Loãng xương: nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị

bệnh loãng xương

Đại cương

Định nghĩa về loãng xương

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương [8].

Đo mật độ xương sẽ cho ta biết lượng chất khoáng trong 1 đơn vị diện tích hoặc thể tích của xương. Còn chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc của xương, tốc độ chuyển hóa của xương, độ khoáng hóa, mức độ tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương.

hình ảnh xương bình thường và loãng xương
Xương bình thường – và tình trạng loãng xương

Dịch tễ học

  • 200 triệu người trên thế giới mắc loãng xương
  • 1/10 phụ nữ tuổi 60, 1/5 tuổi 70, 2/3 tuổi 90 bị loãng xương
  • 1/3 phụ nữ trên 50, 1/5 nam giới trên 50 tuổi bị gãy xương vì loãng xương
  • Tỉ lệ gạy xương do loãng xương ở nữ cao hơn
  • Tỉ lệ tử vong do gãy xương ( do loãng xương) ở nam cao hơn
  • Việt Nam: 31% nữ, 11% nam từ 50 tuổi trở lên bị loãng xương

Nguyên nhân

Xương của bạn luôn ở trong trạng thái đổi mới liên tục – xương mới được tạo ra và xương cũ bị phá vỡ. Khi bạn còn trẻ, cơ thể bạn tạo ra xương mới nhanh hơn phá vỡ xương cũ và khối lượng xương của bạn tăng lên. Sau đầu những năm 20, quá trình này chậm lại và hầu hết mọi người đều đạt được khối lượng xương cao nhất ở tuổi 30. Khi mọi người già đi, khối lượng xương bị mất nhanh hơn so với nó được tạo ra.

Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh loãng xương bao gồm lão hóa dẫn đến sự sụt giảm estrogen ở phụ nữ mãn kinh và suy giảm testosterone (hormone nam) ở nam giới.

– Vấn đề tuổi tác: Người già ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D, chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận khiến xương suy yếu; xương bị thoái hóa. Người cao tuổi bị loãng xương nguyên nhân là do hấp thụ canxi kém và biến dưỡng trong xương cũng bị kém đi.

– Hoóc môn sinh dục nữ giảm: Sau khi mãn kinh thì hoóc môn sinh dục nữ giảm làm tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển canxi từ xương vào máu. Sự thiếu hụt nội tiết tố estrogen dẫn đến chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm.

– Hoóc môn cận giáp: Canxi trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ canxi cần thiết trong máu, khi đó hoóc môn cận giáp được tiết ra nhằm điều canxi trong xương bổ sung cho máu giúp duy trì sự ổn định nồng độ canxi. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ làm cho kết cấu xương bị thưa loãng.

– Thiếu các chất dinh dưỡng chứa canxi, phospho, magne, albumin dạng keo, acid amin, và các nguyên tố vi lượng thiếu cũng có thể dẫn đến loãng xương.

– Hệ miễn dịch bị suy giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến loãng xương.

– Canxi mất đi quá nhiều do bệnh thận, các bệnh về nội tiết; hậu quả của việc dùng thuốc corticoid kéo dài.

Bệnh loãng xương thường xuất hiện ở người cao tuổi và một số ít người trẻ từ 40 tuổi. Tuy nhiên, bệnh loãng xương vẫn có thể xuất hiện ở trẻ em mà người lớn cần đề phòng cho con mình.

Yếu tố nguy cơ

Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi

– Calcium thấp. Thiếu canxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của loãng xương. Calcium thấp góp phần giảm mật độ xương, mất xương sớm và tăng nguy cơ gãy xương.

– Sử dụng thuốc lá. Thuốc lá đóng vai trò trong bệnh loãng xương không phải rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu biết rằng sử dụng thuốc lá góp phần xương yếu.

– Rối loạn ăn uống. Phụ nữ và nam giới với chứng biếng ăn hay cuồng ăn tâm thần có nguy cơ cao hơn về mật độ xương thấp.

– Lối sống ít vận động. Những người dành nhiều thời gian ngồi có nguy cơ loãng xương cao hơn so với chủ động. Bất kỳ tập thể dục nào cũng có lợi cho xương, như đi bộ, chạy, nhảy, nhảy múa và tạ có vẻ đặc biệt hữu ích cho việc tạo xương khỏe mạnh.

– Uống rượu quá mức. Thường xuyên tiêu thụ hơn hai ly rượu mỗi ngày tăng nguy cơ loãng xương, có thể bởi vì rượu có thể can thiệp vào khả năng hấp thụ canxi.

– Thuốc corticosteroid. Sử dụng dài hạn các thuốc corticosteroid, chẳng hạn như prednisone, cortisone và dexamethasone gây tổn hại cho xương. Những loại thuốc này là phương pháp điều trị chung cho bệnh mãn tính, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, bệnh hen suyễn và bệnh lupus, và có thể không thể ngừng dùng chúng để giảm bớt nguy cơ loãng xương. Nếu cần một loại thuốc steroid trong thời gian dài, bác sĩ nên theo dõi mật độ xương và giới thiệu các loại thuốc khác để giúp ngăn ngừa mất xương.

– Các thuốc khác. Thời hạn sử dụng dài các chất ức chế aromatase điều trị ung thư vú, các thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), thuốc methotrexate điều trị ung thư, một số thuốc chống động kinh, các thuốc chặn acid gọi là chất ức chế bơm proton và nhôm có chứa thuốc kháng acid liên kết với tăng nguy cơ loãng xương.

Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi

– Phụ nữ. Gãy xương do loãng xương gần như phổ biến gấp đôi ở phụ nữ so với nam giới.

– Tuổi cao. Lớn tuổi, càng có nhiều nguy cơ bị loãng xương.

– Chủng tộc. Có nguy cơ loãng xương lớn nhất ở người da trắng hay gốc Á Châu.

– Tiền sử gia đình. Có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị loãng xương đặt vào nguy cơ lớn hơn, đặc biệt là nếu có lịch sử gia đình gãy xương.

Kích thước khung hình. Đàn ông và phụ nữ đặc biệt, có chỉ số khối cơ thể 19 hoặc ít hơn hoặc có khung cơ thể nhỏ thường có nguy cơ cao hơn bởi vì họ có thể có khối lượng xương ít hơn.

– Hormone tuyến giáp. Quá nhiều hormon tuyến giáp cũng có thể gây mất xương. Điều này có thể xảy ra hoặc vì tuyến giáp hoạt độn

g quá mức (cường giáp), hoặc bởi vì của thuốc nội tiết tố tuyến giáp để điều trị suy giáp.

Các vấn đề và thủ tục y tế có ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Phẫu thuật dạ dày và phẫu thuật giảm trọng lượng cơ thể có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi. Vì vậy, có thể các vấn đề như của bệnh Crohn, bệnh celiac, cường cận giáp và bệnh Cushing – một rối loạn hiếm gặp trong đó tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều hormon tuyến thượng thận.

Triệu chứng lâm sàng

Loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng, chỉ biểu hiện khi đã có biến chứng.
– Đau xương, đau lưng cấp và mạn tính.
– Biến dạng cột sống: Gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do thân các đốt sống bị gãy
– Đau ngực, khó thở, chậm tiêu… do ảnh hưởng đến lồng ngực và thân
các đốt sống
– Gẫy xương: Các vị trí thường gặp là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gãy các đốt sống (lưng và thắt lưng); xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương

Cận lâm sàng

– Các thăm dò để chẩn đoán xác định và chẩn đoán nguyên nhân loãng xương

+ Phương pháp đo mật độ xương:

Phương pháp hấp phụ năng lượng tia X kép (Dual Energy Absorptionmetry); đo MĐX cổ xương đùi, cột sống. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương.

Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (Kanis – 1994) dựa vào mật độ xương (MĐX):

Bình thường: T-score >-1,0.

Giảm MĐX: -2,5< T-score < -1

Loãng xương: T-score < – 2,5 (đo bằng máy theo phương pháp DEXA – tại cột sống và cổ xương đùi).

Tuy nhiên, khi chẩn đoán loãng xương cần đo MĐX kết hợp với đánh giá các yếu tố nguy cơ loãng xương.

+ Phương pháp chụp Xquang: chụp cột sống thẳng và nghiêng hai phim: từ D1- D12 và từ D12 – S1 để phát hiện những đốt sống bị lún xẹp do loãng xương. Chụp cổ xương đùi, xương cẳng tay và các xương khác khi nghi ngờ có gẫy xương do loãng xương

Hình ảnh x-quang xẹp đốt sống do loãng xương

Hình ảnh x-quang xẹp đốt sống do loãng xương

+ Các xét nghiệm sinh hoá:

Những sản phẩm phân hủy Collagen (N-telopeptid, pyridinolin, deoxy pyridinolin), osteocalcin máu, phosphatase kiềm của xương.

Các xét nghiệm trên không cho phép chẩn đoán loãng xương, nhưng có thể sử dụng để đánh giá sự mất xương (mất xương sau mãn kinh, mất xương do sừ dụng corticoid…) và theo dõi kết quả sau điều trị.

Các xét nghiệm cơ bản và các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân.

Tây y điều trị bệnh Loãng xương

Mục tiêu điều trị

  • Giảm nguy cơ gãy xương , tái gãy xương
  • Giảm mất xương , tăng khối lượng xương
  • Nâng cao chất lượng sống
  • Giảm tử vong

Điều trị cụ thể

a. Phương pháp không dùng thuốc

Chế độ ăn uống: Bổ sung nguồn thức ăn giàu canxi (theo nhu cầu của cơ thể : từ 1.000-1.500mg hàng ngày, từ các nguồn: thức ăn, sữa và dược phẩm), tránh các yếu tố nguy cơ: Thuốc lá, café, rượu…tránh thừa cân hoặc thiếu cân.

 Duy trì thường xuyên hoạt động thể lực và các bài tập làm căng sức cơ.

Khuyến cáo người bệnh thay đổi lối sống – Hạn chế rượu bia – Ngưng thuốc lá

Sử dụng các dụng cụ, nẹp chỉnh hình (cho cột sống, cho khớp háng) giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông.

b. Các thuốc điều trị loãng xương

Các thuốc bổ xung nếu chế độ ăn không đủ (dùng hàng ngày trong suốt quá trình điều trị)
+ Canxi: cần bổ sung Canxi 500 – 1.500mg hàng ngày.
+ Vitamin D 800 – 1.000 UI hàng ngày (hoặc chất chuyển hoá của vitamin D là Calcitriol 0,25 – 0,5 mcg, thường chỉ định cho các bệnh nhân lớn tuổi hoặc suy thận vì không chuyển hóa được vitamin D).

– Các thuốc chống hủy xương: Làm giảm hoạt tính tế bào hủy xương
+ Nhóm Bisphosphonat: Hiện là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị các bệnh lý Loãng xương (người già, phụ nữ sau mãn kinh, nam giới, do corticosteroid). Chống chỉ định : phụ nữ có thai và cho con bú, dưới 18 tuổi (cần xem xét từng trường hợp cụ thể), suy thận với mức lọc cầu thận (GFR)<35 ml/phút

Alendronat 70mg hoặc Alendronat 70mg + Cholecalciferol 2800UI uống sáng sớm, khi bụng đói, một tuần uống một lần, uống kèm nhiều nước. Sau uống nên vận động, không nằm sau uống thuốc ít nhất 30 phút. Tác dụng phụ chủ yếu của bisphosphonate dạng uống : là kích ứng đường tiêu hóa như : viêm thực quản, loét dạ dày, nuốt khó…

Zoledronic acid 5mg truyền tĩnh mạch một năm chỉ dùng một liều duy nhất. Thuốc có khả dụng sinh học vượt trội hơn đường uống, không gây kích ứng đường tiêu hóa và cải thiện được sự tuân thủ điều trị của người bệnh. Chú ý bổ sung đầy đủ nước, canxi và vitamin D trước khi truyền. Có thể dùng acetaminophen (paracetamol) để làm giảm các phản ứng phụ sau truyền thuốc (như đau khớp, đau đầu, đau cơ, sốt).

+ Calcitonin (chiết suất từ cá hồi) 100UI tiêm dưới da hoặc 200UI xịt qua niêm mạc mũi hàng ngày. Chỉ định ngắn ngày (2 – 4 tuần) trong trường hợp mới gẫy xương, đặc biệt khi có kèm triệu chứng đau. Không dùng dài ngày trong điều trị Loãng xương, khi bệnh nhân giảm đau, điều trị tiếp bằng nhóm Bisphosphonat (uống hoặc truyền tĩnh mạch).
+ Liệu pháp sử dụng các chất giống hormon: Chỉ định đối với phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao hoặc có loãng xương sau mãn kinh:

Raloxifen, chất điều hoà chọn lọc thụ thể Estrogen (SERMs): 60mg uống hàng ngày, trong thời gian ≤ 2 năm.

Thuốc có tác dụng kép: Strontium ranelat
+ Thuốc vừa có tác dụng tăng tạo xương vừa có tác dụng ức chế hủy xương, đang được coi là thuốc có tác động kép phù hợp hoạt động sinh lý của xương.
+ Liều dùng 2g uống ngày một lần vào buổi tối (sau bữa ăn 2 giờ, trước khi đi ngủ tối).
+ Thuốc được chỉ định khi bệnh nhân có chống chỉ định hoặc không dung nạp nhóm bisphosphonates
+ Thuốc ức chế osteocalcin: Menatetrenon (vitamin K2).

– Các nhóm thuốc khác có thể phối hợp trong những trường hợp cần thiết :
+ Thuốc làm tăng quá trình đồng hoá: Deca Durabolin và Durabolin.

Theo dõi điều trị

  • Dùng thuốc thích hợp và liên tục
  • Chú ý tuân thủ điều trị
  • Đánh giá bệnh nhân sau 3-6 tháng điều trị , sau đó ít nhất mỗi năm 1 lần
  • Đo mật độ xương định kỳ trong quá trình điều trị loãng xương (thông thường 1năm /1 lần)

Đông y điều trị bệnh loãng xương

Theo lý luận của y học cổ truyền, loãng xương ở người có tuổi chủ yếu do chức năng của tạng thận suy giảm. Vì vậy, trong chẩn đoán cần chú ý khai thác nguyên nhân chính gây thận hư, từ đó mói có thể đề ra pháp điều trị phù hợp.

Thể thận dương hư

– Chứng hậu

  • Chủ yếu là đau vùng lưng, thắt lưng
  • Cảm giác đau mỏi, không có lực, lạnh vùng lưng, thắt lưng
  • Gù cong vùng thắt lưng
  • Sợ lạnh, chi lạnh, các khớp tứ chi biến dạng, hoạt động hạn chế
  • Lưỡi bè to, rêu lưỡi trắng mỏng
  • Mạch trầm tế.

– Pháp điều trị: ôn thận ích tuỷ.

– .Phương dược

Cổ phương: Hữu quỵ hoàn.

Thục địa320gSơn thù160g
Hoài sơn160gKỷ tử120g
Đỗ trọng120gThỏ ty tử120g
Phụ tử chế40gNhục quế40g
Đương quy120gLộc giác giao40g

Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 12 — 16g/lần X 2 – 3 lần/ngày với nước ấm hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Gia giảm:

+ Mệt mỏi, ăn kém gia đảng sâm 120g, sa nhân 30g.

+ Chi dưới trầm nặng gia phòng kỷ 100g.

+ Chân tay co duỗi khó khăn gia mộc qua, câu đằng.

+ Cảm giác đau mỏi trong xương gia cẩu tích 120g, tục đoạn 120g, cốt toái bổ 120g, cốt khí 120g, đau xương 120g.

–  Ngoài ra còn có thể dùng Bát vị hoàn.

Thuốc nam

Cốt toái bổ12gDây đau xương10g
Phá cố chỉ10gCẩu tích12g
Cốt khí củ8gTục đoạn 12g
Rễ cỏ xước12g

Sắc uống ngày 1 thang. cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày.

Châm cứu

Châm bổ, ôn châm các huyệt: phục lưu, huyền chung, giáp tích L2 – S1 thận du, đại trường du, mệnh môn. Thời gian: 20 — 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

+ Đau vùng mông thêm trật biên.

+ Đau vùng thắt lưng lan xuống mặt sau đùi và cẳng chân thêm trật biên, thừa phù, ủy trung, thừa sơn.

+ Đau vùng cùng cụt thêm thứ liêu, bát liêu.

  • Nhĩ châm: giao cảm, thận, chi trên, chi dưới. Thời gian: 20 — 30 phút/lần X 1-2 lần/ngày.
  • Xoa bóp, bấm huyệt vùng cơ thể bị đau (thường là vùng lưng, thắt lưng).
  • Khí công – dưỡng sinh: sử dụng các bài tập luyện thở, luyện hình thể để nâng cao sức khoẻ, giảm các triệu chứng, hạn chế sự tiến triển của bệnh. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Thể thận âm hư

– Chứng hậu

  • Lưng và tứ chi đau mỏi
  • Cốt chưng, triều nhiệt
  • Ngũ tâm phiền nhiệt
  • Hồi hộp, trống ngực, có thể đau tức ngực
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai
  • Chất lưỡi đỏ, ít rêu
  • Mạch huyền vi sác.

– Pháp điều trị: tư bổ thận âm.

– Phương dược

Cổ phương: Lục vị địa hoàng hoàn.

Thục địa320gHoài sơn160g
Sơn thù160gTrạch tả120g
Bạch linh120gĐan bì120g

Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 8 – 12g/lần X 2 — 3 lần/ngày với nước sôi để nguội hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra, có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

– Ngoài ra, còn có thể dùng: Tả quy hoàn.

Thuốc nam:

Dây đau xương12gKỷ tửI2g
Rễ cỏ xước12gHá thủ ô12g
Cốt toái bổ12gTang thầm12g
Tục đoạn12gĐỗ đen12g

Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày.

Châm cứu

  • Châm bổ thái khê, tam âm giao, huyền chung, giáp tích L2 — S1,  thận    du, đại trường du, yêu nhãn. thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

+ Đau vùng mông thêm trật biên.

+ Đau vùng thắt lưng lan xuống mặt sau đùi và cẳng chân thêm trật biên, thừa phù, uỷ trung, thừa sơn.

+ Đau vùng cùng cụt thêm thứ liêu, bát liêu.

Nhĩ châm: giao cảm, thận, chi trên, chi dưới. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1-2 lần/ngày.

Khí công – dưỡng sinh: sử dụng các bài tập luyện thở, luyện hình thể. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Thể can thận âm hư, phong thấp xâm nhập

– Chứng hậu

  • Lưng và tứ chi đau mỏi, vô lực, vận động khó khăn
  • Họng khô, lưỡi táo
  • Lòng bàn chân, bàn tay đỏ
  • Tự hãn, đạo hãn
  • Lưỡi hồng, rêu lưỡi mỏng, ít rêu hoặc không rêu
  • Mạch tế sác.

– Pháp điều trị: bổ can thận, trừ phong thấp.

– Phương dược

Cổ phương: Độc họat ký sinh thang.

Độc hoạt8gPhòng phong15g
Tang ký sinh15gTế tân8g
Tần giao8gĐương quy15g
Cam thảo6gQuế chi10g
Đỗ trọng15gĐảng sâm15g
Ngưu tất15gThục địa16g
Bạch thược10gXuyên khung15g
Bạch linh12g  

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, uống sau ăn 20 — 30 phút.

+ Đau nhiều gia cẩu tích 12g, cốt toái bổ 12g, tục đoạn 12g.

+ Tự hãn, đạo hãn gia long cốt 15g, mẫu lệ 15g.

+ Đại tiện bí gia nhục thung dung 08g.

+ Mồm miệng khô gia thiên hoa phấn 12g.

Ngoài ra có thể dùng Tam tý thang.

– Châm cứu

  • Cổ gáy đau thêm phong trì, kiên tỉnh, đại chùy + Đau vùng mông thêm trật biên.
    châm cứu
  • Châm bổ thái khê, tam âm giao, huyền chung, can du, thận du, đại trường Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1-2 lần/ngày,

+ Đau vùng thắt lưng lan xuống mặt sau đùi và cẳng chân thêm trật biên, thừa phù, ủy trung, thừa sơn.

+ Đau vùng cùng cụt thêm thứ liêu, bát liêu.

  • Nhĩ châm: giao cảm, can, thận, chi trên, chi dưới. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Khí công – dưỡng sinh: sử dụng các bài tập luyện thở, luyện hình thể. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Thể tỳ vị hư nhược

– Chứng hậu

  • Tứ chi mỏi, tê, không muốn vận động
  • Sắc mặt kém nhuận
  • Cảm giác chóng mặt
  • Miệng nhạt, ăn kém
  • Bụng đầy trướng
  • Đại tiện phân nát, có thể sống phân
  • Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng
  • Mạch tế nhược, vô lực.

– Pháp điều trị: kiện tỳ ích vị.

– Phương dược

Cổ phương: Tứ quân tử thang gia vị.

Đảng sâm                    12g                  Bạch linh                        12g

Bạch truật                    12g                Chích cam thảo              10g

Hoàng kỳ                     10g                  Đương quy                      10g

Hoài sơn                      12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút. Gia giảm: chân tay nặng nề gia phòng kỷ 12g.

Ngoài ra có thể dùng:

+ Sâm trong tứ vật thang gia vị.

Thuốc nam:

Bạch truật15gÝ dĩ12g
Củ mài12gRễ cỏ xước10g
Sâm nam12gTục đoạn12g
Dây đau xương12gKê nội kim08g
Hạt sen12g  

Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 10 – 20 phút, uống trong ngày.

– Châm cứu

Châm bổ đại trữ, huyền chung, giáp tích, đại chuỳ, tỳ du, vị du, thận du, đại trường du, tam âm giao, túc tam lý. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

+ Cổ gáy đau thêm phong trì, kiên tỉnh, đại trữ.

+ Lưng dưới đau kèm theo rối loạn tiêu hoá thêm công tôn.

Nhĩ châm: giao cảm, thận, tỳ, vị, chi trên, chi dưới. Thời gian: 20 — 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.

Khí công – dưỡng sinh: sử dụng các bài tập luyện ý, luyện thở, luyện hình thể. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.