Nội dung bài viết
Tên gọi
- Tên khác: Hải thử, Đỉa biển, Sa tốn, Sâm bể, Dưa chuột biển
- Tên khoa học: Strichobus japonicus Selenka
- Họ khoa học: Holothuriidae
Con Hải sâm
Mô tả

Hải sâm là một trong 5 lớp thuộc ngành động vật Da gai (Echinodermata). Đây là loại động vật biển thân mềm nhũn, dài trung bình khoảng 20cm. Da có lông, sần sùi hơi nhám, xương trong nằm ngay dưới da. Thân nó là một lớp thịt dày được cấu tạo theo dạng hình ống, phía ngoài có nhiều u, bướu sần sùi, trông như một con đỉa.
Vì thế nhiều người còn gọi Hải sâm là đỉa biển. Hải sâm không có đầu đuôi riêng biệt. Ở phần đầu, nơi chính giữa có một lỗ nhỏ, đó chính là miệng của Hải sâm. Quanh miệng có khoảng 8 – 30 chân hình ống như xúc tu. Chúng có tác dụng nắm bắt và cho thức ăn vào miệng. Đầu sau của nó là hậu môn.
Hải sâm là loại sinh sản hữu tính, trứng được hòa trong biển và phun tinh trùng để thụ tinh. Mùa sinh sản của Hải sâm kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8. Sức sinh sản của chúng có thể đạt được 1 triệu đến 1,9 triệu trong một lần sinh.
Khi gặp kẻ thù nguy hiểm, một số loài hải sâm tiết ra chất nhằm gài bẫy kẻ thù. Một số khác tự chia tách một phần cơ thể. Làm bật phủ tạng ra ngoài hậu môn để đánh lạc hướng. Sau đó những phần bị mất sẽ tái sinh.
Phân loại
- Hiện trên thế giới đã phát hiện trên 1400 loài Hải sâm khác nhau. Riêng ở Việt Nam, dọc các bờ biển có tới 50 loại Hải sâm. Trong đó có 40 loài được dùng làm thuốc hoặc thực phẩm.
- Các loại Hải sâm phổ biến

- Theo thống kê, hiện tại ở Việt Nam có khoảng 50 loại Đỉa biển. Tuy nhiên các loại phổ biến thường bao gồm:
+Loại xúc tu chia nhánh thường xuất hiện ở Vịnh Bắc Bộ có tên khoa học là Leptopentacta Tybica. Đây là loại Hải sâm nhỏ, có khoảng 10 xúc tu, trong đó có 2 xúc tu nhỏ phát triển ở phần bụng.
+Hải sâm không có chân ống, hình dạng giống con giun thường ở độ sâu khoảng 10 – 50 mét, nơi có bùn cát dạng nhuyễn.
+Hải sâm Holothuria martensil L có khoảng 20 xúc tu, sống ở vùng nước triều, có giá trị kinh tế cao.
Thu hái, sơ chế
Hải sâm là động vật cấp thấp dưới đáy biển, chịu nóng rất kém. Do đó, Hải sâm nên được thu bắt trước mùa mưa. Bởi vì khi mưa xuống, độ mặn của nước biển bị phân tầng, nước ở phần trên sẽ giảm độ mặn sẽ giảm và làm nóng phần đáy. Nhiệt độ nóng làm giảm chất lượng và khiến Đỉa biển chết đi rất nhanh.
Sau khi thu bắt mang về phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng làm thức ăn hoặc dược phẩm.
Bộ phận dùng
Nguyên cả con
Vị thuốc Hải sâm
Mô tả vị thuốc

Loại to mà dài, da không có gai là loại kém. Loại có màu đen thịt dính, da có nhiều gai là loại tốt và qúy.
Bào chế
- Rửa sạch phơi khô, sấy giòn.
- Khi dùng ngâm nước cho mềm, xắt lát, phơi dòn, tán bột.
- Thu bắt về cạo rửa cho sạch bằng nước muối, lộn trong ra ngoài, rửa sạch, phơi khô, sấy giòn. Khi dùng ngâm vào nước cho mềm xong xắt mỏng 3-5 ly, sao với gạo nếp cho phồng vàng lên. Tán bột rồi kết hợp với các thuốc khác hoặc làm hoàn, hoặc nấu cháo ăn.
Bảo quản
Bảo quản trong lọ kín, để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, sâu bọ.
Thành phần hóa học
Trong hải sâm có 21,45% protein, 0,27% lipit, 1,37% gluxit và 1,13% tro, trong tro chủ yếu gồm canxi 0,118, photpho 0,22, sắt 0,0014, kali 0,07. Thành phần chủ yếu trong protein là acginin và xystin.
Tác dụng dược lý
- Khả năng chống ung thư: Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy, hải sâm có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư vú, tuyến tiền liệt, gan và tế bào ung thư da. Ở một nghiên cứu khác, DS-echinoside A, một loại triterpene có nguồn gốc từ hải sâm, làm giảm sự lây lan và tăng trưởng của các tế bào ung thư gan ở người.
- Tính kháng khuẩn: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất hải sâm đen ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm E. coli, S.aureus và S.typhi, giúp chống nhiễm trùng huyết. Ngoài ra nó có thể chống lại Candida albicans, đặc biệt đối với người bị suy giảm miễn dịch.
- Khả năng cải thiện gan và tim mạch: Chuột bị tăng huyết áp cho ăn chiết xuất hải sâm trắng đã giảm huyết áp đáng kể, so với những con chuột không được ăn. Chuột bị bệnh gan khi ăn chiết xuất hải sâm đen đã giảm đáng kể tổn thương gan, cũng như cải thiện chức năng gan và thận.
Hải sâm chữa bệnh
Tính vị, quy kinh
Tính vị: vị ngọt, mắn, tính ấm, không độc
Quy kinh: quy vào 2 kinh Tâm và Thận.
Tác dụng
Bổ thận, ích tinh, tráng dương, tư âm, giáng hỏa.
Chủ trị
Trị suy nhược thần kinh, bổ thận, ích tinh tủy, mạnh sinh lý, bổ âm giáng hỏa, tiêu đàm dãi, cầm giảm tiểu tiện, nhuận trường, chữa táo bón, trừ khiếp sợ yếu đuối.
Cách dùng – liều lượng
- Hải sâm thường dùng dưới dạng nướng giòn, nghiền thành bột hoặc dùng chế biến thành nhiều món ăn.
- Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày là 6 – 10 g, mỗi ngày 3 lần, dùng uống kèm nước nóng hoặc rượu để chiêu thuốc và tăng hiệu quả.
Kiêng kị
- Người bệnh lỵ, tiêu chảy, viêm đại tràng, thể tạng đàm thấp (mập phì), hoạt tinh không được dùng Hải sâm.
- Khi đang sử dụng các vị thuốc như Cam thảo, không được sử dụng cùng Hải sâm.
Bài thuốc

- Trị táo bón do hư hỏa
Dùng Hải sâm, Mộc nhĩ, xắt nấu chín, bỏ vào trong ruột heo nấu chín ăn.
- Chữa các bệnh lở loét
Dùng Hải sâm sấy khô, tán thành bột mịn, dùng bôi vào khu vực bệnh.
- Chữa trị suy nhược sút cân, tăng huyết áp
Sử dụng Hải sâm 20 g cùng với gạo nếp 100 g nấu thành cháo, thêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn khi còn ấm, liên tục trong 1 tuần.
- Chữa bệnh lý mãn tính, hưu tức lỵ
Sử dụng Hải sâm sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày.
- Chữa thiếu máu, tốt cho bệnh nhân thiếu máu và phụ nữ sau sinh.
Dùng Hải sâm và Đại táo (đã bỏ hạt), lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng uống 9 g với nước ấm, ngày uống 2 lần.
- Đau lưng do thận hư.
Dùng 30g hải sâm, 60 xương sống lợn, 15g hạt hạnh đào. Ba thứ trên rửa sạch, hầm nhừ và ăn trong nhiều ngày.
- Chữa di tinh
Dùng 50 g Hải sâm, 1 đôi cật dê, 10 g Kỷ tử, 12 g Đương quy, nấu cùng 1 lít nước đến khi nhừ. Mỗi ngày dùng ăn 1 lần, liên tục trong 7 ngày.
- Chữa chứng đái tháo đường
Sử dụng 2 con Hải sam, 1 quả trứng gà, 1 cái tụy lợn, hấp chín và ăn khi còn nóng. Mỗi ngày ăn một lần, liên tục trong 5 – 7 ngày.
Nơi mua bán vị thuốc HẢI SÂM đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc HẢI SÂM ở đâu?
HẢI SÂM là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc HẢI SÂM được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.
Giá bán vị thuốc HẢI SÂM tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang : Gọi 0344198966 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội