Huyệt Độc Tỵ

ĐỘC TỴ

Tên Huyệt:

  • Huyệt ở vị trí có hình dạng giống cái mũi (tỵ) của con trâu, vì vậy gọi là huyệt Độc Tỵ (Trung Y Cương Mục).
  • Tên Khác: Độc Tỷ.

Xuất Xứ:

Thiên ‘BảnDu’ (Lkhu.2).

Đặc Tính:

  • Huyệt thứ 35 của kinh Vị.

Vị Trí:

vị trí huyệt độc tỵ
  • Ngồi co đầu gối, huyệt ở chỗ lõm dướigóc dưới – ngoài xương bánh chè và ở ngoài gân cơ tứ đầu đùi.

Giải Phẫu:

  • Dưới da là khe giữa cơ 4 đầu đùi và gân cơ căng cân đùi, góc ngoài bờ dưới xương bánh chè và khe khớp gối.
  • Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh đùi và nhánh của dây thần kinh mông trên.
  • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.

Chủ Trị:

  • Trị khớp gối viêm, bệnh thuộc tổ chức phần mềm quanh khớp gối.

Phối Huyệt:

1. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tất Quan (Đ.33) + Túc Tam Lý (Vi.36) trị bệnh ở gối (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tất Quan trị đầu gối mất cảm giác (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Lương Khâu (Vi.34) trị khớp gối viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

4. Phối Lương Khâu (Vi.34) + Tất Nhãn + Uỷ Trung (Bq.40) trị khớp gối viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Châm Cứu:

châm cứu huyệt độc tỵ

Châm hướng về giữa đầu gối, sâu 1 – 1, 5 thốn. Cứu 5 – 7 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.