Huyệt Lương Khâu

LƯƠNG KHÂU

Tên Huyệt:

  • Thương = tiếng của Phế. Phế là con của Tỳ.
  • Huyệt ở vị trí đối diện với huyệt Khâu Khư (Đ.40), vì vậy gọi là huyệt Lương Khâu (Trung Y Cương Mục).
  • Tên Khác: Thương Kheo, Thương Khưu, lương khưu, lương khâu, Hạc Đỉnh, Khóa Cốt

Xuất Xứ:

kinh Giáp Ất

Đặc Tính:

  • Huyệt thứ 34 của kinh Vị
  • Là huyệt Khích của kinh Vị. Do vậy nên khi dạ dày bị đau, huyệt này trở nên nhạy cảm hơn

Vị Trí:

vị trí huyệt lương khâu

Có 2 cách xác định huyệt Lương Khâu chính xác:

  • Cách 1: Dựa vào cách quan sát. Huyệt Lương Khâu ở đầu gối khoảng 2 tấc, nằm giữa hai đường gân, thẳng lên phía trên huyệt đạo Độc Tỵ (Vi.35)
  • Cách 2: Dựa vào cách vận động. Bệnh nhân co duỗi gối để tìm khe giữa cơ rộng ngoài và cơ thẳng trước của cơ tứ đầu đùi. Ấn góc trên ngoài cách xương bánh chè 2 tấc

Giải Phẫu:

  • Huyệt ở dưới lớp da (biểu bì) có khe nằm giữa cơ rộng ngoài và cơ thẳng trước, xương đùi và cơ rộng giữa.
  • Dây thần kinh vận động cơ là nhánh thuộc dây thần kinh của đùi.
  • Da ở vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3

Tác Dụng:

  • Kiện Tỳ Vị, tiêu thấp trệ.

Chủ Trị:

  • Trị cước khí, chân đau, dạ dày viêm, ruột viêm, tiêu hóa kém.

Châm Cứu:

châm cứu huyệt lương khâu
  • Châm kim thẳng sâu khoảng 0.5 – 1 thốn, cứu từ 3 – 5 tháng và ôn cứu từ 5 – 10 phút.