Dây thuốc cá

Dây thuốc cá

Tên gọi

  • Tên khác: Dây cát, dây mật, lầu tín, dây duốc cá, dây cóc
  • Tên khoa học: Millettia pachyloba Drake
  • Họ: thuộc họ Cánh bướm ( danh pháp khoa học: Fabaceae)

Vị thuốc Dây thuốc cá

Mô tả cây thuốc

Dây thuốc cá là một loại dây leo khoẻ có thân dài 7-10m, lá kép gồm 9-13 lá chét, mọc so le, dài 25-35cm, lá chét lúc đầu mỏng, sau dai dày, hình mác, đầu nhọn, phía dưới tròn. Hoa nhỏ, trắng hoặc hồng. Quả loại quả đậu, dẹt, dài 4-8cm, có lông.

Dây thuốc cá

Phân bố

Dây thuốc cá thường mọc hoang nhiều ở các nước Indonexia, Malaixia, Ấn Độ và Việt Nam. Hiện nay, dược liệu này được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam của nước ta như Bạc Liêu, Phú Quốc, Cà Mau, Trà Vinh,…

Bộ phận dùng

Rễ của cây thuốc cá được dùng làm dược liệu

Dây thuốc cá

Thu hái, sơ chế

Thu hoạch cây sau hai năm trồng. Khi thu hoạch thì lấy hết các rễ nhỏ, vì rễ càng nhỏ lượng hoạt chất càng cao. Hoạt chất trong rễ cao nhất vào các tháng thứ 23-27 sau khi trồng.

Bào chế

Đem rễ dây thuốc cá rửa sạch rồi phơi khô

Bảo quản

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

  • Rễ dây thuốc cá chứa khoảng 10 – 12% nước, 2 – 3% chất vô cơ và một số hoạt chất khác như đường, tinh bột, chất nhựa và tanin. Ngoài ra, rễ dược liệu này còn chứa hoạt chất rotenon. Đây là những tinh thể hình làng rotenon nhân isollavon, không màu, hầu như không tan trong nước nhưng hơi tan trong ete, cồn và tan nhanh trong benzen, axeton và clorofoc.
  • Rotenon trong dung môi hữu cơ khi chuyển ra ánh sáng, chúng sẽ chuyển ra màu vàng và sang đỏ để thành chất dehydrotenon bền vững, gây độc. Tuy nhiên, khi ở trong môi trường kiềm, dung dịch này không vững bền.

Tác dụng dược lý

  • Dây duốc cá thường được nhân dân vùng Đông Nam Á sử dụng liều nhỏ với mục đích làm thuốc cho cá bị say, giúp việc đánh bắt dễ dàng hơn. Ngoài ra, các hoạt chất chứa trong dược liệu này còn có tác dụng làm thuốc trừ sâu.
  • Bên cạnh đó, thuốc còn giúp làm tê liệt ấu trùng sâu bọ và ruồi. Còn đối với người và động vật máu nóng, thuốc duốc cá không gây độc tính qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu dùng theo đường tiêm mạch máu có thể gây tê liệt, chết ngạt.

Ứng dụng lâm sàng của Dây thuốc cá

  • Đối với gia súc và người

Dùng rễ cây thuốc cá làm thuốc tẩy giun , tuy nhiên rễ loại cây này cũng ít được lựa chọn so với các loại thuốc tẩy giun khác. Bên cạnh đó, còn dùng chữa bệnh ghẻ dưới dạng thuốc mỡ.

Ở một số vùng, người ta dùng dây thuốc cá tươi quấn lại thành vòng và treo trêm sừng của những con trâu bị dòi hay ký sinh trùng ký sinh. Khi nghe mùi thuốc, dòi tự đi.

  • Đối với cá

Sử dụng một ít rễ cây thuốc cá đem giã nhỏ và thả bột vào nước. Sau khoảng vài giờ, cá bị chất rotenon có trong thuốc gây tê và nghẹt thở. Sau đó, bắt cá bỏ vào trong nước sạch, cá sẽ sống lại.

Cách sử dụng rễ cây thuốc cá diệt cá thường được khuyến cáo dùng trong trường hợp loại bỏ cá tạp trong ao nuôi tôm. Bởi dược liệu này ít tốn kém và ít gây ảnh hưởng đến môi trường như thuốc hóa học.

  • Trừ côn trùng

Dùng dây thuốc cá tiêu diệt côn trùng như mối, gián, mọt và mối. Đối với những loại sâu bọ có vỏ cứng nên dùng thuốc có liều gấp hai và ba.

Độc tính của Dây thuốc cá

Độc tính cấp

Tổ chức Y tế Thế giới xếp dây thuốc cá thuộc loại chỉ có hại ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên rotenone khi được sử dụng với liều lượng lớn có thể gây tử vong cho người và các loại động vật có vú khác mặc dù điều này là rất hiếm. Lý giải cho điều này, các nhà nghiên cứu thấy rằng một lượng rotenone được phân hủy hiệu quả bởi gan.

Rotenone khi được bào chế dưới dạng cô đặc có độc tính cao. Các tác động trên cơ thể bao gồm viêm kết mạc, viêm da, đau họng, sung huyết. Nếu nuốt phải sẽ gây ra các tác động từ kích ứng nhẹ đến nôn mửa. Nếu hít phải có thể làm khó thở, sau đó là suy nhược và co giật. Liều gây chết người qua đường miệng ước tính từ 300 đến 500 mg / kg. Đối với hầu hết các động vật thí nghiệm, rotenone dạng bột mịn khi hít phải hoặc dạng dung dịch tiêm tĩnh mạch đều có độc tính cao hơn nhiều lần so với dùng đường uống.

 Độc tính lâu dài của dây thuốc cá

  • Gây chậm phát triển và nôn mửa

Khi cho những con chuột ăn bột dây thuốc cá với liều 2,5-50 mg/kg trong 2 năm thì thấy chúng không có sự phát triển về thể chất. Các nhà nghiên cứu cho rằng  với liều thấp nhất là 2,5 mg/kg rotenone có khả năng gây ức chế sự phát triển trên chuột. Những con chó được cho ăn bột cây này với liều thấp trong 28 ngày thì bị nôn mửa và tiết nhiều nước bọt. Trong sáu tháng tiếp theo chúng giảm tiêu thụ thức ăn và giảm tăng trọng. Khi chúng chết, người ta quan sát thấy rất nhiều tổn thương mảng xuất huyết ở ruột non.

  • Gây quái thai

Những con chuột mang thai được cho ăn 10 mg/kg  cây thuốc cá đến ngày thứ 15 của thai kỳ. Một số lượng lớn chuột mẹ chết do độc tính của rotenone trong cây và thai của chúng cũng hấp thu rất nhiều độc tố. Nhóm chuột khác được cho ăn một lượng 5 mg/kg đã tạo ra một số lượng đáng kể con non bị dị tật xương. Ở liều 2,5 mg/kg không gây độc cho chuột mẹ hoặc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai. Không có đủ thông tin để kết luận về khả năng rủi ro sinh sản cho con người.

  • Gây ung thư và độc ở nội tạng

Rotenone khi dùng ở liều 1,7 mg/kg trong 42 ngày làm gia tăng khối u tuyến vú trên chuột.  Nhiễm độc mãn tính chất này có thể tạo ra những thay đổi ở gan và thận trên chuột.

Dây thuốc cá là loại cây được biết đến như một thuốc trừ sâu sinh học, có độc tính trên các loại cá và một số loại sâu. Rotenone là thành phần chính  và cũng là thành phần gây độc chủ yếu của cây này. Chưa có nhiều báo cáo về tử vong do độc tính của cây thuốc cá trên người.

Các nhà khoa học cho rằng cơ chế bảo vệ của cơ thể  là nhờ vào sự phân hủy tại gan và hấp thu chậm trong ruột. Tuy nhiên nếu hít phải hoặc uống phải một lượng lớn sẽ gây nôn ói dữ dội, sung huyết niêm mạc và có thể gây tử vong. Vì vậy con người nên cẩn trọng khi sử dụng loại cây này.

Nơi mua bán vị thuốc DÂY THUỐC CÁ đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc DÂY THUỐC CÁ ở đâu?

DÂY THUỐC CÁ là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang  không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Các vị thuốc được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn.

Giá bán các vị thuốc tại Phòng khám Đông y An Chánh Kiện Khang : Gọi 0344198966 để biết chi tiết

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: 2/76 Trung Văn Nam Từ Liêm Hà Nội