Nội dung bài viết
ĐỊA THƯƠNG
Tên Huyệt:
- Miệng thuộc hạ bộ = địa; Thức ăn = thương. Huyệt ở gần bên miệng, là nơi thức ăn đưa vào, vì vậy gọi là huyệt Địa Thương (Trung Y Cương Mục).
- Tên Khác: Hội Duy, Vị Duy.
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
- Huyệt thứ 4 của kinh Vị.
- Huyệt giao hội với Mạch Dương Kiều và Mạch Nhâm.
Vị Trí:

- Cách khóe miệng 0, 4 thốn, hoặc trên đường ngang qua mép và rãnh mép mũi, nơi đan chéo của cơ vòng môi, cơ gò má lớn.
Giải Phẫu:

- Dưới da là chỗ đan chéo thớ của cơ vòng môi, cơ gò má lớn, cơ cười, cơ tam giác môi, vào sâu có cơ mút và cơ nanh.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số VII.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đọan thần kinh sọ não V.
Tác Dụng:
- Khu phong tà, thông khí trệ.
Chủ Trị:
- Trị liệt mặt, dây thần kinh tam thoa đau, chảy nước dãi.
Phối Huyệt:
1. Phối Giáp Xa (Vi.4) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nhân Trung (Đc.26) trị trúng phong miệng méo (Châm Cứu Đại Thành).
2. Phối Giáp Xa (Vi.4) trị miệng méo (Ngọc Long Ca).
3. Phối Ngư Yêu + Tứ Bạch (Vi.2) trị thần kinh tam thoa đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).
4. Phối Đại Lăng (Tb.5) + Giáp Xa (Vi.4) + Hạ Cự Hư (Vi.39) + Nhiên Cốc (Th.2) + Trung Quản (Nh.12) + U Môn (Th.21) trị nước miếng chảy (Châm Cứu Học Thủ Sách).
5. Phối Giáp Xa (Vi.4) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Đình (Vi.44) + Thái Xung (C.3) trị trúng phong mắt lệch, miệng méo (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học)
Châm Cứu:

- Châm xiên.
- Châm trị mặt liệt: luồn kim tới huyệt Giáp Xa.
- Trị thần kinh tam thoa đau : châm mũi kim hướng tới huyệt Nghênh Hương.
- Ôn cứu 5 – 10 phút.
Tham Khảo:
“Khi răng trên bị đau nhức, nên thủ các huyệt ở vùng trước thuộc xương mũi và má [tức là huyệt Địa Thương + Cự Liêu…](LKhu. 21, 24).