Huyệt Khí Hải

khí hải

KHÍ HẢI

Huyệt thứ 6 thuộc Nhâm mạch ( CV 6).

Tên gọi

Khí ( có nghĩa là nguyên khí bẩm sinh, năng lượng cần thiết cho sự sống); Hải (có nghĩa là biển, nói đến nơi cùng đổ về).. Huyệt ở dưới rốn 1,5 thốn, nó là biển của nguyên khí bẩm sinh, khí ở đây trong tình trạng phong phú nhất và phát triển nhất, là nguồn năng lượng cần cung cấp cho sự sống, nó là huyệt căn bản để bổ toàn thân trong cơ thể, nên gọi là Khí hải.

Vị trí

khí hải

– Ở dưới rốn 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

– Lấy điểm nối 1,5/5 trên 3,5/5 dưới của đoạn rốn- bờ trên xương mu.

Giải phẫu

giải phẫu huyệt khí hải

Huyệt ở trên đường trắng, sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc, Vào sâu có ruột non khi không bí đái nhiều hoặc có thai còn nhỏ, có bàng quang . Khi bí đái nhiều, có tử cung khi thai 4-5 tháng. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11.

Tác dụng

– Tại chỗ và theo kinh: Đau bụng quanh rốn. Bệnh về hệ sinh dục và kinh nguyệt của phụ nữ. Đái nhiều.

– Toàn thân: chân khí hư, ngũ tạng hư, tay chân quyết lạnh.

Châm cứu

châm cứu huyệt khí hải

Châm sâu 0,5-1,5 tấc. Cứu 20-60 phút.

Chú ý

Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc theo kinh.

– Cứu kết hợp với Quan nguyên để tăng huyết áp trong hội chứng choáng.

– Kết hợp với Chi câu, Túc tam lý, Đại trường du để chữa tắc ruột do liệt cơ năng.

– Bí đái không châm sâu, có thai không châm sâu.