Nội dung bài viết
Tên gọi giảo cổ lam:
Tên khác: trường sinh thảo, cỏ thần kỳ, cỏ trường thọ, cây trường sinh, ngũ diệp sâm,…
Tên khoa học: Gynostemma Pentaphyllum, thuộc họ: Bầu bí (tên khoa học là Cucurbitaceae).

Cây giảo cổ lam:
Mô tả:
Thuộc họ thân leo, loài cây này vươn tới khoảng không gian mới nhờ những tua cuốn đơn ở các nách lá.
Lá cây mọc đơn lẻ, có hình dáng tựa như chân vịt, vết xẻ chân vịt sâu đến tận cuống lá. Nhìn qua, chúng ta có thể thấy rõ các gân lá nổi lên, mặt lá nhẵn.
Hoa mọc thành từng cụm, màu trắng sữa và có hình chùy. Những chùm hoa thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 – 5 hàng năm.
Khoảng tháng 6 – 7 là thời gian cây đậu quả. Lúc còn non, quả có màu xanh, đường kính rơi vào từ 5 – 6 mm. Đến tháng 8 – 9, quả chín chuyển dần sang màu đen, to khoảng 1 đốt tay và bên trong có chứa 2, 3 hạt nhỏ.

Thông qua các đặc điểm của lá, giảo cổ lam được chia thành 3 loại:
Giảo cổ lam 3 lá: Đây là loại ít được sử dụng nhất. Chúng thường có 3 lá phần dây leo to nhất. Loại lá này khi pha trà uống không thơm và có vị nhạt hơn các loại khác.
Giảo cổ lam 5 lá: Được đánh giá là loại tốt nhất trong các giống giảo cổ lam. Chúng có mùi thơm nhẹ nhàng như sâm. Khi đem phơi khô lá và sắc pha trà thì uống có vị đắng, nhưng càng về sau càng ngọt thanh trong miệng.
Giảo cổ lam 7 lá: Loại này gần giống giảo cổ lam 3 lá. Tuy nhiên chúng có vị đắng rất khó uống.

Thu hái, sơ chế:
Cây được thu hái chủ yếu vào mùa hè, rửa sạch, phơi khô và cắt ngắn các đoạn thành 2 – 3cm sau đó có thể bảo quản bằng cách phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, giảo cổ lam sẽ được sao vàng.
Bộ phận dùng:
Thân trên mặt đất.
Vị thuốc giảo cổ lam:
Mô tả dược liệu:
Dài 5 – 7 cm, đường kính 1 -2 mm. Dược liệu tốt là loại cuộng nhỏ, mảnh và đều nhau.

Bào chế:
Giảo cổ lam sau khi được thu hái sẽ được cắt khúc khoảng 3 – 5 cm, rửa sạch, phơi hay sấy ở nhiệt độ 40 – 50 độ C.
Bảo quản:
Cho vào túi để bảo quản nơi khô ráo, tránh mốc, mọt để dùng dần.
Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học chính của giảo cổ lam là flavonoit và saponin. Số sapoin của giảo cổ lam nhiều gấp 3 – 4 lần so với nhân sâm. Trong đó, một số có cấu trúc hoá học giống như cấu trúc có trong nhân sâm (ginsenozit). Ngoài ra giảo cổ lam còn chứa các vitamin và các chất khoáng như selen, kẽm, sắt, mangan, phốtpho…
Tác dụng dược lý:
- Hỗ trợ giảm nồng độ mỡ trong máu: Không chỉ còn là trên lý thuyết, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trường sinh thảo có khả năng giảm mỡ máu. Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà khoa học tại một số quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc và cả Việt Nam. Theo đó, hợp chất Saponin trong trà có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu. Đồng thời giúp tái tạo máu, tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2: tác dụng giảo cổ lam được nghiên cứu bởi các chuyên gia tại Đại học Y Hà Nội trong nhiều năm. Kết luận chỉ ra rằng hoạt chất Phanosid trong nó giúp phục hồi chức năng của các tế bào Insulin. Từ đó tăng cường hấp thụ Glucose trong máu, ổn định lượng đường huyết và ức chế bệnh tiến triển.

- Hỗ trợ chức năng cho hệ tim mạch: Lượng lớn Adenosine có trong trường sinh thảo góp phần ngăn ngừa và làm giảm những cơn đau tim đột ngột. Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định huyết áp, cải thiện giấc ngủ.
- Giảm béo, ngăn chặn nguy cơ béo phì: Chắc hẳn không ít bạn thắc mắc uống trà giảo cổ lam có giảm cân không? Câu trả lời là có, không chỉ hỗ trợ giảm cân mà chúng còn có thể ngăn ngừa béo phì. Bởi vị thuốc này giúp đẩy nhanh quá trình oxy hóa chất béo trong cơ thể, ức chế tích tụ mỡ thừa.
- Chống oxy hóa, lão hóa, đẩy lùi các khối u bướu. Các thành phần có ở giảo cổ lam đã chứng minh được tác dụng của chúng trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư, chống oxy hóa. Đặc biệt là các căn bệnh ung thư liên quan đến phổi, gan, bạch cầu và tử cung.
- Hạn chế suy nhược cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch. Một trong những tác dụng của cây giảo cổ lam phải kể đến là khả năng tăng cường sức khỏe, chống lại các tác nhân gây bệnh. Bạn sẽ không còn phải lo lắng đến những vấn đề tim mạch hay huyết áp.
Giảo cổ lam chữa bệnh:
Tính vị quy kinh:
Tính vị: tính hàn, vị đắng và hơi ngọt.
Quy kinh: vào kinh can, phế.

Tác dụng:
Thanh nhiệt giải độc, chỉ ho, trừ đờm.
Chủ trị:
- Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính, viêm gan virus, viêm thận, viêm dạ dày cấp, bệnh tiểu dường, chứng tăng mỡ máu\
Cách dùng:
Ngày dùng từ 15 – 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc có thể tán thành bột thô làm chè hãm uống, hoặc có thể dùng tươi như 1 loại rau.

Bài thuốc:
Giảo cố lam dùng đơn thuần:
- Sắc nước uống:
Với cách này, Cổ yếm sẽ được dùng ở dạng khô. Chúng ta có thể mua nó tại các hiệu thuốc nam. Mỗi lần dùng, chỉ nên lấy khoảng 50 – 70g Giảo cổ lam khô rồi đi sắc với khoảng 2 lít nước. Lấy nước này để dùng thay nước lọc hàng ngày để mang đến tác dụng tốt. Vì bài thuốc rất lành tính, ít gây tác dụng phụ nên những trẻ dưới 12 tuổi cũng có thể áp dụng cách này.
- Dùng trà túi lọc:
Việc sử dụng bằng cách sắc nước uống nhiều khi sẽ làm mất thời gian và không thuận tiện cho bệnh nhân. Do đó, để khắc phục những hạn chế này, chúng ta có thể dùng trà túi vải để thay thế. Chỉ cần lấy khoảng 3 – 5g gói túi lọc để hãm cùng với 1 lít nước để uống hàng ngày là được.
- Sử dụng giảo cổ la, kết hợp với cà gai leo và cây xạ đen:
Sự kết hợp độc đáo giữa ba loại thảo dược trường sinh thảo, cà gai leo và cây xạ đen không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổn thể mà còn giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, bài thuốc này còn giúp hỗ trợ cải thiện một số bệnh lý nguy hiểm như bệnh viêm gan B, đái tháo đường,…
Cách làm đơn giản như sau:
Chuẩn bị 30 gram trường sinh thảo khô, 20 gram cà gai leo, 30 gram xạ đen, 1.5 lít nước đun sôi và 1 bình nhiệt. Cho tất cả các nguyên liệu vào bình giữ nhiệt, đổ nước sôi vào và ủ trong vòng 30 phút là có thể uống

- Chữa đái tháo đường, khát nước nhiều, khô cổ:
Nắp ấm 30g, giảo cổ lam 25g, thiên môn đông 25g. Nấu với 3 lít nước giữ sôi 20 phút. Chia 3-4 lần uống trong ngày, liên tục 1-3 tháng. Theo dõi đường huyết thường xuyên.
Nơi mua bán vị thuốc GIẢO CỔ LAM đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc GIẢO CỔ LAM ở đâu?
GIẢO CỔ LAM là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang không chỉ là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc GIẢO CỔ LAM được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.
Giá bán vị thuốc GIẢO CỔ LAM tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang: gọi tới SDT 0344198966 để biết chi tiết.
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: số 2 ngõ 76 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.