Hen phế quản

hen phế quản

Đại cương về hen phế quản

Định nghĩa

Hen phế quản là tình trạng tăng phản ứng của phế quản khi tiếp xúc với dị nguyên và các kích thích khác nhau làm co thắt, phù nề và tăng tiết PQ gây tắc hẹp đường thở. Biểu hiện trên lâm sàng bởi những cơn khó thở kịch phát chủ yếu là khó thở ra. Cơn khó thở thường tái phát nhiều lần, có thể giảm nhẹ tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

thuốc cắt cơn khó thở

Dịch tễ học

Hen phế quản là một bệnh thường gặp, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trẻ em chiếm đa số so với người lớn, tỉ lệ 2/1.

Hen thường gặp ở trẻ nam nhiều hơn nữ, nhưng sau tuổi trường thành thường gặp ở trẻ nữ nhiều hơn nam.

Những nghiên cứu dịch tể học trong những năm gần đây cho thấy tần suất trung bình khoảng 5 %, trẻ em dưới 5 tuổi 10 %.

Nguyên nhân

Có rất nhiều tác nhân khởi phát cơn hen phế quản:

Các tác nhân dị ứng là nguyên nhân thường gặp nhất

+ Dị nguyên đường hô hấp: thường là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm,… Cũng có thể là những chất trong công nghiệp như: bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn,…

+ Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò,… ), trứng, thịt gà, lạc.

+ Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen, như aspirin, penicillin,…

+ Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan,… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.

tác nhân nhiễm khuẩn

Các tác nhân không dị ứng:

+ Di truyền: Trong gia đình có người bị hen phế quản.

+ Yếu tố tâm lý: tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…

+ Rối loạn tình dục.

Yếu tố nguy cơ

  • Dị ứng nguyên.
  • Nhiễm siêu vi đường hô hấp trên, viêm xoang.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Không khí lạnh, gắng sức.
  • Aspirin và thuốc kháng viêm nonsteroid

Triệu chứng lâm sàng

Cơ năng:

  • Khò khè, cò cử: Âm độ cao thì thở ra. Xuất hiện vào ban đêm hoặc khi thay đổi thời tiết, sau nhiễm virus hoặc sau khi gắng sức, xúc cảm. Tái đi tái lại nhiều lần và đáp ứng tốt với các thuốc giãn phế quản.
  • Ho:  Lúc đầu ho khan, sau đó có đờm trắng, dính. Nếu khạc được đờm, ho và khó thở sẽ giảm. Trường hợp có bội nhiễm: ho có đờm vàng, xanh.
  • Khạc đờm: khi ho khạc đờm trắng dính. Nếu đờm có mủ là đã có bội nhiễm do vi khuẩn.
  • Trẻ lớn có dấu hiệu nặng ngực.
  • Khó thở: Khó thở thì thở ra. Khó thở làm trẻ khó chịu, kích thích trẻ thường thức giấc ban đêm hoặc ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt. Mức độ khó thở khác nhau: nhẹ tới nặng. Thường trong cơn: trẻ khó thở, tím tái, vã mồ hôi, kèm theo khò khè và ho nhiều. Đáp ứng tốt với thuốc giãn PQ.
  • Dấu hiệu báo trước: trước khi xuất hiện cơn hen, trẻ thường hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi hoặc có chán ăn, đau bụng.

Triệu chứng thực thể ở phổi:

  • Nhìn: Lồng ngực giãn căng. Nếu hen lâu ngày, mạn tính, biến dạng lồng ngực: lồng ngực hình thùng (các KLS dãn giãn rộng, xương sườn nằm ngang, đường kính ngang và trước sau gần bằng nhau). Tình trạng thiếu O2 mãn tính.
  • Gõ phổi: cả hai bên gõ vang hơn bình thường, vùng đục trước tim nhỏ lại.
  • Nghe phổi: Có thể có giảm thông khí. Thường nghe được ran rít, ran ngáy, nghe rõ hơn khi thở ra mạnh và kéo dài. Nếu có bội nhiễm có thể có ran ẩm.
  • Trẻ có thể có dấu hiệu nhiễm trùng nếu có bội nhiễm kèm theo.

Biến chứng:

– Tràn khí màng phổi, trung thất: gặp 5%, dễ chẩn đoán nhầm, tràn khí màng phổi hai bên rất dễ nguy cơ gây tử vong ở bệnh nhân hen phế quản.

– Nhiễm khuẩn phổi – phế quản: thường do virus hoặc vi khuẩn (lao phổi), hay gặp ở hen phế quản mạn tính, khó thở liên tục.

– Xẹp phổi: hay gặp ở trẻ em (30%).

– Tâm phế mạn, khí thũng phổi: hay gặp ở hen phế quản mạn tính, nặng.

– Suy hô hấp mạn tính, biến dạng lồng ngực

– Biến chứng của điều trị: hội chứng giả cushing do điều trị corticoid.

Cận lâm sàng:

Chức năng hô hấp

– Đo thông khí phổi có vai trò rất quan trọng trong hen phế quản:

+ Chẩn đoán xác định bệnh .

+ Xác định mức độ nặng, nhẹ của bệnh và đợt bùng phát.

+ Theo dõi diễn biến và đáp ứng với điều trị.

+ Giúp quản lý và dự phòng hen phế quản.

– Rối loạn thông khí phổi trong hen phế quản: rối loạn thông khí tắc nghẽn thay đổi và hồi phục là đặc trưng trong hen phế quản.

– Rối loạn thông khí tắc nghẽn hồi phục: test salbutamol (+): FEV1 tăng ³ 12% (hoặc tăng 200ml) so với ban đầu sau khi hít salbutamol liều 200 – 300mg  sau 15 -20 phút.

x quang phổi, thông khí phổi

X quang phổi:

Ít có giá trị trong chẩn đoán hen phế quản, chủ yếu để chẩn đoán biến chứng và các bệnh kèm theo. Đa số bệnh nhân có X quang phổi bình thường.

Xét nghiệm đờm:

Ít có giá trị chẩn đoán, có thể thấy tế bào E tăng > 5%. Có thể có vòng xoắn Curshmann, tinh thể Charcotte – Leyden, cụm tế bào biểu mô phế quản .

Xét nghiệm máu:

Số lượng tế bào E có thể tăng trong hen ngoại lai, khi điều trị corticoid sẽ giảm nhanh  số lượng tế bào E máu

Xét nghiệm miễn dịch:

Test da ( skin prick test )

+ Mục đích: xác định dị nguyên gây hen phế quản .

+ Thường dùng các dị nguyên phổ biến: bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông chó hay mèo.

Các test chẩn đoán khác:

– Test hồi phục phế quản (test salbutamol): chẩn đoán hen phế quản trong đợt bùng phát.

– Test kích thích phế quản.

Biện pháp phòng ngừa:

  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như bụi nhà, lông động vật, phấn hoa,…
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
  • Bệnh nhân dị ứng với loại thực phẩm nào thì cần tránh ăn uống loại thực phẩm đó.
  • Phòng tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Tránh lo âu, căng thẳng quá mức.

Tây y điều trị bệnh Hen phế quản

Nguyên tắc điều trị hen phế quản

– Tránh và giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh.

– Điều trị tích cực đợt bùng phát.

– Điều trị dự phòng đợt bùng phát và các biến chứng của bệnh.

– Giáo dục cho bệnh nhân về điều trị và theo dõi lâu dài.

Điều trị

– Thuốc kiểm soát hen phế quản dài hạn:

Coticosteroid dạng hít, thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, thuốc đường hít kết hợp, Leukotrien, Theophylin,… Đây là biện pháp chính trong điều trị hen phế quản, giúp kiểm soát hen hàng ngày và hạn chế xuất hiện cơn hen cấp.

– Thuốc cắt cơn tác dụng nhanh:

Có thể sử dụng thuốc kích thích beta tác dụng ngắn, Coticosteroid đường uống/tiêm tĩnh mạch hoặc Ipratropium,… để cải thiện các triệu chứng của cơn hen phế quản cấp ngay lập tức.

– Điều trị dị ứng có thể được đặt ra ở bệnh nhân hen phế quản dị ứng.

thuốc cắt cơn hen phế quản nhanh

Đông y điều trị bệnh Hen phế quản:

Trong y học cổ truyền, hen phế quản thuộc phạm vi của chứng háo suyễn.

Thực chứng

Thể hen hàn

– Triệu chứng: Người bệnh xuất hiện cơn khó thở, khó thở thì thở ra, tức ngực, có

thể có ho và khạc đờm loãng trắng, người có cảm giác lạnh, đau đầu, không ra mồ hôi,

miệng không khát, chất lưỡi nhợt, mạch huyền tế.

– Pháp điều trị: Ôn phế tán hàn, trừ đàm định suyễn.

– Bài thuốc: Tiểu thanh long thang gia giảm:

Ma hoàng 8g              Quế chí 8g

Bán hạ chế 10g          Cam thảo 6g

Can khương 4g          Tế tân 4g

Ngũ vị tử 6g               Hạnh nhân 12g

– Châm cứu:

Châm bổ các huyệt Thiên đột, Chiên trung, Phong môn, Định suyễn, Liệt khuyết,

Tam âm giao, Phong long, Túc tam lý.

Cứu các huyệt: Phế du, Cao hoang, Thận du.

Châm loa tai: Châm các huyệt Bình suyễn, Tuyến thượng thận, Giao cảm, Thần

môn, Phế.

Thể hen nhiệt

− Triệu chứng: Người bệnh xuất hiện cơn khó thở, khó thở thì thở ra, tiếng thở thô, thậm chí cánh mũi phập phồng, ho, khạc đờm vàng, dính, đặc, miệng khát, thích uống nước mát, ngực tức, phiền táo, ra mồ hôi. Toàn thân có thể sốt, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

− Pháp điều trị: Thanh nhiệt, tuyên phế, hóa đàm, định suyễn.

− Bài thuốc: Ma hạnh thạch cam thang gia vị:

Ma hoàng 8g                      Hạnh nhân 12g              Tang bạch bì 16g

Bán hạ chế 10g                  Thạch cao 16g

Cam thảo 6g                      Hoàng cầm 12g

− Châm cứu:

Châm tả các huyệt: Trung phủ, Thiên đột, Chiên trung, Định suyễn, Phế du, Xích

trạch, Thái uyên, Phong long, Hợp cốc.

Châm loa tai các huyệt như hen hàn.

Thể phế đàm

− Triệu chứng: Người bệnh xuất hiện cơn khó thở, khó thở thì thở ra. Ho đờm nhiều và dính, khó khạc, thậm chí nghe thấy trong họng có tiếng đờm lọc xọc, ngực đầy tức, nôn mửa, ăn kém, miệng nhạt, chất lưỡi trắng nhờn, mạch hoạt.

− Pháp điều trị: Trừ đàm, giáng khí, bình suyễn.

− Bài thuốc cổ phương: Tam bảo thang hợp Nhị trần thang gia giảm:

Ma hoàng 8g                       Hạnh nhân 12g                               Hậu phác 12g       

Cam thảo 6g                        Phục linh 16g                                 Thương truật 16g

Bán hạ chế 12g                   Trần bì 8g                              Lai phúc tử 12g

Tô tử 10g                            Bạch giới tử 12g

bài thuốc trị hen phế quản

Hư chứng (Tương ứng với hen phế quản ngoài cơn hen)

Thể phế hư

Thường gặp ở những người hen phế quản lâu ngày dẫn đến tình trạng khí phế thũng, chức năng hô hấp giảm, thường là thời kỳ đầu của tâm phế mạn tính.

Triệu chứng: Khó thở, tiếng nói, tiếng ho, tiếng thở nhỏ, yếu, ho có thể khạc ra đờm trắng loãng, sắc mặt trắng khi thay đổi thời tiết dễ tái phát cơn hen, tự ra mồ hôi, sợ gió, hay chảy nước mũi, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhu hoãn, vô lực. 13 Nếu thiên về phế âm hư thì ho khan, ít đờm, miệng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.

 Pháp điều trị: Bổ phế, định suyễn.

Bài thuốc cổ phương:

Sinh mạch tán gia vị: Đẳng sâm (Nhân sâm) 16g     Mạch môn 12g          Ngũ vị tử 6g

Châm cứu:

Nếu nghiêng về phế khí hư thì cứu các huyệt: Phế du, Cao hoang, Chiên trung,

Thận du, Tỳ du, Quan nguyên.

Nếu thiên về phế âm hư: Châm bổ các huyệt trên

Thể thận hư

Triệu chứng: Do thận âm hư hay thận dương hư làm suy giảm chức năng nạp khí của thận.

Triệu chứng chung: Bệnh hen phế quản kéo dài, người bệnh thường xuyên có cảm giác khó thở khi vận động, lao lực một chút thì khó thở tăng lên, người gầy, tinh thần mệt mỏi.

+ Nếu thiên về dương hư: Tay chân lạnh, sắc mặt trắng, đại tiện nát, có thể phù nhẹ, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế.

+ Nếu thiên về thận âm hư: Đau lưng, mỏi gối, chóng mặt, ù tai, miệng khô, họng khô, lòng bàn tay bàn chân nóng, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ khô, ít rêu, mạch tế sác.

Pháp điều trị: Bổ thận nạp khí. Thận âm hư: Tư bổ thận âm. Thận dương hư: Ôn thận nạp khí.

Bài thuốc cổ phương:

+ Thận dương hư: Bát vị quế phụ: Thục địa 12g Phục linh 12g Hoài sơn 12g Nhục quế 6g 14 Sơn thù 8g Đan bì 8g Hắc phụ tử 8g Trạch tả 8g

Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Thường dùng dưới dạng viên hoàn, mỗi ngày uống 20g chia 2 lần uống.

 + Thận âm hư: Lục vị hoàn: Thục địa 12g Phục linh 12g Hoài sơn 12g Sơn thù 8g Đan bì 8g Trạch tả 8g

Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Thường dùng dưới dạng viên hoàn, mỗi ngày uống 20g chia 2 lần uống

 Châm cứu

+ Thận dương hư: Cứu các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn, Phế du,

Chiên trung.

+ Thận âm hư: Châm bổ các huyệt trên và thêm huyệt Tam âm giao, Thái khê.