Nội dung bài viết
THUỶ ĐỘT
Tên Huyệt:
- Thủy chỉ thủy cốc, ẩm thực; Đột = ống. Thức ăn uống theo đường đó màvào cơ thể, vì vậy gọi là huyệt Thủy Đột (Trung Y Cương Mục).
- Tên Khác: Thuỷ Môn, Thuỷ Thiên.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
- Huyệt thứ 10 của kinh Vị.
Vị Trí:

- Tại bờ trước cơ ức – đòn – chũm, giữa huyệt Nhân Nghinh (Vi.9) và Khí Xá (Vi.11), dưới sụn giáp trạng.
Giải Phẫu:

- Dưới da là bờ trước cơ ức-đòn-chũm, khe giữa các cơ vai-móng, ức-móng, ức giáp, vào sâu có bó mạch thần kinh cảnh, cơ cổ dài, cơ bậc thang trước.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số XI và số XII, các nhánh của đám rối thần kinh cổ.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
Chủ Trị:
- Trị họng đau, hen suyễn.
Phối Huyệt:
1. Phối Khí Xá (Vi.11) trị họng viêm (Tư Sinh Kinh).
2. Phối Chiên Trung (Nh.17) + Cự Khuyết (Nh.14) + Quan Nguyên (Nh.4) trị nấc (Trung Quốc Châm Cứu Học).
3. Phối Bá Hội (Đc.20) + Khí Hộ (Vi.13) + Phong Môn (Bq.12) trị ho gà (Châm Cứu Học Thượng Hải).
Châm Cứu:

- Châm thẳng 0, 3 – 1 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.
* Ghi Chú: Không châm sâu quá, dễ vào bó mạch cảnh gây chảy máu.
-Tham Khảo:
“ Thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ ghi: “ Nhọt không rõ ở chỗ nào, ấn tay vào không có cảm giác, lúc có lúc không, châm thủ Thái âm bàng tam hội (Khí Hộ (Vi.13), Khố Phòng – Vi.14) và Anh Mạch [Thủy Đột – Vi.10] (TVấn 28, 50).