Huyệt Trung Lữ Du

Huyệt trung lữ du

TRUNG LỮ DU

Tên Huyệt

  • Huyệt có tác dụng đưa (du) kinh khí vào giữa (trung) cột sống lưng (lữ), vì vậy gọi là Trung Lữ Du.
  • Tên Khác: Tích Nội Du, Trung Lữ, Trung Lữ Nội Du.
Huyệt trung lữ du
Vị trí huyệt Trung Lữ Du

Xuất Xứ:

Thiên’ Thích Tiết Chân Tà ‘ (LKhu. 75).

Đặc Tính:

  • Huyệt thứ 29 của kinh Bàng Quang.

Vị Trí:

  • Ngang đốt xương thiêng 3, cách đường giữa lưng 1, 5 thốn.
Huyệt trung lữ du

Giải Phẫu:

  • Dưới da là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ rãnh cột sống, xương cùng.
  • Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sống cùng 3.
  • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2 hoặc S3.
Huyệt trung lữ du

Chủ Trị:

  • Trị thần kinh tọa đau, thắt lưng và xương cùng đau, ruột viêm.

Phối Huyệt:

1. Phối Y Hy (Bq.45) trị nách đau (Thiên Kim Phương).

2. Phối Cách Du (Bq.17) + Y Hy (Bq.45) trị bụng đầy (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Hoàn Khiêu (Đ.30) + Thận Du (Bq.23) + Thượng Liêu (Bq.31) + Uỷ Trung (Bq.40) trị thần kinh hông (tọa) đau (Châm Cứu Học Giản Biên).

Châm Cứu:

  • Châm thẳng 1-1, 5 thốn – Cứu 5-7 tráng – Ôn cứu 5-15 phút.
Huyệt trung lữ du

*Tham Khảo:

  • Thiên ‘‘Thích Tiết Chân Tà’ ghi: “ Bệnh do Dương khí hữu dư và Âm khí bất túc … mồ hôi không ra được, môi nứt, bắp thịt nóng khô, họng khô, ăn uống không biết ngon dở… Châm các huyệt Thiên Phủ + Đại Trữ, châm 3 lần, thêm huyệt Trung Lữ Du nhằm đẩy lui nhiệt tà, ngoài ra châm bổ kinh Tỳ + Phế để giải nhiệt bằng cách cho ra mồ hôi…” (LKhu 75, 31-37).