Mất ngủ: nguyên nhân, biến chứng, triệu chứng và cách điều trị rối loạn giấc ngủ

triệu chứng lâm sàng mất ngủ

A. Đại cương về mất ngủ

Định nghĩa

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể bao gồm ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ và vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ có thể gây tình trạng mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.

rối loạn giấc ngủ

Dịch tễ học

Tần suất mắc bệnh mất ngủ tăng dần trong xã hội hiện đại ngày nay, chiếm khoảng hơn 30% dân số thế giới và chưa có dấu hiệu giảm sút.

  • Tỷ lệ mất ngủ tăng theo độ tuổi, lên đến 57%.
  • Tỷ lệ phụ nữ có chứng mất ngủ cao hơn nam giới 50%.
  • Ngoài ra, tỷ lệ bệnh nhân bị mất ngủ tăng cao ở những người thất nghiệp, ly dị, góa bụa, ly thân hoặc kinh tế xã hội thấp.

Nguyên nhân

Nguyên nhân mất ngủ phổ biến bao gồm:

  • Áp lực về công việc, trường học, sức khỏe, tài chính hoặc gia đình
  • Thói quen ngủ kém.
  • Ăn quá nhiều vào buổi tối.
  • Lịch trình du lịch hoặc làm việc làm thay đổi nhịp sinh học thức –  ngủ của cơ thể
  • Rối loạn sức khỏe tâm thần, rối loạn lo âu.
  • Thuốc: Nhiều loại thuốc theo toa có thể can thiệp vào giấc ngủ, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm nhất định và thuốc điều trị hen suyễn hoặc huyết áp.
  • Điều kiện y tế: Ví dụ về các tình trạng liên quan đến chứng mất ngủ bao gồm đau mãn tính, ung thư, tiểu đường, bệnh tim, hen suyễn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), tuyến giáp hoạt động quá mức, bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.
  • Ngưng thở khi ngủ khiến bạn ngừng thở định kỳ suốt đêm, làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
  • Chất kích thích như caffeine, nicotine và rượu, cà phê, trà, cocacola và đồ uống chứa caffein khác.

Yếu tố nguy cơ

  • Tuổi tác. Giấc ngủ thường trở nên ít nghỉ ngơi hơn khi già đi
  • Ít hoạt động thể chất hoặc xã hội. Thiếu hoạt động có thể cản trở giấc ngủ ngon.
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học (lạm dụng thiết bị điện tử, ăn quá no, tập thể dục muộn..) cũng dẫn đến tình trạng khó đi vào giấc ngủ
  • Môi trường sống ô nhiễm, nhất là ô nhiễm tiếng ồn do xe cộ hoặc các công trình đang thi công phá hỏng giấc ngủ của người dân

Biến chứng

Các biến chứng của mất ngủ có thể gặp:

  • Hiệu suất thấp hơn trong công việc hoặc ở trường
  • Thời gian phản ứng chậm khi lái xe và nguy cơ tai nạn cao hơn
  • Rối loạn sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc lạm dụng chất
  • Tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các bệnh hoặc tình trạng lâu dài, chẳng hạn như huyết áp cao và bệnh tim

Triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng mất ngủ có thể bao gồm:

  • Khó ngủ vào ban đêm
  • Thức dậy vào ban đêm
  • Thức dậy quá sớm
  • Không cảm thấy thư giãn sau một đêm ngủ
  • Mệt mỏi ban ngày hoặc buồn ngủ
  • Khó chịu, trầm cảm hoặc lo lắng
  • Khó chú ý, tập trung vào các nhiệm vụ hoặc ghi nhớ
  • Tăng lỗi hoặc tai nạn
  • Những lo lắng liên tục về giấc ngủ
khó ngủ vào ban đêm

Cận lâm sàng

– Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu thường quy

– Tìm chất ma túy trong nước tiểu: test nhanh 4 hoặc 5 chỉ số.

– Điện não đồ, lưu huyết não, siêu âm Dopller mạch máu não

– Điện tâm đồ, X-quang tim phổi,

– CT Scaner, MRI sọ não

– Trắc nghiệm tâm lý: Test Beck, Zung, thang DASS, Hamilton, thang đánh giá chỉ số chất lượng giấc ngủ PSQI, MMPI,….

 – Các xét nghiệm chuyên khoa khác.

đo tín hiệu não phát hiện nguyên nhân mất ngủ
khám bệnh mất ngủ

Biện pháp phòng ngừa

Các biện pháp giúp hỗ trợ bạn có giấc ngủ ngon hơn:

  • Giữ thời gian đi ngủ và thời gian thức nhất quán từ ngày này sang ngày khác, kể cả cuối tuần.
  • Duy trì hoạt động – hoạt động thường xuyên giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon.
  • Kiểm tra thuốc để xem nếu chúng có thể góp phần vào chứng mất ngủ.
  • Tránh hoặc hạn chế ngủ trưa.
  • Tránh hoặc hạn chế cafein và rượu, và không sử dụng nicotine.
  • Tránh các bữa ăn lớn và đồ uống trước khi đi ngủ.
  • Tạo một nghi thức thư giãn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ.

B. Tây y điều trị bệnh mất ngủ

Cách tốt nhất để chữa bệnh mất ngủ là cần phải tìm được nguyên nhân gây ra  tình trạng mất ngủ này.

  • Liệu pháp tâm lý:  Phương pháp này có vai trò rất quan trọng trong chữa trị mất ngủ mãn tính.
  • Thư giãn đơn giản như: ngồi thiền, luyện khí công, yoga, tập dưỡng sinh, …đều hiệu quả để chữa trị chứng mất ngủ.
ngồi thiền tĩnh tâm trị mất ngủ
  • Thực hiện nếp sống và chế độ ăn uống điều độ, tinh thần lạc quan, thường tham gia các hoạt động cộng đồng, sinh hoạt câu lạc bộ, theo đuổi một hay vài thú tiêu khiển lành mạnh cũng là những yếu tố giúp loại bỏ chứng mất ngủ.
  • Ăn một số loại thức ăn bổ dưỡng điều trị mất ngủ như Trà hoa cúc, bột yến mạch hoặc thịt gà vào bữa tối, một cốc mật ong ấm trước khi ngủ….giúp khắc phục bệnh mất ngủ mãn tính.
  • Ngoài ra có thể điều trị mất ngủ bằng thuốc: Sử dụng các thuốc an thần hỗ trợ điều trị bệnh này, tuy nhiên về lâu dài, tác dụng phụ là điều khó tránh.

+  Benzodiazepine receptor agonists: Clonazepam, Flurazepam, Temazepam, Lorazepam, Zaleplon, Eszopiclone…

+  Melatonin receptor agonists: Ramelteon

+ Thuốc chống trầm cảm: Trazodone, Amitriptyline, Doxepin, Mirtazapine

+ Thuốc an thần khác như thuốc chống động kinh( gabapentin, tiagabine) và thuốc chống loạn thần không điển hình( quetiapine và olanzapine)

C. Đông y điều trị bệnh mất ngủ:

Theo Đông y, bệnh mất ngủ còn có tên gọi là thất miên (thất nghĩa là mất, miên nghĩa là ngủ) hoặc bất mị (bất nghĩa là không, mị nghĩa là ngủ). Mà nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do tâm tỳ hư, can khí uất , thận âm hư gây nên.

Để chữa bệnh mất ngủ thì Đông y chú trọng đến căn nguyên gây bệnh để từ đó có thể điều trị tận gốc tình trạng gây mất ngủ, giúp điều hoà ngũ tạng, nâng cao sức khoẻ và mang đến hiệu quả lâu dài.

Những bài thuốc, vị thuốc hay điều trị  mất ngủ:

Thiên vương bổ tâm đan:

Đẳng sâm         12g       Huyền sâm       12g       Đan sâm12g       Cát cánh         6g

Sinh địa            16        Phục thần         12-20g  Viễn trí 6g        Ngũ vị 6g

Mạch môn        20g       Thiên ma          12g       Qui đầu            12-16g  Bá tử nhân 12-16g

Táo nhân          12-20g 

Thường dùng để chữa suy nhược thần kinh, ngủ kém, tim hồi hộp hay quên hoặc mộng tinh, đạo hãn, có hiệu quả nhất định, nếu mất ngủ nhiều tim hồi hộp gia Long nhãn, dạ giao đằng dưỡng tâm an thần.

Giao thái hoàn:

Hoàng liên           4 gam.

Nhục quế             2 gam.

Chủ trị: Mất ngủ, khi đi nằm tinh thần hưng phấn tâm hồi hộp không yên, không nằm được. Ban ngày đầu hôm (như mê) hay buồn ngủ.

bài thuốc đông y trị chứng mất ngủ

Chu sa An thần hoàn:

Sinh địa 2g                    Chích thảo 2g

Quy thân 2g                  chu sa 4g

Hoàng liên 6g

Chủ trị chứng tâm hoả vượng làm tổn thương đến tâm âm huyết kèm theo các triệu chứng như khó ngủ, tinh thần bứt rứt, đầu lưỡi đỏ,…

Một số vị thuốc chữa mất ngủ hiệu quả

Tâm sen:  thường được dùng để kích thích tiêu hoá, giúp thanh nhiệt, hạ huyết áp và giảm căng thẳng. Những người thường xuyên bị mất ngủ do căng thẳng, lo âu, suy nhược cơ thể thì bài thuốc từ tâm sen này sẽ giúp trấn kinh, an thần và hỗ trợ giấc ngủ rất hữu hiệu.

Lạc Tiên có tác dụng an thần, thanh tâm, dưỡng can, thanh nhiệt, điều trị mất ngủ rất hiệu quả.

Lá vông có vị hơi đắng, chát, tính bình, có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, kích thích giấc ngủ, giúp ngủ sâu hơn. Bên cạnh đó lá vông còn giúp hạ huyết áp, hạ nhiệt, tiêu ích, sát trùng, trừ phong thấp, trĩ…

Long nhãn: long nhãn chữa mất ngủ, hay quên, hồi hộp, lo âu.