Nội dung bài viết
THIÊN KHU
Tên Huyệt:
- Khu = điểm trọng yếu. Huyệt ở ngang rốn mà vùng bụng được phân chia như sau: trên rốn thuộc thiên, dưới rốn thuộc địa, huyệt ở ngang rốn, vì vậy được gọi là huyệt Thiên Khu (Trung Y Cương Mục).
- Tên Khác: Cốc Môn, Phát Nguyên, Thiên Xu, Trường Khê, Tuần Nguyên, Tuần Tế, Tuần Tích.
Xuất Xứ:
Thiên ‘Cốt Độ’ (LKhu.14).
Đặc Tính:
- Huyệt thứ 25 của kinh Vị.
- Huyệt Mộ của Đại Trường.
- Huyệt quan trọng vì nhận được những nhánh của Mạch Xung.
- Chuyên trị bệnh nhiệt ở Đại Trường và Tỳ.
Vị Trí:

- Từ rốn đo ngang ra 2 thốn.
Giải Phẫu:

- Dưới da là gân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, trong ổ bụng là ruột non và tử cung khi có thai 7-8 tháng.
- Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng- sinh dục.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D10.
Tác Dụng:
- Sơ điều Đại Trường, hóa thấp, lý khí, tiêu trệ.
Chủ Trị:
- Trị trường Vị viêm cấp và mạn tính, cơ bụng liệt, ký sinh trùng đường ruột, ruột thừa viêm, ruột tắc, tiêu chảy, kiết lị, táo bón.
Châm Cứu:

- Châm thẳng 0, 5 – 1, 5 thốn. Cứu 5 – 7 tráng – Ôn cứu 10 – 20 phút.
Ghi Chú: Có thai nhiều tháng, không châm.