Mật ong

Mật ong

Tên gọi

  • Tên khác: Bách hoa tinh, Bách hoa cao, Phong mật
  • Tên khoa học: Mel
  • Họ: thuộc họ Ong mật ( danh pháp khoa học: Apidae)

Vị thuốc mật ong

Nguồn gốc và đặc điểm

Mật ong

Mật ong được tạo thành từ những tinh chất mà ong thu thập được từ phấn hoa. Đây là một loại tinh chất thuần khiết không có sự gia giảm bất cứ chất nào, bao gồm nước và lượng đường.

Cụ thể, mật ong có màu hổ phách hoặc nâu đen, trong, hơi dính nhớt, vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng. Vào mùa hè, mật ong thường sáng bóng và trong như dầu. Mùa đông, mật có hiện tượng kết tinh thành các hạt li ti, sánh đặc khi nhiệt độ giảm. Tùy vào từng mùa mà mật cũng có thay đổi một số tính chất vật lý.

Tính chất của mật ong

Mật ong
  • Tính chất mật ong thay đổi tùy theo từng vùng, từng tỉnh và từng thời kỳ lấy mật. Đặc biệt, mật ong có thể có chất độc nếu ong hút mật ở những cây có hoa độc như phụ tử, hoa thuốc lá, cà độc dược.
  • Mùi và vị của mật ong phụ thuốc vào loại hoa có trong vùng. Đó là cơ sở khoa học để phân biệt mật ong từng tỉnh như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh…
  • Khi soi mật ong dưới kính hiển vi, ta sẽ thấy phấn hoa của nhiều loại cây khác nhau, người ta có thể dựa vào sự có mặt của một số loại phấn hoa để xác định mật ong của vùng nào.
  • Có loại mật ong màu vàng nhạt mặt gợn như đường có kết tinh ở dưới. Có người cho đó là loại tốt nhất. Nhưng thực tế cũng có loại mật ong lỏng trong, không đóng đường mà vẫn tốt và có loại mật ong có màu nâu sẫm hơn, cũng là loại mật ong tốt. Hiện nay chúng ta chưa chưa thể dùng nhận xét bên ngoài để đánh giá mật ong tốt xấu hoặc thực giả, mà phải nghiên cứa thành phần hóa học.

Thu hái, sơ chế

Cách lấy mật ong: Ong làm mật quanh năm, nhưng mùa thu hoạch mật tốt nhất là mùa xuân-hạ. Ở miền Nam, mật ong được lấy vào tháng 2-4 là mùa khô. Người sành nghề lấy mật ong ở thiên nhiên, có kinh nghiệm xem bụng ong để biết đã đến lúc thu hoạch mật chưa. Nếu bụng ong có màu vàng nhạt là tổ mới bắt đầu làm, khắp bụng vàng óng là tổ đầy mật, bụng vàng sẫm là tổ đã hết mật. Khi đi rừng lấy mật ong, họ mang rễ Gừa theo người, rồi đốt lấy khói, hun lùa vào tổ ong. Khói rễ Gừa sẽ làm ong cay khó chịu, sẽ bay ra khỏi tổ. Lúc này, họ sẽ cắt tầng sáp chứa đầy mật một cách dễ dàng, rồi bóp, vắt, ép để lấy mật. Mật thu được có màu vàng thẫm, sỉn đục, chất lượng kém hơn vì có lẫn sáp, ấu trùng và một số tạp chất khác. Ở các cơ sở nuôi ong có quy mô công nghiệp, hiện nay người ta dùng máy ly tâm để lấy mật, vừa đỡ tốn công, được nhiều mật, vừa giữ nguyên được tầng sáp (ong không phải xây lại tổ), lại đảm bảo được chất lượng của mật.

Bào chế

Mật ong được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau:

  • Dạng lỏng
  • Siro
  • Kết hợp với dược liệu

Bảo quản

  • Bảo quản mật ong lọ thủy tinh, có nắp đậy để tránh tình trạng không khí và hơi nước lọt vào làm biến chất, vị, màu sắc, mùi hương của mật.
  • Bảo quản mật ong nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Không nên để mật ong ở gần các loại gia vị khác, bởi vì mật nguyên chất thường có xu hướng hút mùi hương từ các loại gia vị ở gần chúng.

Thành phần hóa học

  • Trong mật hoa tỷ lệ nước chiếm 40-80%, còn trong mật ong chỉ có 15-20% nước. Thành phần mật ong thường và mật ong chúa cũng khác nhau.
  • Trong mật ong thường có 65-70% glucose và levunose, 2-3% saccarose. Ngoài ra còn có muối vô cơ, các acid hữu cơ, các men tiêu hóa chất béo, chất bột, men tiêu hóa chất đường, một ít tinh bột, protid, sáp, sắc tố, chất thơm, phấn hoa. Mật ong nhật bản có chứa acid pantotenic, acid nicotinic, acetylcolin, vitamin A,D,E.
  • Trong mật ong chúa hay sữa chúa tỷ lệ đường ít hơn, nhiều chất mỡ, chất đạm và vitamin.

Tác dụng dược lý

vị thuốc mật ong
  • Tác dụng kháng khuẩn: Hoạt chất hydro peroxide có trong mật ong khi được pha loãng với dịch cơ thể sẽ có khả năng hoạt động như một chất khử trùng. Tuy nhiên, nếu dẫn chất này không được pha loãng với dịch cơ thể thì không có tác dụng khử trùng (chẳng hạn như: băng vết thương, thoa ngoài da,…);
  • Tác dụng thẩm thấu: Hỗn hợp bão hòa của hai loại monosaccarit trong mật ong có hoạt độ nước thấp. Đa phần các phân tử nước liên kết với đường và mốt số ít vi sinh vật. Do đó, mật ong là môi trường kém của sự hình thành và phát triển của một số vi sinh vật;
  • Tính axit: Độ pH của mật ong thường dao động từ 3,2 – 4,5. Với độ pH tương đối này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn;
  • Chống oxy hóa: Hàm lượng carbohydrate và polyphenol hoạt động như một chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, hai hàm lượng này còn có tác dụng làm giảm sự hư hại cho ruột trong ung thư đại tràng;
  • Những tác dụng dược lý khác: Tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư đại tràng, giảm lượng cholesterol có trong máu,…

Mật ong chữa bệnh

Tính vị, quy kinh

Tính vị: vị ngọt, tính bình

Quy kinh: quy vào các kinh Phế, Tỳ, Đại trường.

Tác dụng

Bổ tỳ vị, chỉ khát, dưỡng huyết, tăng sinh lực, giúp ăn ngon miệng, thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế,… Bên cạnh đó, mật ong còn có khả năng giải độc trong trường hợp ngộ độc dược liệu Xuyên ô và Phụ tử.

Chủ trị

Chữa các chứng ho mãn tính, ho thông thường, ho ra máu, vết thương trầy xước ngoài da, viêm loét dạ dày, đau dạ dày,… Đồng thời, mật ong còn giúp tăng cường sức đề khám, bồi bổ sức khỏe sau khi hết ốm.

Cách dùng – liều lượng

Dùng từ 15 – 30 g/ngày. Dùng ngoài điều trị mụn nhọt  không thu miệng, bỏng nước, bỏng lửa, liều lượng thích hợp.

Kiêng kị

Sôi bụng, đầy bụng, ỉa chảy không nên dùng

Bài thuốc

  • Bồi bổ cơ thể

Mật ong đánh kem với lòng đỏ trứng gà, ăn mỗi ngày một quả sẽ làm da dẻ hồng hào, cơ thể khoẻ mạnh.

  • Điều trị cảm cúm

Pha 3 thìa mật ong với 2 thìa nước cốt chanh và 100ml nước ấm để uống vào buổi sáng. Điều này sẽ giúp cho hệ miễn dịch được tăng cường ở mức tối đa.

  • Tăng cường sức đề kháng, phòng chống nhiễm trùng

Mỗi ngày dùng 5 thìa cà phê mật ong nguyên chất. Có thể dùng cùng với bánh mỳ hoặc sử dụng để uống với trà, sữa tươi hay các loại đồ ép tươi. Thời điểm thích hợp để sử dụng mật ong là vào mỗi buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.

  • Trị ho

Chuẩn bị 1 quả chanh tươi, khía kiểu múi khế ở ở lớp vỏ ngoài, sau đó cho một vài thìa cà phê mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh trong một cái chén. Để khoảng 1-2 giờ sau đó cắt ra ngậm sẽ đỡ ho ngay.

  • Chữa viêm loét dạ dày

Mật ong trộn với bột nghệ đen (thể hàn), nghệ vàng (thể nhiệt) có thể Ăn liền trong 1-2 tháng.

  • Hỗ trợ điều trị tưa lưỡi cho trẻ em do nhiễm nấm Candida albias

Cho một giọt mật ong nguyên chất vào miệng của trẻ nhỏ. Vì vị ngọt của mật ong, vị giác của trẻ sẽ tiết ra dịch. Đồng thời gia tăng hoạt động đẩy qua đẩy lại của lưỡi, giúp chà sạch nấm trong khoang miệng.

Nơi mua bán vị thuốc MẬT ONG đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc MẬT ONG ở đâu?

MẬT ONG là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang  không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc MẬT ONG được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.

Giá bán vị thuốc MẬT ONG tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang : Gọi 0344198966 để biết chi tiết

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội