Huyệt Khuyết Bồn

KHUYẾT BỒN

Tên Huyệt:

  • Huyệt ở chỗ lõm (khuyết) ở xương đòn, có hình dạng giống cái chậu (bồn), vì vậy gọi là huyệt Khuyết Bồn.
  • Tên Khác: Thiên Cái, Xích Cái.

Xuất Xứ:

  • Thiên ‘Khí Phủ Luận’ (TVấn.59).

Đặc Tính:

  • Huyệt thứ 12 của kinh Vị.
  • Nơi các kinh Cân Dương giao hội để đi qua cổ, lên đầu.

Vị Trí:

vị trí huyệt khuyết bồn
  • Ở chỗ lõm sát bờ trên xương đòn, ngay đầu ngực thẳng lên, dưới huyệt là hố trên đòn.

Giải Phẫu:

giải phẫu huyệt khuyết bồn
  • Dưới da là hố trên đòn, có các cơ bậc thang và cơ vai – móng.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh trước của dây thần kinh cổ số 3, 4, 5 và nhánh của dây thần kinh sọ não số XII.

Chủ Trị:

  • Trị thần kinh liên sườn đau, họng đau, suyễn.

Châm Cứu:

châm cứu huyệt khuyết bồn
  • Châm thẳng sâu 0, 3 – 0, 5 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Ghi Chú:

  • (Tránh mạch máu, châm sâu quá làm người bệnh thở dồn (Giáp Ất Kinh).
  • (Có thai không châm (Loại Kinh Đồ Dực).