Huyệt Thừa Khấp

THỪA KHẤP

Tên Huyệt:

  • Huyệt có tác dụng trị chứng nước mắt chảy khi ra gió và cầm được nước mắt trong bệnh túi lệ viêm, vì vậy gọi là huyệt Thừa Khấp (Trung Y Cương Mục).
  • Tên Khác: Diên Liêu, Hề Huyệt, Khê Huyệt.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

  • Huyệt thứ 1 của kinh Vị.
  • Huyệt giao hội với Mạch Dương Kiều và Mạch Nhâm.

Vị Trí:

vị trí huyệt thừa khấp
  • Dưới đồng tử 0, 7 thốn, ở chỗ gặp nhau của bờ dưới xương ổ mắt với đường dọc chính giữa mắt.

Giải Phẫu:

giải phẫu huyệt thừa khấp
  • Dưới da là cơ vòng mi (giữa ổ mắt và mi), ở sâu là cơ thẳng dưới, cơ chéo bé của mắt và nhãn cầu.
  • Thần kinh vận động cơ: là nhánh của dây thần kinh sọ não số VII và dây thần kinh sọ não số III.
  • Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác Dụng:

  • Khu phong, tán hoả, sơ tà, minh mục.

Chủ Trị:

  • Trị kết mạc viêm, cận thị, viễn thị, thần kinh thị giác, giác mạc viêm.

Châm Cứu:

châm cứu huyệt thừa khấp
  • Bảo người bệnh ngước mắt nhìn lên trên, dùng 1 ngón tay đặt lên mi dưới, đẩy nhãn cầu lên. Châm mũi kim chếch xuống dưới, dựa theo ổ mắt, sâu 0, 1 – 1 thốn, Không vê kim, Không cứu.

Ghi Chú:

  • (Tránh châm vào nhãn cầu hoặc vào mạch máu vùng mi dưới.
  • (Huyệt này dễ chảy máu, sau khi rút kim phải áp chặt bông 1-2 phút để phòng chảy máu.
  • (Nếu có chảy máu, khoang dưới mắt có thể bị tím xanh. 5 – 7 ngày sau có thể tự tan hết, không gây ảnh hưởng đến thị lực.
  • (Lỡ ngộ châm làm cho mắt mờ, không nhìn thấy, châm huyệt Nội Đình (Vị 46). Châm sâu 0, 2 – 0, 3 thốn, kích thích mạnh, để Giải cứu (Danh Từ Huyệt Vị Châm Cứu).
  • (Nếu ngộ châm làm cho mắt không di động được. Dùng mồi ngải thật nhỏ cứu trực tiếp ở huyệt Thính Cung (Ttr 16).