Huyệt Tâm Du

Huyệt tâm du

TÂM DU

Tên Huyệt:

  • Huyệt có tác dụng đưa kinh khí vào (du) tạng Tâm, vì vậy gọi là Tâm Du.
  • Tên Khác: Bối Du, Cứu Lao.
Huyệt tâm du
Vị trí huyệt Tâm Du

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bối Du’ (LKhu.51).

Đặc Tính:

  • Huyệt thứ 15 của kinh Bàng Quang.
  • Huyệt Bối Du của kinh Thủ Thiếu Âm Tâm.
  • Huyệt tả khí Dương ở Ngũ Tạng (T.Vấn.32 và L.Khu.51).

Vị Trí:

  • Dưới gai sống lưng 5, đo ngang ra 1, 5 thốn.
Huyệt tâm du

Giải Phẫu:

  • Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ lưng dài, cơ bán gai của cổ, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, vào trong là phổi.
  • Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 5 và nhánh dây sống lưng 5.
  • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.
Huyệt tâm du

Tác Dụng:

  • Dưỡng Tâm, an thần định chí, lý huyết, điều khí.

Chủ Trị:

  • Trị bệnh về tim, tâm thần phân liệt, động kinh, thần kinh suy nhược.

Châm Cứu:

  • Châm xiên về cột sống 0, 5 – 0, 8 thốn – Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.
  • Ghi Chú: Không châm sâu quá vì có thể đụng phổi.
  • Thiên ‘Thích Cấm Luận’ ghi: “Thích Tâm Du, nếu trúng Tâm, một ngày chết, lúc mới phát động gây chứng ợ” (TVấn.52).
Huyệt tâm du

Tham Khảo:

  • “Di tinh bạch trọc Tâm Du (Bq.15) trị” (Thắng Ngọc Ca).
  • ‘‘Tâm Du (Bq.15) chủ trị mộng di Thận hư” (Ngọc Long Ca).
  • “Mộng di tinh, mộng thấy quỷ giao: mùa xuân, thu, đông, có thể dùng phép cứu. Tâm Du (Bq.15) cứu không nên nhiều, Cao Hoang (Bq.43), Thận Du (Bq.23) cứu theo tuổi, thấy ngay hiệu quả” (Loại Kinh Đồ Dực).