Đạt nguyên ẩm

đạt nguyên ẩm

Nguồn gốc bài thuốc Đạt nguyên ẩm

Tác giả: Ngô Hựu Khả

Xuất xứ: Ôn dịch luận

Bài thuốc Đạt nguyên ẩm nguyên bản

Thành phần

Binh lang 6 – 8g

Thảo quả 2 – 4g

Thược dược 4 – 8g

Hậu phác 4 – 6g

Tri mẫu 4 – 8g

Hoàng cầm 4 – 8g

Cam thảo 2 – 4g

  • Cách dùng: sắc nước uống.
đạt nguyên âm

Công dụng

Khai đạo mô nguyên, thanh uế hoá trọc.

Chủ trị

Trị bệnh ôn dịch giai đoạn đầu, bệnh ngược tật tà phục ở mô nguyên (tức là phần bán biểu bán lý của cơ thể).

Phân tích bài thuốc

Chứng trạng đặc điểm để dùng phương này là chất lưỡi đỏ, mà rêu trắng dày, như tích phấn. Đó là chứng “thấp bức nhiệt phục” nên dùng Binh lang, Hậu phác, Thảo quả. Ba vị này khí vị tân liệt, năng sát trùng, phá kết, táo thấp, giải trọc khí (chất vẩn đục) nên cắt được cơn sốt, trừ được chướng khí. Vì sốt cao thương tân, có chứng lưỡi đỏ miệng khô nên cho Hoàng cầm, Tri mẫu, Thược dược để thanh nhiệt bảo tân (bảo vệ chất nước) phụ trợ lương huyết hòa huyết. Cam thảo điều hòa chư dược.

Vị thuốc Binh lang
Vị thuốc Thảo quả

Gia giảm

  • Nếu sườn đau, ù tai, vừa nóng vừa lạnh, nôn mồm đắng, tức nhiệt tà thịnh ở kinh Thiếu dương, gia thêm Sài hồ, nếu lưng gáy đau tà thịnh ở kinh Thái dương gia thêm Khương hoạt. Nếu hố mắt đau, mũi khô khó ngủ, tức tà thịnh ở kinh Dương minh gia Cát căn.
  • Trường hợp đàm thấp gây nên ngực bụng đầy tức, bần thần khó chịu, váng đầu, cơn sốt rét cách nhật, rêu lưỡi dày. Bỏ Tri mẫu, Thược dược gia Sài hồ, Chỉ xác, Thanh bì, Cát cánh, Cành lá sen để hành khí hóa thấp, trừ đờm gọi là bài SÀI HỔ ĐẠT NGUYÊN ẨM ( Thông tục thương hàn luận).
  • Trường hợp cảm cúm, lạnh nhiều nóng ít, ngực bụng đầy tức, mình mẩy nặng nề, rêu lưỡi dày nhớt tức là chứng thấp nặng hơn nhiệt bỏ Bạch thược, Tri mẫu gia Bội lan, Nhân trần cao để hóa thấp, nếu lạnh ít nóng nhiều kéo dài, sốt nặng về chiều bỏ Binh lang gia Bạch vi hoặc Chi tử để thoái nhiệt.

Ứng dụng thực tế

Ứng dụng Đạt nguyên ẩm trong lâm sàng

Bài thuốc chủ trị chứng ôn dịch, ngược tật phục tà ở mô nguyên. Triệu chứng thường thấy là : sốt cao, rét run, lên cơn ngày 1 lần hoặc 3 lần, không cố định thời gian, ngực sờn đầy tức đau, đầu bứt rứt, mạch huyền sác, bờ lưỡi đỏ thẩm, rêu trắng dày như bôi phấn.

Số liệu thực tế trong hiệu quả điều trị

  • Trị sốt rét: Dùng bài này thêm Sài hồ, Thường sơn, Bán hạ, có kết quả tốt (Thực dụng trung y nội khoa học – Khoa học Kỹ thuật Thượng Hải).
  • Trị sốt cao: Dùng trị thấp trọc uất bế gây nên sốt cao. Sốt trước, sợ lạnh, kèm dấu hiệu thấp trọc, có hiệu quả tốt (Thượng Hải trung y học tạp chí 11, 1983),
  • Trị cúm: Trị 64 ca. Người bệnh sốt, uể oải, đau đầu nhiều, toàn thân đau nhức, rêu lưỡi trắng nhờn, lưỡi dày nhớt, vàng nhớt hoặc rêu lưỡi trắng như phấn. Kết quả: Đều khỏi (Sơn Đông trung y dược 6, 1984).
  • Trị lâm chứng (tiểu buốt, tiểu gắt…): Dùng bài này có kết quả tốt (Hà Nam trung y tạp chí 2, 1982).
  • Trị mất ngủ: Trị 30 ca. Tiểu nhiều, dùng Tân lang sao. Kết quả: đều khỏi. Rất thích hợp với chứng mất ngủ do Tỳ Vị bất hoà, đờm nhiệt quấy nhiễu bên trong (Trung y tạp chí 3, 1984)

Tham khảo

Ngô Hựu Khả: ‘Xét Tân lang hay tiêu, hay mài mòn, trừ phục tà, là vị thuốc sơ lợi, lại trừ trướng khí ở miển Lĩnh Nam (Trung Quốc); Hậu phác phá khí độc kết tụ; Thảo quá cay nổng, khí mạnh, trừ phục tà uất kết ở chỗ khuất khúc. Ba vị hợp lực, xông thẳng tới sào huyệt, đánh tà khí tan võ, mau chóng hổi phục mạc (mô) nguyên, vì thế gọi là ‘Đạt nguyên’. Nhiệt làm thương tổn tân dịch, thêm Tri mẫu để tư âm, nhiệt thương vinh khí, thêm Bạch thược để hoà huyết; Hoàng cầm thanh táo nhiệt dư còn lại; Cam thảo điều hoà trung tiêu. Bốn vị sau chỉ là vị thuốc điều hoà, như khát thì uống nước, chứ không phải là các vị trị bệnh.

Nếu sườn đau, tai điếc, nóng rét, nôn mà miệng đắng, đó là tà nhiệt tràn sang kinh Thiếu dương, thêm Sài hồ 4g. Nếu thắt lưng, lưng và gáy đau là tà nhiệt tràn sang kinh Thái dương, bài này thêm Khương hoạt 4g. Nếu mắt đau, xương lông mày đau, quầng mắt đau, mũi khô, không ngủ, là tà nhiệt tràn sang kinh Dương minh, dùng bài này thêm Can cát 4g (Ôn dịch luận).

Nguyên nhân cơ chế phát bệnh của chứng ôn dịch, Ngô Hựu Khả cho rằng: Dịch là cảm phải lệ khí trong trời đất… tà khí từ miệng mũi mà vào, thì chỗ chiếm đóng của tà khí, trong không ở tạng phủ, ngoài không ở kinh lạc, nấp trong khoảng thăn thịt, cách biểu không xa, gần bên ở vị, là chỗ ranh giới giữa trong và ngoài, là chỗ bán biểu bán lý, sách ‘Nội kinh’ ghi: “Ngang liền với mô nguyên” , vì vậy có chứng nóng lạnh qua lại, giống như chứng sốt rét. Nhưng vì ôn dịch thường hiệp với thấp trọc đờm trệ uất kết lại cản trở bên trong, cho nên tà khí, trọc khí cùng cản trở biểu khí không được thông, lý khí không được đạt, cho nên lại thấy các chứng ngực đầy, nôn mửa, rêu lưỡi bẩn nhờn. Cách chữa trị là không được phát hãn cũng không được hạ. Ngô Hựu Khả nói: “Tà không ở kinh, phát hãn thì chỉ hại khí ở biểu, nóng cũng không bớt, tà không ở lý, hạ thì chỉ hại đến vị khí mà khát càng thịnh lên” . Nên dùng những thứ thuốc khai thông mô nguyên, trừ uế hoá trọc, (làm sao để thuốc) đến ngay sào huyệt (ổ bệnh) làm cho tà khí tan vỡ ra, mau ra khỏi mô nguyên”. Từ đó làm cho tà hết, bệnh khỏi. Còn vế cách vận dụng biến hoá của bài này, Ngô Hựu Khả chú thích rằng: “Nếu sườn đau, tai điếc, nóng rét, nôn mà miệng đắng, đó là nhiệt tà tràn vào Thiếu dương kinh, dùng bài này, thêm Sài hồ 4g; lưng gáy đau, đó là nhiệt tà tràn vào đến Thái dương kinh, dùng bài này thêm Khương hoạt 4g; nếu xương chân mày đau, quầng mắt đau, mũi khô, không ngửi thấy mùi, đó là nhiệt tà tràn vào Dương minh kinh, dùng bài này thêm Cát căn 4g. Đờm thấp thành sốt rét cũng theo mô nguyên mà phát ra, cho nên thường dùng bài này để trị sốt rét (Thượng Hải phương tễ học).

Lưu ý khi sử dụng

  • Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả
  • Bạch thược phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm – không được dùng chung với Lê lô
  • Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ mới dùng

Tham khảo mua bán bài thuốc

(Chương trình dành riêng cho đồng nghiệp giúp mua được bài thuốc đủ vị và chất lượng tốt)

Bài thuốc Đạt nguyên ẩm gồm các vị thuốc là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn, và được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng theo chuẩn Dược điển Việt Nam.

Giá bán Bài thuốc Đạt nguyên ẩm (Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam) tại Phòng khám An Chánh Kiện Khang : gọi 0344.198.966 để báo giá

Tùy theo thời điểm, giá bán có thể thay đổi.

Cách thức mua:

+Trước khi mua khách hàng nhất thiết phải có sự tư vấn của của các bác sĩ, hoặc gọi 0344.198.966  để được chúng tôi khám bệnh trước khi dùng thuốc

+Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám

+Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện, khi nhận được thuốc khách hàng mới phải thanh toán ( gọi 0344.198.966 – Hỗ trợ phí vận chuyển khi mua từ 1,5 triệu vnđ trở lên).

+Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, Chúng tôi có thể bào chế bài thuốc này thành thuốc sắc sẵn vô trùng, thuốc hoàn tán, thuốc cô đặc…