Đỗ trọng

đỗ trọng

1. Tên gọi đỗ trọng

Tên khác: Mộc miên, Ngọc ti bì, Miên hoa, Hậu đỗ trọng, Xuyên đỗ trọng.

Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv

Họ khoa học: Đỗ Trọng (danh pháp khoa học: Eucommiaceae).

đỗ trọng

2. Cây Đỗ trọng

Mô tả cây thuốc

Đỗ trọng là một cây thuốc quý, dạng thân cây gỗ sống lâu năm, hàng năm rụng lá. Cây’ cao . từ 15 – 20m, đường kính độ 33 – 50cm, cành mọc chếch, tán cây hình tròn. Vỏ cây màu xám. Lá mọc cách, hình tròn trứng, phía cuống hình bầu dục hay hình thùy, đuôi lá nhọn, lá xanh có răng cưa; mặt lá nhắn bóng, màu xanh đậm, bóng láng, mặt trái lá non có lông tơ, lúc gìa thì nhẵn bóng không còn lông, có vân vằn, cuống lá có rãnh,không có lá bắc. Cây đực và cây cái khác nhau rõràng, hoa thường ra trước lá hay hoa và lá cùng ra một lúc với hoa, hoa đực có cuống, mọc thành chùm, dùng để làm làm thuốc, hoa cái do hai nhi cái hợp thành, một tâm bì, đầuquả nứt đôi. Quả có cánh mỏng dẹt, ở giữa hơi lồi, trong có một hạt. Hạt dẹt, hai đầu tròn, có thể dùng làm giống. Rễ và vỏ cây có chất keo màu trắng bạc như tơ, bé gãy lá và vỏ cây thấy có những sợi nhựa. Trung Quốc có trồng nhiều. Đỗ trọng đã di thực vào trồng ở Việt Nam, nhưng chưa phát triển.

Thu hái, sơ chế

Sau khi cây trồng được 10 năm, thì chọn những cây to mập để thu hoạch trước.

Vào tháng 4 – 5 hàng năm, lấy cưa cưa đứtchung quanh vỏ cây thành những đoạn dài ngắn tùy ý, rồi dùng dao rạch dọc thân cây thành từng miếng để bóc vỏ cho dễ. Để cho cây không bị chết mà vẫn giữ nguyên tình trạng của rừng cây, khi bóc vỏ chỉ bóc 1/3 vỏ ở chung quanh cây, đề giữ cho cây tiếp tục sinh trưởng sau mấy năm vỏ ở chỗ bóc đó đã liền lại như cũ, lúc đó lại có thể tiếp tục bóc. Vỏ bóc về đem luộc nước sôi rồi trải ở chỗ bằng phẳng dưới có lót rơm, bên trên nén chặt làm cho vỏ phẳng, chung quanh lấy rơm phủ kín để ủ cho nhựa chảy ra. Sau đó độ một tuần, lấy ra một miếng để kiểm tra, nếu thấy vỏ có màu tím, thì có thể dỡ ra đem phơi, cạo thật sạch lớp vỏ bên ngoài, làm cho vỏ thật nhẵn bóng, cuối cùng cắt thành từng miếng ý muốn.

Bộ phận dùng

Vỏ của cây.

3. Vị thuốc Đỗ trọng

– Mô tả vị thuốc

Vỏ cây dày, ít sù sì, sắc nâu đen, bẻ ra thấy nhiều tơ trắng, dai, óng ánh là tốt.

Bào chế

Có thể bào chế đỗ trọng theo những cách sau đây:

+ Tẩm với rượu 40 độ trong vòng 2 giờ, sau đó sao vàng đến khi tơ đứt là được.

+ Cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, sau đó thái thành từng miếng mỏng, tẩm với nước muối sao cho đứt tơ là dùng được.

+ Gọt bỏ vỏ bên ngoài, với 1kg dược liệu thì đem tẩm với 40g sữa tô và 120g mật ong.

+ Rửa cho sạch, cạo lớp vỏ ngoài rồi cắt thành miếng nhỏ, dùng sống hoặc ngâm rượu.

Bảo quản

Đỗ trọng dễ bị mọt và biến chất. Vì vậy cần bảo quản ở nơi cao và khô ráo.

Thành phần hóa học

Vỏ được nhiều người nghiên cứu để sử dụng chất nhựa của nó có tính chất như cao su.

Trong vỏ cây có 3 – 7% chất có tính chất của gutta pecka. Trong lá có 2%, trong quả có 27,34%. Ở nhiệt độ 45 – 700, chất gutta pecka có tính chất dẻo rất cao. Chúng có khả năng chịu nước biển và độ cách điện cũng cao. Do đó được dùng làm vật cách điện và để bọc dây điện ngầm dưới biển.

Ngoài chất như gutta pecka trong đỗ trọng có chứa chất màu, chất anbumin, chất béo, tinh dầu và muối vô cơ.

Trong lá có tanin và nhựa. không có ankaloit. Dù sao hoạt chất cũng chưa rõ.

– Tác dụng dược lý

+ Chiết xuất từ dược liệu này có thể ức chế sự tiến triển của viêm xương khớp.

+ Khả năng bảo vệ thần kinh mạnh mẽ, có khả năng có thể được áp dụng trong phòng ngừa hoặc điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer .

+ Đỗ trọng đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ sụn ở chuột bị viêm xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

4. Đỗ trọng chữa bệnh

– Tính vị, quy kinh

Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, có tính ôn và không độc.

Quy vào kinh Can và Thận

Tác dụng

+ Bổ trung, ích tinh khí, kiện cân cốt, cường chí (Bản Kinh).

+ Nhuận can táo, bổ can hư (Bản Thảo Bị Yếu).

+ Bổ can, thận, cường cân cốt, an thai (Trung Dược Học).

+ Ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, an thai (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Hư nhược mà mình cứng đơ đó là do phong làm thắt lưng không cử động được, cần phải thêm Đỗ trọng (Dược Tính Bản Thảo).

+ Đỗ trọng trị Thận suy làm thắt lưng và cột sống co rút (Nhật Hoa ChưGia Bản Thảo).

+ Đỗ trọng nhuận được can táo, bổ can kinh sinh ra chứng hư phong (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Đỗ trọng có thể làm cho xương cốt dẻo dai (Dụng Pháp Tượng Luận).

Chủ trị

+ Trị âm nang ngứa chảy nước, tiểu gắt, lưng đau (Bản Kinh).

+ Trị chân đau nhức không muốn bước (Biệt Lục).

+ Trị lưng gối đau nhức, vùng bìu dái lở ngứa, âm hộâ ngứa, tiểu són, có thai bị rong huyết, trụy thai (Bản Thảo Bị Yếu).

+ Trị chứng thận hư, lưng đau, liệt dương, thai động, thai lậu, trụy thai (Trung Dược Học).

+ Trị cột sống đau nhức, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, thai động, Rong kinh, đầu đau, chóng mặt do thận hư (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Cách dùng – liều lượng

Có thể sử dụng đỗ trọng ở dạng thuốc sắc, ngâm với rượu, cao lỏng, hoặc tán mịn thành bột rồi làm thành hoàn sử dụng uống mỗi ngày từ 10 – 15 gram.

Kiêng kị

+ Ghét Huyền sâm, Xà thoái (Bản Thảo Kinh Giải).

+ Không phải Can Thận hư hoặc âm hư hỏa vượng: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Âm hư có nhiệt: dùng thận trọng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Bài thuốc

+ Trị mồ hôi trộm sau khi bị bệnh, chảy nước mắt sống

Đỗ trọng, Mẫu lệ, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 20g với nước lúc ngủ

+ Trị phong lạnh làm thương tổn thận, gây đau thắt lưng, đau cột sống do hư

Đỗ trọng 640g, xắt, sao với 2 thăng rượu, ngâm trong 10 ngày, ngày uống 3 lần

+ Trị có thai 2 – 3 tháng mà bị động thai, ngang lưng đau như sáp sẩy thai

Đỗ trọng (tẩm nước Gừng, sao cho đứt tơ), Xuyên tục đoạn (tẩm rượu). Tán bột. Dùng nhục Táo nẫu kỹ lấy nước trộn thuốc bột làm thành viên, uống với nước cơm

+ Trị thắt lưng đau do thận hư

Đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng với sữa tô 1 cân, chia làm 10 thang, Mỗi đêm lấy 1 thang ngâm với 1 thăng nước cho tới canh năm, sắc còn 3 phần, giảm còn 1, lấy nước, bỏ bã, rồi lấy 3 – 4 cái thận dê, xắt lát bỏ vào sắc tiếp, bỏ tiêu muối vào như nấu canh uống lúc đói

+ Trị lưng đau do thận hư: dùng phối hợp với các vị thuốc bổ thận khác

–  Nếu thận dương hư, dùng Thục địa 26g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 10g, Câu kỷ tử 12g, Đương quy 16g, Thỏ ty tử 12g, Phụ tử 6g, Nhục quế 8g, Đỗ trọng 12g, Lộc giác giao 10g, sắc uống hoặc dùng mật chế làm hoàn

– Nếu thận âm hư: dùng: Sinh địa 16g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 12g, Thỏ ty tử 12g, Câu kỷ tử 16g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng 12g, Cẩu tích 12g, Nhục thung dung 12g, sắc uống hoặc chế với mật làm hoàn

+ Trị quen hư thai, hoặc có thai cứ tới 4 – 5 tháng là hư.

Trước có thai 2 tháng, lấy 320g Đỗ trọng, Lấy gạo nếp sắc lấy nước ngâm Đỗ trọng cho thấm rồi sao cho hết tơ, dùng 80g Tục đoạn tẩm rượu sấy khô, tán bột, lấy Sơn dược 200-240g, tán bột làm hồ, rồi viên với các thứthuốc trên, to bằng hạt Ngô đồng lớn, mỗi lần uống 5- 10 viên lúc đói

+ Trị các loại bệnh sau khi sinh (sản hậu) hoặc thai không yên

Đỗ trọng bỏ vỏ thô ngoài, để trên tấm ngói sấy khô, bỏ vào cối gỗ,gĩa nát, nấu Táo nhục cho thật nhừ,trộn thuốc bột làm viên to bằng hạt Ngô đồng lớn, mỗi lần uống l viên với nước cơm, ngày 2 lần

+ Trị liệt dương, Di tinh do thận hư

Lộc nhung 80g, Đỗ trọng 160g, Ngũ vị tử 40g, Thục đia 320g, Mạch môn đông, Sơn dược, Sơn thù nhục, Thỏ ty tử, Ngưu tất, Câu kỷ tử, mỗi thứ 160g

+ Trị lưng đau do thận hư, tay chân tê mỏi, không có sức

Đỗ trọng, Ngưu tất, Thỏ ty tử, Nhục thung dung, Hồ lô ba, Bổ cốt chỉ, Đương quy, Tỳ giải, Bạch tật lê, Phòng phong, mỗi thứ 2 phần, Nhục quế 1 phần, Thận heo 1 cặp (nấu chín, quết nhuyễn). Trộn lại, hoàn với mật ong, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần với nước

+ Trị thắt lưng đau do thận hư kèm phong hàn

Đỗ trọng, Đơn sâm, mỗi thứ 12g, Xuyên khung 6g, Quế tâm 4g, Tế tân 6g. Ngâm rượu, uống

+ Trị đàn bà có thai quen dạ đẻ non

Đỗ trọng (sống) 40g, Xuyên tục đoạn 12g, Đại táo 40 trái. Sắc uống

+ Trị quen dạ đẻ non

Đỗ trọng (sao), Tục đoạn, Tang ký sinh, Bạch truật (sao đất sét), mỗi thứ 20g, A giao châu, Đương quy, mỗi thứ 12g, Thỏ ty tử4g. Sắc uống

+ Trị huyết áp cao

Đỗ trọng (sống), Hạ khô thảo mỗi thứ 80g, Đơn bì, Thục địa, mỗi thứ 40g, tán bột làm viên, mỗi lần uống 12g, ngày 2 – 3 lần, với nước

+ Trị huyết áp cao

Đỗ trọng, Tang ký sinh, mỗi thứ 16g, Mẫu lệ (sống) 20g, Cúc hoa, Câu kỷ tử, mỗi thứ 12g. Sắc uống

+ Trị thắt lưng đau do thận hư, yếu từ thắt lưng xuống chân

Đỗ trọng, Ngưu tất, Câu kỷ tử, Tục đoạn, Bạch giao, Địa hoàng, Ngũ vị tử, Thỏ ty tử, Hoàng bá, Sơn dược

+ Trị liệt dương, Di tinh

Lộc nhung 80g, Đỗ trọng 160g, Ngũ vị tử 40g, Thục địa 230g, Mạch môn, Sơn dược, Sơn thù, Thỏ ty tử, Ngưu tất, Câu kỷ tử, mỗi thứ 18Og, tán bột mịn, trộn với mật làm hoàn, mỗi lầnuống 12g, ngày 2 lần với nước muối nhạt

+ Trị phụ nữ có thai dọa sẩy thai, động thai

Đỗ trọng sống 40g, Xuyên tục đoạn 12g, Sơn dược 20g, Cam thảo 4g, Đại táo 20 quả, sắc uống

+ Trị sẩy thai nhiều lần

Tục đoạn, Đỗ trọng (sao), Tang ký sinh, Bạch truật (sao), A giao, Đỗ trọng, mỗi thứ 12g, Thỏ ty tử 4g, sắc nước uống

+ Trị đau dây thần kinh tọa

Đỗ trọng 30g nấu với thịt thăn heo trong 30 phút, bỏ Đỗ trọng, ăn thịt heo mỗi ngày 2 lần, liệu trình 7- 10 ngày, tác giả chữa 6 ca kết quả tốt

********************

Nơi mua bán vị thuốc ĐỖ TRỌNG đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc ĐỖ TRỌNG BÌ  ở đâu?

ĐỖ TRỌNG là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang  không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc ĐỖ TRỌNG được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn ACKK.

Giá bán vị thuốc ĐỖ TRỌNG tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang  : 180.000vnd/kg

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội

+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.