Huyệt Thiên Dũ

huyệt thiên dũ

THIÊN DŨ

Tên Huyệt:

  • Thượng bộ thuộc thiên; Dũ = cửa sổ, chỉ cổ gáy. Huyệt ở vùng trên = thiên, có tác dụng trị bệnh ở vùng cổ gáy, vì vậy gọi là huyệt Thiên Dũ (Trung Y Cương Mục).
  • Tên Khác: Thiên Thính.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 16 của kinh Tam Tiêu.

+ Thuộc nhóm huyệt ‘Thiên Dũ’ (Thiên Dũ Ngũ Bộ): Nhân Nghênh (Vi.9) + Phù Đột (Đtr.18) + Thiên Dũ (Ttu.16) + Thiên Phủ (P.3) + Thiên Trụ (Bq.12) (LKhu 21, 20).

Vị Trí:

vị trí huyệt Thiên Dũ

Ở phía ngoài cổ, bờ sau và trong gai xương chũm, bờ sau cơ ức-đòn-chũm, nơi góc hàm dưới. Hoặc lấy nếp sau gáy làm chuẩn, huyệt ở 1/3 ngoài của đường nối huyệt Thiên Trụ (Bq.12) và Thiên Dung (Ttr.17)

Giải Phẫu:

giải phẫu huyệt Thiên Dũ

Dưới da là bờ sau cơ ức-đòn-chũm, cơ gối đầu, cơ đầu dài.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh thần kinh chẩm lớn, nhánh thần kinh dưới chẩm.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

Tác Dụng:

Thăng khí Dương lên đầu, thông lạc.

Chủ Trị:

Trị cổ gáy cứng, tai điếc.

Châm Cứu:

châm cứu huyệt Thiên Dũ

Châm thẳng 0, 5 – 1 thốn. Cứu 1 – 3 tráng – Ôn cứu 3 – 5 phút.

Tham Khảo:

Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ ghi: Bị điếc một cách nhanh chóng, mạnh bạo, khí bị che lấp xuống dưới làm tai điếc và mắt sáng, Thủ huyệt Thiên Dũ (LKhu.21, 17).