Nội dung bài viết
Tên gọi
- Tên khác: Mê điệt hương, trạch lan;
- Tên khoa học: Rosmarinus Officinalis;
- Họ: thuộc họ Hoa môi (danh pháp khoa học: Lamiaceae).
Cây Hương thảo
Mô tả cây thuốc

Cây hương thảo là một loài cây bụi thân thảo, cao từ 1 – 2m, mỗi cây thường phân thành nhiều nhánh. Lá cây rất nhiều có hình kim dài chừng 4cm rộng 5mm mọc đối nhau, mép lá gập xuống, lá hương thảo không có cuống. Bên trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới lá có lông và màu hơi trắng. Hoa hương thảo có màu lam nhạt hơi ngã sang tím. Mùa hoa thường ra vào cuối tháng 12 và sớm nhất là vào giữa tháng 2. Quả hương thảo có màu đen nhạt. Toàn thân cây đều có mùi thơm.
Phân bố
Cây hương thảo phân bố ở các vùng như Bắc Phi, Tây Á, Nam Âu. Tại Việt Nam, cây hương thảo sinh sống được ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Hương thảo được trồng và mọc nhiều ở miền Trung và miền Nam.
Bộ phận dùng
Ngọn và lá hương thảo được sử dụng làm dược liệu
Thu hái, sơ chế
Thu hái cành cây vào mùa hè, sau khi cây ra hoa. Khi thu hoạch ở quy mô lớn, người ta có thể cắt các ngọn cây có hoa đem phơi hay sấy khô, đập lấy lá. Cũng có thể cắt các cành tươi không hoa hoặc tỉa lá để dùng ở quy mô nhỏ.
Vị thuốc Hương thảo

Bào chế
Hương thảo sau khi thu hoạch về đem đi sấy hoặc phơi khô sau đó đập lấy lá để dành sử dụng.
Bảo quản
Bảo quản dược liệu hương thảo khô trong túi kín, để nơi khô ráo, thoáng mát tránh ẩm mốc.
Thành phần hóa học

- Cây chứa tinh dầu và tanin. Tinh dầu (0,5% ở cây khô, 1,1 – 2% ở lá, 1,4% ở hoa) mà thành phần gồm có a-pinen (tới 80%), terpen, borneol, acetat bornyl, camphor, cineol và một sesquiterpen (caryophyllen). Nếu mới cất, tinh dầu là một chất lỏng không màu hay vàng vàng. Về sau sẫm dần và cứng lại, có thể hòa tan vào rượu theo bất kỳ tỉ lệ nào.
- Cây chứa choline, một glucosid không tan trong nước, một saponosid acid, các acid hữu cơ (citric, glycolic, glyeeric) và hai heterosid là romaside và romarinoside. Ngoài ra còn có acid rosmarinic.
Tác dụng dược lý
- Tinh dầu hương thảo có tác dụng thông ruột, lợi mật và lợi tiểu.
- Các acid rosmarinic và các flavonoid trong cây hương thảo còn có khả năng chống oxy hóa.
- Nhóm hợp chất terpene trong tinh dầu hương thảo giúp năng chặn sự phân hủy của chất dẫn truyền thần kinh là acetylcholine, điều này giúp chúng ta có khả năng tư duy và ghi nhớ tốt hơn.
- Ngoài ra, nó còn được sử dụng để trị thấp khớp, đau nửa đầu, nhiễm trùng.
- Khi dùng hương thảo với liều lượng thấp nó gây nên sự dồn máu ở các cơ quan vùn bụng, kích thích sự tiết dạ dày, ruột và lợi tiểu. Khi dùng ở liều lượng cao nó gây co thắt và chống mặt.
Hương thảo chữa bệnh
Tính vị, quy kinh

Tính vị: vị cay, hơi đắng, tính ấm, mùi thơm nồng, không có độc.
Quy kinh: quy vào các kinh Can và Tỳ.
Tác dụng và chủ trị
- Bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, hoạt huyết.
- Tẩy uế trọc, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, lợi mật, lợi tiểu, nhuận trường.
- Chống viêm sưng, chống oxy hóa.
- Kích thích tuần hoàn máu lên não, giúp tăng cường trí nhớ và sự tập trung, giúp chống rụng tóc và mau mọc tóc.
- Khử trùng đường hô hấp và làm long đàm, dễ khạc đàm.
Cách dùng – liều lượng
Hương thảo có thể dùng ở dạng tươi hoặc dạng khô, có thể kết hợp với các vị thuốc khác. Liều lượng sử dụng cây hương thảo phụ thuộc vào từng công dụng và bài thuốc khác nhau.
Kiêng kị
Trẻ em dưới 4 tuổi tuyệt đối không cho sử dụng tinh dầu hương thảo hoặc tiếp xúc với hoa hương thảo vì nó dễ gây dị ứng cho trẻ.
Bài thuốc
- Chữa viêm loét miệng, viêm tuyến nước bọt
Sắc hương thảo và lấy phần nước thuốc để súc miệng. Súc miệng bằng nước hương thảo từ 1 đến 2 lần trong ngày.
- Giải cảm do nắng nóng
Lấy 100g lá hương thảo non đem đi nấu canh để ăn trong ngày. Nên ăn lúc còn nóng và dùng trong 3 ngày.
- Giúp sạch gàu
Hương thảo tươi 25g đem nấu nước với 5 quả bồ kết nướng, lá bưởi 20g để gội đầu. Mỗi tuần nên gội 3 lần sẽ mang lại hiệu quả.
- Chữa kinh nguyệt không đều, giảm đau bụng kinh
Sử dụng 20g hương thảo, 20g cỏ nhọ nồi, 20g ngải cứu, 20g ích mẫu, 20g củ gấu. Sấy khô, tán nhỏ các nguyên liệu. Sau đó rây thành bột mịn và trộn lẫn vào nhau. Cho thêm vào bột một chút mật ong, vo thành viên nhỏ như hạt lạc (đậu phộng). Mỗi ngày uống thuốc 1 lần, mỗi lần dùng từ 15 – 20 viên, trước khi đi ngủ. Dùng thuốc trong vòng 10 – 15 ngày, trước chu kỳ kinh.
- Giảm mụn nhọt sưng đau
Sử dụng 50g lá hương thảo tươi đem giã nhuyễn. Sau đó đắp lá hương thảo vào vùng có mụn nhọt trong vòng 10 – 15 phút.Mỗi ngày, đắp thuốc 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
Nơi mua bán vị thuốc HƯƠNG THẢO đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc HƯƠNG THẢO ở đâu?
HƯƠNG THẢO là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc HƯƠNG THẢO được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.
Giá bán vị thuốc HƯƠNG THẢO tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang : Gọi 0344198966 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội