Nội dung bài viết
NỘI ĐÌNH
Tên Huyệt:
- Đoài theo Kinh Dịch có nghĩa là cửa (môn), miệng (khẩu), ví như cái đình. Huyệt ở phía trong (nội) so với huyệt Lệ Đoài, vì vậy gọi là huyệt Nội Đình (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).
Xuất Xứ:
Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2)
Đặc Tính:
- Huyệt thứ 44 của kinh Vị.
- Huyệt Vinh, thuộc hành Thuỷ.
- Có tác dụng giảm nhiệt trong bệnh do thấp nhiệt.
Vị Trí:

- Nơi nối thân với đầu sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa kẽ ngón chân thứ 2 và thứ 3.
Giải Phẫu:
- Dưới da là khe giữa các gân duỗi ngón 2 và 3 của cơ duỗi dài và cơ duỗi ngắn các ngón chân, cơ gian cốt mu chân 2, khe giữa xương đốt 1 ngón chân 2 và 3.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy trước và nhánh của dây thần kinh chầy sau.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác Dụng:
- Thông giáng Vị khí, thanh Vị, tiết nhiệt, lý khí, trấn thống, hòa trường, hóa trệ.
Chủ Trị:
- Trị dạ dày đau, đầu đau, răng đau, ruột viêm, amiđan viêm.
Châm Cứu:

- Châm thẳng hoặc xiêm 0, 3 – 0, 5 thốn, cứu 3 – 5 tráng, ôn cứu 5 – 10 phút .