà trưng.
Chủ trị
Trị ăn phải chất sống lạnh, chức năng Tỳ Vị bị rối loạn, thấp sinh đờm.
Phân tích bài thuốc
Trong bài: Bán hạ cay táo ôn có tác dụng táo thấp hóa đàm, giáng nghịch cầm nôn, tiêu tán tích kết là chủ dược. Trần bì lý khí hóa đàm. Bạch linh kiện tỳ lợi thấp. Cam thảo hóa trung kiện tỳ. Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung. Trong bài các vị Trần bì, Bán hạ đều phải dùng loại lâu năm để bớt tính cay táo, nên gọi là Nhị trần thang.

Gia giảm
- Nếu chứng thuộc phong đờm, thêm chế Nam tinh, Bạch phụ tử để trừ phong, hoá đờm;
- Nếu thuộc hàn đờm, thêm Can khương, Tế tân để ôn hoá đờm;
- Nếu thuộc nhiệt đờm, thêm Qua lâu, Bối mẫu, Hoàng cầm để thanh nhiệt hoá đờm;
- Nếu thuộc thực đờm, thêm La bạc tử, Chỉ xác để tiêu thực hoá đờm;
- Viêm Phế quản mãn tính, ngực tức, khó thở, ho đờm nhiều, rêu lưỡi trắng, nhớt, đùng bài ‘Nhị trần’, thêm Tử uyển, Khoản đông hoa, Bách bộ, Cát cánh, Sa nhân để giáng khí, hoá đờm, chỉ khái;
- Rối loạn tiêu hoá, bụng đầy, chán ăn, buồn nôn, có thể dùng bài này để hoà Vị, chỉ ẩu, tiêu thực;
Ứng dụng thực tế
Tác dụng trong lâm sàng
Trên lâm sàng, bài này thường dùng để hoá đờm, hoà Vị, vì thế, được dùng nhiều trong điều trị các chứng đờm.
Số liệu thực tế trong hiệu quả điều trị
- Trị viêm Phế quản mạn: Dùng bài này hợp vởi bài ‘Bình vị tán’, trị 55 ca. Trong đó Phế khí thũng (tràn dịch màng phổi) 33. Kết quả: Ho suyễn một số sau 1 tuần đã có chuyển biến. Theo dõi 41 ca, có 37 ca chuyển biến tốt (Thương Hải trung y dược tạp chí 3, 1965).
- Trị viêm Phế quản mạn: Dùng bài này gia vị, trị 175 ca. Kết quả: 109 ca đơn thuần có 105 ca khỏi; 55 ca suyễn, khó thở, khỏi 59 Phế khí thũng 11 ca, khỏi 4 (Giang Tây trung y dược 1, 1988).
- Trị viêm phổi lây ở trẻ nhỏ: Dùng bài này trị 31 ca, trong đó, viêm Phế quản 10, viêm khí quản 21. Kết quả: Sau khi uống thuốc 6-12 ngày, ho, suyễn đờm và đục vùng phổi đã hết, Xquang thấy vùng ngực trở lại bình thường, ăn uống khá hơn (Hồ Nam trung y tạp chi 4, ỉ 986).
- Trị ho suyễn: Dùng bài nảy thêm Đương quy, Trị ho về đêm, có kết quả tốt (Chiết Giang trung y tạp chí 3, 1980)
- Trị ho suyễn: Dùng bài này thêm Tiêu sơn tra, Thần khức (sao). Trị 40 ca, ho lúc sáng sớm. Kết quả: uống 3-5 thang, đỡ ho. Bệnh nặng, uống 8-9 thang ho suyễn đề hết (Chiết Giang trung y tạp chí 11- 12, 1982).
- Trị áp lực sọ não tăng cao thể lành tính: Dùng bài này hợp với ‘Trạch tả thang’, trị 2 ca, kết quả tốt (Sơn Đông trung y học viện học báo 4, 1979).
- Trị túi mật viêm mạn: Dùng bài này thêm Chỉ thực, Bạch thược, Nhân trần, Hương phụ, trị nhiều ca đều khỏi (Vân Nam trung y tạp chí 6, 1982).
- Trị viêm gan mạn: Dùng bài này gia vị, trị 2 ca. Kết quả: Sau 2 tuần, SGPT trở lại bình thường, 1 ca HBsAg âm tính (Chiết Giang trung y tạp chí).
- Trị mất tiếng: Dùng bài này thêm Thuyền thoái, Bạch truật, Cát cánh. Kết quả: uống 2 thang, đỡ nhiều, uống tiếp 3 thang, khỏi bệnh (Thực dụng y học tạp chí 1, 1988).
- Trị trẻ nhỏ chảy nước miếng: Dùng bài này thêm Ích trí nhân. Kết quả: Đều tôt (Tân y dược học tạp chí 10, 1977).
- Trị ngủ nhiều: Dùng bài này thêm Bạch truật, Thạch xương bồ, trị lúc nào cũng muốn ngủ, sau khi ăn buồn ngủ nhiều hơn, tỉnh lại là muốn ngủ tiếp. Kết quả: Sau khi uống 2 tuần khỏi bệnh (Tân y dược tạp chí 11, 1977).
Lưu ý khi sử dụng
- Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
- Trong bài có vị Phụ tử là một loại thuốc cực độc (Thuốc độc bảng A), cần phải dùng loại đã được bào bào chế kỹ càng, đúng cách để loại trừ độc tính
- Phụ tử phản với các vị Bối mẫu, Bạch cập, Liễm, Bán hạ và Qua lâu khi dùng chung sẽ phát sinh phản ứng nguy hiểm, không dùng chung
- Phụ tử là vị thuốc rất nóng có thai không dùng
- Trong bài vị Tế tân rất nóng và có độc và phản với vị Lê lô. cần chú ý liều dùng, không gia quá nhiều, và không dùng chung với Lê lô
- Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng
- Trong bài vị Hải tảo phản vị Cam thảo, nên bài này không được gia vị cam thảo, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng
- Bối mẫu phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý
- Bán hạ có độc gây ngứa, kỵ thai phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý
- Qua lâu phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử, Ô uế, Thiên hùng, khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý
- Vị thuốc Nam tinh có độc kỵ thai, kỵ thai, thuốc phải được chế biến đúng cách để loại trừ độc tính
- Vị thuốc Can khương rất nóng nên kỵ thai, có thai dùng thận trọng
Tham khảo mua bán bài thuốc
(Chương trình dành riêng cho đồng nghiệp giúp mua được bài thuốc đủ vị và chất lượng tốt)
Bài thuốc Nhị Trần Thang gồm các vị thuốc là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn, và được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng theo chuẩn Dược điển Việt Nam.
Giá bán Bài thuốc Nhị Trần Thang (Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam) tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang:gọi 0344.198.966 để báo giá.
Tùy theo thời điểm, giá bán có thể thay đổi.
Cách thức mua:
+Trước khi mua khách hàng nhất thiết phải có sự tư vấn của của các bác sỹ hoặc lương y, hoặc gọi 0344.198.966 để được chúng tôi khám bệnh trước khi dùng thuốc.
+Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
+Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện, khi nhận được thuốc khách hàng mới phải thanh toán ( gọi 0344.198.966 – Hỗ trợ phí vận chuyển khi mua từ 1,5 triệu vnđ trở lên).
+Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, Chúng tôi có thể bào chế bài thuốc này thành thuốc sắc sẵn vô trùng, thuốc hoàn tán, thuốc cô đặc…