Nội dung bài viết
Tên gọi
Tên khác: Ngũ Mộc hương (Đồ Kinh), Nam mộc hương (Bản Thảo Cương Mục), Tây mộc hương, Bắc mộc hương, Thổ mộc hương, Thanh mộc hương, Ngũ hương, Nhất căn thảo, Đại thông lục, Mộc hương thần (Hòa Hán Dược Khảo), Quảng Mộc hương, Vân mộc hương, Xuyên mộc hương, Ổi mộc hương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tên khoa học: Saussurea lappa Clarke
Họ khoa học: Cúc ( Compositae)
Cây Mộc hương
Mô tả cây thuốc
Mộc hương là cây sống lâu năm, thân thảo, có hình trụ rỗng, chiều cao trung bình từ 1.5 – 2m, có màu nâu nhạt. Phía gốc có lá hình tròn, 3 cạnh, dài trung bình từ 12 – 30cm, chiều rộng từ 6 – 15cm, cuống lá dài 20 – 30cm. Mép lá nguyên, có rìa và hơi lượn sóng. Hai mặt của lá đều có lông phủ, tập trung nhiều hơn ở mặt dưới.
Càng lên trên lá càng nhỏ dần, cuống ngắn lại và mép có răng cưa. Phía trên ngọn lá gần như không có cuống, đôi khi lá ôm lấy thân cây. Hoa nở vào tháng 7 – 9, có hình đầu, màu lam tím. Quả mọc vào tháng 8 – 10, quả nhỏ, hơi dẹt và cong và có màu nâu nhạt.
Rễ to có đường kính đến 5cm và bên ngoài có màu nâu nhạt.

Thu hái, sơ chế
Thời gian thu hái thích hợp là vào mùa đông. Sau khi đào lên, đem rễ rửa sạch đất. Sau đó cắt thành khúc ngắn từ 6.6 – 13.3cm, phơi khô.
Bộ phận dùng
Rễ khô
Vị thuốc Mộc hương
Mô tả vị thuốc
Rễ hình trụ tròn hoặc hình chuỳ, dài 5 – 15 cm, đường kính 0,5 – 5 cm. Mặt ngoài màu vàng nâu đến nâu nhạt. Phần lớn lớp bần đã được loại đi, đôi khi còn sót lại một ít. Có vết nhăn và rãnh dọc khá rõ, đôi khi có vết của rễ cạnh. Chất cứng rắn, khó bẻ, vết bẻ không phẳng, màu vàng nâu hoặc nâu xám. Có mùi thơm hắc.

Bào chế
+ Lấy rễ ngâm nước sau đó vớt lên. Đem ủ trên vải ướt, khi nước ngấm vào, rễ mềm đem đi thái phiến, dùng sống hoặc phơi khô. Hoặc trộn với bột mì bọc lại và đem nước lên dùng dần (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Rửa sạch rễ, đem phơi trong râm cho khô. Sau đó thái mỏng, tán bột để dùng dần. Khi dùng cho phiến mỏng vào thuốc đã sắc, khuấy đều và uống. Hoặc có thể mài và trộn với nước thuốc đã sắc (theo Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
+ Bọc bột và nước chín (theo Bản Thảo Cương Mục).
Bảo quản
Mộc hương dễ bị mốc do đó cần để nơi khô thoáng và kín. Tránh để nơi nhiệt độ cao hoặc phơi nhiều vì có thể làm mất mùi thơm đặc trưng.
Thành phần hóa học
Trong rễ có tinh dầu 0,3-3%, saussurin (alcaloid), innulin và chất nhựa. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu có: Aplotaxene, Anpha-Ionone, Beta-seline, Saussurea-lactone, Costunolide, Costic acid, Anpha-costene, Costuslactone, Camphene, Phellandrene, Dehydrocostuslactone, Stigmasterol, Betulin.
Tác dụng dược lý
+ Tác dụng chống co thắt cơ ruột, làm giảm nhu động ruột.
+ Kháng histamine và Acetylcholin, làm giãn cơ trơn và chống cơ thắt phế quản (theo Trung Dược Học).
+ Tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn (theo Trung Dược Học).

Mộc hương chữa bệnh
Tính vị, quy kinh
+ Tính vị
Vị cay, tính ôn (Bản Kinh).
Vị cay đắng, tính nhiệt, không độc (Thang Dịch Bản Thảo).
Vị chua, đắng, tính ấm (Trung Dược Học).
Vị cay, đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
Vị cay, đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Vị cay, đắng, tính ôn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Quy kinh
Vào kinh Tâm, Phế, Can, Vị, Tỳ, Bàng quang (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Vào kinh Can, Tỳ (Bản Thảo Cầu Chân).
Vào kinh Tỳ, Vị, Đại Trường, Đởm (Trung Dược Học).
Vào kinh Phế, Can và Tỳ (Trung Dược Đại Từ Điển).
Vào kinh Phế, Can và Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Vào kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng
+ Hành khí, chỉ thống, kiện tỳ, điều khí trệ, ngừa trệ (theo Trung Dược Học).
+ Điều hòa khí, chỉ thống, kiện vị, giải hàn (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Điều chư khí, tả phế khí, tán trệ khí, hòa vị khí (theo Trân Châu Nang).
+ Trị tà khí, trừ độc dịch (theo Bản Kinh).
+ Chỉ thống, kiện vị, hành khí (theo Lâm Sàng Thường Dụng trung Dược Thủ Sách).
+ Chỉ thống, hòa vị, ôn trung, hành khí (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Tả lãnh khí ủng trệ ở khu vực ngực (theo Bản Thảo Diễn Nghĩa).
Chủ trị
Thường dùng trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, tiểu tiện bế tắc, đau bụng, khó tiêu, trướng đầy, gây trung tiện, ngừng nôn mửa, tiết tả đi lỵ.

Cách dùng – liều lượng
Dùng mộc hương sắc thành nước uống, nấu với rượu, tán bột,… Mỗi ngày dùng từ 2 – 12g.
Kiêng kị
+ Vì Mộc hương vị cay thơm, có tác dụng tiết khí, vì vậy, người khỏe mạnh nếu uống dài ngày sẽ không thích hợp (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Âm hư: không dùng (Trung Dược Học).
+ Âm hư, tân dịch bất túc: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Chân khí suy yếu, có nhiệt, huyết hư mà táo: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bài thuốc
+ Bài thuốc trị cấm khẩu, bất tỉnh, mắt nhắm như trúng phong: Dùng mộc hương tán bột, đem hòa với nước hạt bí đao và uống.
+ Bài thuốc trị khi đau xóc: Dùng mộc hương 40g và tạo giáp nướng kỹ 40g đem đi tán bột. Trộn bột với hồ làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 50 viên với nước sôi.
+ Bài thuốc trị nội điếu, ruột đau thắt: Dùng nhũ hương, mộc hương, mộc dược nấu lấy nước uống.
+ Bài thuốc trị tai bỗng nhiên ù, điếc: Dùng mộc hương 40g đem ngâm giấm trong 1 đêm, thêm một ít dầu mè và đun sôi 3 lần. Lọc bỏ bã và nhỏ hỗn dịch vào tai 2 – 3 giọt/ lần.
+ Bài thuốc trị lỵ: Dùng mộc hương 1 tấc với hoàng liên 20g đem nấu với nước cho cạn. Bỏ hoàng liên, đem mộc hương thái mỏng, rang khô và tán bột. Bột chia thành 3 phần bằng nhau. Phần đầu uống với nước sắc trần bì, lần thứ hai uống với nước sắc trần mễ, cuối cùng uống với nước sắc cam thảo.
+ Bài thuốc trị tiểu đục: Dùng mộc dược, mộc hương bằng lượng nhau, đem tán bột và làm viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với nước muối.
+ Bài thuốc trị bụng đau, bụng đầy do hàn thấp trở trệ ở trường vị: Dùng mộc hương, đàn hương, bạch đậu khấu, cam thảo mỗi thứ 4g, đinh hương 2g, hoắc hương 12g, sa nhân 6g đem sắc uống.
+ Bài thuốc trị táo bón, ruột viêm cấp, lỵ, bụng đầy, bụng đau do khí trệ: Dùng mộc hương, ngô thù, mỗi thứ 4g, hương phụ, khiên ngưu, binh lang, đại hàng, mang tiêu mỗi thứ 12g, trần bì, nga truật, thanh bì, chỉ xác, tam lăng mỗi thứ 8g sắc nước.
+ Bài thuốc trị cơn đau thắt túi mật: Dùng nước sắc mộc hương uống đến khi triệu chứng dứt điểm.
+ Bài thuốc trị đầy hơi: Dùng mộc hương tán bột. Nếu nhiệt uống với sữa bò, ngược lại nếu hàn uống với rượu.
+ Bài thuốc trị sán khí: Đem mộc hương 160g nấu với nước, mỗi ngày dùng 3 lần.
+ Bài thuốc trị lưng đau, khí trệ: Dùng nhũ hương, mộc hương mỗi thứ 8g đem ngâm rượu. Sau đó hấp vào nồi cơm trong sôi và uống.
+ Bài thuốc trị đau trong tai: Dùng mộc hương tán bột, sau đó lấy củ hành nhúng mỡ ngan, chấm bột mộc hương và nhét vào lỗ tai.
+ Bài thuốc trường phong hạ huyết: Dùng hoàng liên, mộc hương bằng lượng nhau, đem đi tán bột. Sau đó cho vào ruột già của heo, buột chặt, đem nấu nhừ. Sau khi chín, bỏ bã thuốc chỉ ăn ruột heo.
+ Bài thuốc trị hôi nách: Đem mộc hương ngâm giấm, tán bột và xát vào nách.
Nơi mua bán vị thuốc MỘC HƯƠNG đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc MỘC HƯƠNG ở đâu?
MỘC HƯƠNG là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc MỘC HƯƠNG được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.
Giá bán vị thuốc MỘC HƯƠNG tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang :Gọi 0344198966 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội
+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.