Nội dung bài viết
Đại cương về hội chứng thận hư
Định nghĩa
Hội chứng thận hư ( viết tắt HCTH ) là 1 hội chứng lâm sàng và sinh hóa, xuất hiện khi có tổn thương ở cầu thận do nhiều tình trạng bệnh lí khác nhau gây nên. Hội chứng đặc trưng bởi phù, protein niệu cao, protein máu giảm, rối loạn lipid máu và có thể đái ra mỡ.

Dịch tễ học
Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em, 90% trường hợp xảy ra ở tuổi dưới 16. Tần suất gặp 2/ 30.000 ở trẻ em, Ở người lớn gặp ít hơn 2/300.000.
Ở trẻ em, hội chứng thận hư tiên phát xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái (tỷ lệ nam / nữ là 2/1). Tuổi thường gặp nhất ở trẻ em là 2 – 8 tuổi, và thường là hội chứng thận hư đơn thuần.
Người lớn ít gặp hơn, thường là hội chứng thận hư không đơn thuần và xảy ra ở cả hai giới.
Nguyên nhân
Nguyên phát (dựa vào sinh thiết thận)
Sang thương tối thiểu
Bệnh cầu thận màng
Viêm cầu thận tăng sinh trung mô
Xơ chai cầu thận khu trú từng vùng
Viêm cầu thận tăng sinh màng
Viêm cầu thận liềm
Thứ phát
Nhiễm trùng: – Nhiễm vi trùng : viêm cầu thận hậu nhiễm liên cầu trùng, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, giang mai, phong, lao,mycoplasma… – Nhiễm virus: viêm gan siêu vi B, C, HIV, CMV, EBV, Herpes – Nhiễm ký sinh trùng: sốt rét, toxoplasma, schistosomiasis… 2. Thuốc : chủ yếu thuốc kháng viêm non-steroid, Captoril, thuốc cản quang, rifampin, interferon alpha, warfarin
Bệnh hệ thống: Lupus, HC Henoch Schonlein, HC Good Pasture, viêm đa khớp dạng thấp, viêm da cơ tự miễn…
Bệnh chuyển hoá và di truyền: ĐTĐ, thoái hoá tinh bột, HC Alport, HCTH bẩm sinh…
Ung thư: K hạch, K phổi đại tràng, dạ dày, K máu, Đa u tuỷ…
NN khác: ong đốt, viêm tuyến giáp, nhiễm độc thai ,THA ác tính…
Yếu tố nguy cơ:
Nghiện thuốc (như heroin, đối với bệnh xơ hóa cầu thận khu trú từng đoạn
Viêm gan B, C, HIV, và các nhiễm trùng khác
Ức chế miễn dịch
Thuốc gây độc cho thận
Trào ngược bàng quang niệu quản (trong bệnh xơ hóa cầu thận khu trú từng đoạn=FSGS)
Ung thư (thường gây viêm cầu thận tăng sinh màng=MGN, cũng có thể là bệnh có thương tổn tối thiểu=MCD)
Dùng, lạm dụng thuốc giảm đau kéo dài
Tiền sản giật (preeclampsia)
Biến chứng:
- Nhiễm khuẩn: viêm mô tế bào, viêm phúc mạc
- Tắc mạch( huyết khối) : tắc tĩnh mạch thận cấp hoặc mạn tính, tắc động mạch, tĩnh mạch ngoại vi: tắc tĩnh – động mạch chậu, tĩnh mạch lách, tắc mạch phổi ( hiếm gặp)
- Rối loạn điện giải
- Suy thận cấp
- Suy dinh dưỡng
- Biến chứng do dùng thuốc: corticoid kéo dài, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc lợi tiểu…
- Suy thận mạn.
Triệu chứng lâm sàng:
Phù:
Phù toàn thân, xuất hiện nhanh , đột ngột vài giờ- vài ngày hoặc từ từ vài tuần-vài tháng
Tính chất phù: trắng, mềm, ấn lõm, không đau
Xuất hiện ở mặt trước, sau đó phù tòan thân gây TDMP, TDMB, TDMT (tràn dịch đa màng) -> khó thở


- Tiểu ít: Tiểu ít, lượng nước tiểu < 500ml/24 giờ. Nước tiểu trắng đục, có nhiều bọt do chứa nhiều đạm, mỡ, tế bào

- Có thể kèm THA, tiểu máu (thường vi thể)
- Triệu chứng tòan thân không đặc hiệu: mệt mỏi, chán ăn, xanh xao + Có thể khám thấy biểu hiện của bệnh lý gốc như hồng ban cánh bướm trong lupus đỏ, ban xuất huyết trong HC Henoch Schonlein,…
Cận lâm sàng
Tổng phân tích nước tiểu (que nhúng dipstick):Lấy nước tiểu sáng sớm lúc ngủ dậy
Đạm: tiểu đạm nhiều đạt ngưỡng HCTH 3-5g/L, có thể kèm tiểu hồng cầu
Cặn lắng: trụ hồng cầu, bạch cầu Trụ hạt, trụ trong, trụ tế bào biểu mô
Hạt mỡ, trụ mỡ, thể chiết quang
Cặn Addis: tiểu máu vi thể
- XN Protein niệu/24 giờ
- Sinh hóa máu:
- Điện di Protein máu: Protein huyết: giảm < 60g/L Điện di Protein : Albumin giảm < 30g/L
- Tăng lipid máu: Cholesterol , LDL tăng – Triglyceride có thể tăng
- XN chức năng thận: BUN, creatinin máu có thể tăng do suy thận chức năng
Siêu âm thận.
Đánh giá các bất thường giải phẫu như thận đa nang, nang thận, khối u, sỏi thận và kích thước thận.
Nếu kích thước thận teo < 9 cm gợi ý HC thận hư không hồi phục, thường gặp trong xơ chai cầu thận, xơ hoá mô kẽ-ống thận.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Chẩn đoán dựa vào các tiêu chuẩn sau đây:
- Phù.
- Protein niệu ≥ 3,5g/24 giờ.
- Protein máu < 60g/l, Albumin máu < 30g/l.
- Lipid máu tăng trên 900 mg%. Cholesterol máu tăng trên 250 mg% hoặc trên 6,5 mmol/l.
- Điện di Protein máu: Albumin giảm, tỷ lệ A/G < 1, Globulin: α2 tăng, β tăng.
- Nước tiểu có trụ mỡ, tinh thể lưỡng chiết.
Trong đó tiêu chuẩn 2 và 3 là bắt buộc.
Biện pháp phòng ngừa
Thường ít có biện pháp phòng ngừa nào hữu hiệu.
Tây y điều trị Hội chứng thận hư
Phân loại
Hội chứng thận hư thể đơn thuần: Khi xác định đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư, không có kèm theo biểu hiện tăng huyết áp, tiểu ra máu hoặc suy thận.
Hội chứng thận hư thể không đơn thuần: Ngoài những tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư, còn có sự xuất hiện của tăng huyết áp, tiểu máu đại thể hoặc vi thể, hoặc có suy thận kèm theo.
Điều trị
Điều trị đặc hiệu:
Sử dụng liệu pháp corticoid: Với đợt phát bệnh đầu tiên, trong giai đoạn tấn công, sử dụng prednisolon (nhóm corticoid). Nếu bệnh nhân đáp ứng điều trị (xét nghiệm nước tiểu 24 giờ không thấy protein niệu, hoặc nếu còn thì chỉ ở dạng vết) thì tiếp tục điều trị với prednisolon cách ngày trong vòng 4 đến 6 tuần, sau đó giảm dần liều dùng.
Điều trị triệu chứng:
Giảm phù: Trong giai đoạn phù nặng, bệnh nhân cần chú ý ăn nhạt tuyệt đối. Giai đoạn phù ít thì chỉ cần ăn nhạt một cách tương đối, trung bình mỗi ngày một người bình thường ăn khoảng 4g đến 6g Natri, tương đương với khoảng 15 g muối (cỡ 3 muỗng cà phê). Ăn nhạt tương đối là khi mỗi ngày bổ sung lượng muối khoảng 5g, lưu ý là cả trong nước mắm, mì chính cũng có chứa một lượng muối nhất định.

- Dùng thuốc lợi tiểu theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Bù lại protein cho cơ thể bằng cách tăng cường bổ sung protein trong thức ăn (nhu cầu một người bình thường mỗi ngày cần ăn khoảng 200g thịt nạc, bệnh nhân khi điều trị hội chứng thận hư cần bổ sung khoảng 300g/ngày), truyền plasma, albumin được xem là tốt nhất (truyền albumin khi xét nghiệm albumin máu dưới 10 g/l).
- Hạ huyết áp: Việc giảm huyết áp trung bình hoặc ít nhất là giảm huyết áp tâm thu có tác dụng bảo vệ thận. Nhóm thuốc hạ áp thường được các bác sĩ lựa chọn là nhóm ức chế men chuyển, vì theo nghiên cứu thì nhóm thuốc này có thể làm giảm protein niệu.
- Sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
- Các thuốc khác, bao gồm: Vitamin D2, canxi, các yếu tố vi lượng… nhằm hạn chế tác dụng phụ của corticoid và hậu quả do protein niệu.
Đông y điều trị Hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư thuộc chứng Thủy thũng hay phù thũng trong Y học cổ truyền
Phương pháp điều trị: Lợi tiểu, trục thủy, chống viêm nhiễm, hạ huyết áp, bổ nguyên khí, bổ thận, an thần.
Y học cổ truyền chia bệnh thận hư làm 2 giai đoạn cấp tính và mạn tính. Tùy thể, tùy giai đoạn cấp hay mạn mà dùng bài thuốc thích hợp.
Giai đoạn cấp tính có 3 thể:
- Phong nhiệt nhiễu lạc: Phép trị là sơ phong thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết, dùng bài Ngân kiều tán gia giảm: ngân hoa 15g, liên kiều 12g, huyền sâm 15g, bạch mao căn 20g, ngư tinh thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Hạ tiêu thấp nhiệt: Phép trị là thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết chỉ huyết, dùng bài Tiểu kế ẩm tử gia vị: Ngẫu tiết (củ sen) 15g, bồ hoàng 9g, mộc thông 9g, bông mã đề 15g, sinh địa hoàng 15g, đương quy 9g, chi tử sao đen 9g, đạm trúc diệp 12g, cam thảo 5g, nhân trần 15g, thạch vĩ 15g, biển súc 15g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Tâm hỏa cang thịnh: Phép trị là thanh âm tả hoả, lương huyết chỉ huyết, dùng phương Đạo xích tán gia vị. Bài thuốc gồm: sinh địa hoàng 18g, trúc diệp 12g, mộc thông 9g, cam thảo 5g, bồ hoàng 9g, ngẫu tiết 15g, hoạt thạch 20g, chi tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Giai đoạn mạn tính tiềm ẩn có 3 thể:
Âm hư hỏa vượng: Phép trị là tư dưỡng can thận, lương huyết chỉ huyết; dùng bài Tri bá địa hoàng hoàn gia vị: Tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, sinh địa 18g, sơn thù 9g, hoài sơn 12g, đan bì 9g, bạch linh 9g, trạch tả 9g, bạch mao căn 20g, tiểu kế 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Khí bất nhiếp huyết: Phép trị là ích khí nhiếp huyết; dùng bài Quy tỳ thang gia giảm: đẳng sâm 12g, bạch truật 9g, hoàng kỳ 15g, đương quy 9g, phục thần 9g, viễn chí 4g, toan táo nhân 9g, mộc hương 4g, a giao (sao phồng) 15g, bạch thược 9g, chích cam thảo 6g, địa du (sao đen) 15g; Sắc uống ngày 1 thang.
- Khí trệ huyết ứ: Phép trị là ích khí hoạt huyết; dùng bài Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm: hoàng kỳ 20g, đẳng sâm 12g, bạch truật 9g, hoài sơn 12g, khiếm thực 12g, xích thược 12g, xuyên khung 6g, quy vĩ 9g, địa long 9g, đan sâm 15g, ích mẫu thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Điều trị bệnh thận hư bằng y học cổ truyền theo nguyên tắc chung là kết hợp chặt chẽ giữa dùng thuốc với tập luyện dưỡng sinh và ăn uống hợp lý để nâng cao sức đề kháng.