Nội dung bài viết
Tên gọi
- Tên khác: Lúa ngô, Bẹ, Ngô, Bắp, Ngọc mễ, Hờ ho (Ba Na), Má khẩu tí (Thái)
- Tên khoa học: Zea mays L.
- Họ: thuộc họ Lúa (danh pháp khoa học: Poaceae)
Cây Ngô
Mô tả cây thuốc

Cây ngô từ xa xưa đã được biết đến là cây lương thực. Ngoài ra cây ngô cũng là 1 cây thuốc quý. Dạng cây thảo lớn mọc hằng năm, có thể cao tới 2,5m. Thân cây đặc, dày. Lá to, rộng, mép có nhiều lông mi ráp. Hoa đực màu lục, tạo thành bông dài họp thành chuỳ ở ngọn. Hoa cái họp thành bông to hình trụ ở nách lá và bao bởi nhiều lá bắc dạng màng; các vòi nhuỵ dạng sợi, màu vàng, dài tới 20cm, tạo thành túm vượt quá các lá bắc; các thuỳ đầu nhuỵ mảnh màu nâu nâu. Quả hình trứng hay nhiều góc, xếp sít nhau tạo thành 8-10 dây dọc. Hạt cứng, bóng, có màu sắc thay đổi.
Phân bố
Ngô có nguồn gốc ở châu Mỹ, được trồng ở đồng bằng và cả miền núi để lấy hạt làm lương thực.
Hiện tại, Ngô được trồng ở nhiều nơi để làm lương thực và thuốc.
Vị thuốc Ngọc mễ tu
Mô tả vị thuốc

Dược liệu dạng sợi mảnh, khá dài, dài tới 20 cm, màu vàng nhạt hoặc nâu đậm, gồm những vòi nhụy cong queo, dẹt, phía trên mang đầu nhụy hai thùy. Các thùy đầu nhụy mảnh, có lông mịn.
Bộ phận dùng
Là vòi và đầu nhụy của bắp cây Ngô
Thu hái, bào chế
- Thu hái: râu ngô được thu hái khi bắp chín
- Chế biến: Râu ngô sau khi thu hái, mang đi phơi thật khô. Nhặt bỏ các sợi râu màu đen, chỉ lấy những sợi màu nâu vàng óng và mượt.
Bảo quản
Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc, tránh ánh nắng trực tiếp và sâu bọ.
Thành phần hóa học
Trong Râu ngô có chứa:
- Có 4 – 5% chất khoáng giàu muối Kali, đường, 2,8% Lipid, Sterol như Sitosterol và Stigmasterol, Tanin, tinh dầu, Allantoin.
- Trong 1g Râu ngô có chứa 1600 đơn vị sinh lý Vitamin K, Vitamin C.
Tác dụng dược lý
Có tác dụng lợi tiểu dùng trong bệnh tim, cao huyết áp, viêm bàng quang, viêm niệu quản, sỏi thận, viêm túi mật, viêm gan gây cản trở sự bài tiết mật, thấp khớp, đái đường. Còn phối hợp với vitamin K để cầm máu.
Ngọc mễ tu chữa bệnh

Tính vị, quy kinh
Tính vị: vị ngọt, tính bình
Quy kinh: quy vào các kinh Tâm, Phế, Can, Thận.
Tác dụng
Bình can, lợi đàm, tiêu thũng, lợi niệu, hạ đường huyết, cầm máu.
Chủ trị
Tiểu tiện buốt, dắt; nước tiểu vàng đỏ, sỏi đường tiết niệu, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, tăng huyết áp, tiểu đường, chảy máu cam.
Cách dùng – liều lượng
- Cách dùng:
Râu ngô có thể dùng ở dạng pha, sắc nước uống hoặc chế thành cao loãng.
Mỗi ngày có thể sử dụng 10 – 20g Râu ngô. Khi dùng có thể sử dụng 10g rửa sạch cho vào 200 – 300ml nước đun và sử dụng dần.
Nếu chế thành cao loãng, có thể đóng vào lọ uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê, trước bữa ăn.
- Liều lượng: Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày là 30 – 40g.
Kiêng kị
Các trường hợp hư hàn, đái dầm: không dùng.
Bài thuốc
- Chữa viêm thận và viêm bàng quang
Dùng Râu Ngô 100g, Rau má 50g, Ý dĩ 50g, Sài đất 40g, Mã đề 50g, nước 600ml sắc còn 250ml. Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 giờ.
- Chữa Huyết áp cao
Sử dụng nước Râu ngô mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần vài bát, liên tục trong 2 – 3 tháng có tác dụng giảm huyết áp.
- Chữa viêm túi mật, viêm gan, sỏi mật
Sử dụng Nhân trần bắc, Râu ngô mỗi loại 30g sắc nước uống mỗi ngày.
- Điều trị vàng da do viêm gan tắc mật
Sử dụng 40g Râu ngô pha với nước nóng uống như trà hàng ngày.
- Điều trị bệnh tiểu đường
Dùng khoảng 40 – 50g Râu ngô, có thể sử dụng kết hợp với Cỏ ngọt, Tri mẫu, Thiên môn, Mạch môn. Sức uống khi còn ấm nóng. Uống mỗi ngày một thang thuốc để kiểm soát bệnh lý.
- Điều trị chứng ho ra máu
Dùng 50g Râu ngô, 50g đường phèn. Nấu Râu ngô cùng với đường phèn. Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày (sáng và tối). Uống mỗi ngày 1 thang liên tục trong 5 ngày.
- Điều trị sỏi thận
Sử dụng 10g Râu ngô cho vào 200 ml nước sau đó mang đi đun cách thủy 30 phút, chắt lấy phần nước.
Nếu sắc nước Râu ngô thì sử dụng 10g Râu ngô cho vào 300 ml nước, đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút.
Sử dụng mỗi lần khoảng 20- 60 ml, trước bữa ăn chính khoảng 3 – 4 giờ.
- Điều trị các bệnh xuất huyết
Sử dụng một nắm Râu ngô đem đi sắc nước uống hàng ngày có thể cải thiện tình trạng băng huyết, xuất huyết tử cung, chảy máu chân răng, tiểu ra máu hoặc chảy máu niêm mạc.
Nơi mua bán vị thuốc NGỌC MỄ TU đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc NGỌC MỄ TU ở đâu?
NGỌC MỄ TU là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc NGỌC MỄ TU được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.
Giá bán vị thuốc NGỌC MỄ TU tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang : Gọi 0344198966 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội